QUYỂN VI BỘ GIÁO LUẬT
được ban hành ngày 23/05/2021 theo Tông hiến Pascite Gregem Dei của Đức Thánh Cha Phanxicô
(Do Lm. Giuse Đỗ Đức Dũng, SDB, chuyển ngữ)
QUYỂN VI: CHẾ TÀI HÌNH SỰ TRONG HỘI THÁNH
PHẦN I: TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT NÓI CHUNG
ĐỀ MỤC I
VIỆC PHẠT CÁC TỘI PHẠM VÀ TỘI PHẠM NÓI CHUNG
được ban hành ngày 23/05/2021 theo Tông hiến Pascite Gregem Dei của Đức Thánh Cha Phanxicô
(Do Lm. Giuse Đỗ Đức Dũng, SDB, chuyển ngữ)
QUYỂN VI: CHẾ TÀI HÌNH SỰ TRONG HỘI THÁNH
PHẦN I: TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT NÓI CHUNG
ĐỀ MỤC I
VIỆC PHẠT CÁC TỘI PHẠM VÀ TỘI PHẠM NÓI CHUNG
Điều 1311
§ 1. Giáo Hội có quyền bẩm sinh và riêng biệt cưỡng chế các Kitô hữu đã phạm pháp bằng những chế tài hình sự.
§ 2. Trong Giáo Hội, ai chủ toạ, thì người ấy phải giữ gìn và thăng tiến thiện ích của chính cộng đoàn và của từng tín hữu, với đức ái mục tử, với mẫu gương sống, với lời tư vấn và khuyên nhủ và, nếu cần thiết, cũng phải dùng tới sự tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, theo như mệnh lệnh luật định, vốn luôn phải được áp dụng với sự hợp tình hợp lý của giáo luật, và lưu tâm đến sự tái lập công lý, sự chỉnh đốn kẻ phạm pháp và sửa chữa gương xấu.
Điều 1312
§1. Những chế tài hình sự trong Giáo Hội là:
10 Các dược hình hay vạ, được liệt kê trong các điều 1331-1333;
20 Các thục hình được nói đến ở điều 1336.
§2. Luật còn có thể thiết lập những hình phạt thục tội khác khiến cho người Kitô hữu không được hưởng một lợi ích thiêng liêng hay vật chất nào đó, và phải là những hình phạt thục tội phù hợp với mục đích siêu nhiên của Giáo Hội.
§3. Ngoài ra, còn được dùng những dược hình và những việc Sám Hối, nói tới ở các điều 1339 và 1340, những dược hình đặc biệt là để ngăn ngừa tội phạm, còn việc Sám Hối đúng hơn là để thay thế hay gia tăng một hình phạt.
§ 1. Giáo Hội có quyền bẩm sinh và riêng biệt cưỡng chế các Kitô hữu đã phạm pháp bằng những chế tài hình sự.
§ 2. Trong Giáo Hội, ai chủ toạ, thì người ấy phải giữ gìn và thăng tiến thiện ích của chính cộng đoàn và của từng tín hữu, với đức ái mục tử, với mẫu gương sống, với lời tư vấn và khuyên nhủ và, nếu cần thiết, cũng phải dùng tới sự tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, theo như mệnh lệnh luật định, vốn luôn phải được áp dụng với sự hợp tình hợp lý của giáo luật, và lưu tâm đến sự tái lập công lý, sự chỉnh đốn kẻ phạm pháp và sửa chữa gương xấu.
Điều 1312
§1. Những chế tài hình sự trong Giáo Hội là:
10 Các dược hình hay vạ, được liệt kê trong các điều 1331-1333;
20 Các thục hình được nói đến ở điều 1336.
§2. Luật còn có thể thiết lập những hình phạt thục tội khác khiến cho người Kitô hữu không được hưởng một lợi ích thiêng liêng hay vật chất nào đó, và phải là những hình phạt thục tội phù hợp với mục đích siêu nhiên của Giáo Hội.
§3. Ngoài ra, còn được dùng những dược hình và những việc Sám Hối, nói tới ở các điều 1339 và 1340, những dược hình đặc biệt là để ngăn ngừa tội phạm, còn việc Sám Hối đúng hơn là để thay thế hay gia tăng một hình phạt.
ĐỀ MỤC II
LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỆNH LỆNH HÌNH SỰ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỆNH LỆNH HÌNH SỰ
Điều 1313
§1. Nếu luật được thay đổi sau khi tội đã phạm thì phải áp dụng luật nào lợi hơn cho phạm nhân.
§2. Nếu luật sau bãi bỏ một luật, hay chỉ bãi bỏ một hình phạt, thì hình phạt này chấm dứt tức khắc.
Điều 1314
Thường thường, hình phạt là hậu kết (ferendae sententiae), nghĩa là tội nhân không phải chịu hình phạt bao lâu chưa bị tuyên kết; còn hình phạt là tiền kết (latae sententiae), nghĩa là phạm nhân phải chịu hình phạt do chính sự kiện đã phạm tội, nếu luật và mệnh lệnh minh nhiên ấn định như thế.
Điều 1315
§1. Người nào có quyền ban hành những luật hình sự, thì cũng có thể thêm một hình phạt thích hợp để củng cố luật Chúa.
§2. Nhà lập pháp cấp dưới, lưu tâm đến điều 1317, cũng có thể:
1° củng cố một luật do cấp trên ban hành bằng một hình phạt thích hợp, lưu tâm đến thẩm quyền của mình xét về lãnh thổ và con người,
2° thêm những hình phạt vào hình phạt đã ấn định bởi luật phổ’ quát đối với một số tội phạm;
3° ấn định hay bắt buộc một hình phạt mà luật phổ’ quát chỉ ấn định chưa rõ rệt hay để tuỳ nhận định.
§3. Chính luật có thể xác định một hình phạt, hay để cho thẩ’m phán thận trọng cân nhắc xác định.
Điều 1316
Các Giám Mục Giáo Phận phải liệu sao để trong một nước hay một miền, những luật hình sự được đồng nhất với nhau trong mức độ có thể.
Điều 1317
Chỉ nên thiết lập các hình phạt theo mức độ thực sự cần thiết để hỗ trợ kỷ luật Giáo Hội một cách thích hợp hơn. Tuy nhiên, luật địa phương không thể thiết lập hình phạt thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1318
Không được ấn định những hình phạt tiền kết, trừ khi một vài tội phạm đặc biệt cố tình phạm có thể gây ra một gương xấu nặng nề hoặc khi những hình phạt hậu kết không thể trừng phạt những tội phạm đó cách hữu hiệu; tuy nhiên, chỉ nên thiết lập các vạ, nhất là vạ tuyệt thông, một cách hết sức hạn chế và chỉ áp dụng cho những tội phạm rất nặng.
Điều 1319
§1. Do quyền lãnh đạo, một người có thể áp đặt những mệnh lệnh ở toà ngoài đến mức độ nào, theo những quy định ở các điều 48-58, thì bằng mệnh lệnh cũng có thể dùng những hình phạt nhất định để ngăm đe đến mức độ ấy, trừ những thục hình vĩnh viễn.
§2. Nếu, sau khi đã cân nhắc cẩ’n thận sự việc, cần phải áp đặt một mệnh lệnh hình sự, thì tuân giữ những gì được ấn định ở các điều 1317-1318.
Điều 1320
Trong tất cả những lĩnh vực mà các tu sĩ phải tuỳ thuộc Bản Quyền địa phương, thì họ cũng có thể bị ngài cưỡng chế bằng hình phạt.
§1. Nếu luật được thay đổi sau khi tội đã phạm thì phải áp dụng luật nào lợi hơn cho phạm nhân.
§2. Nếu luật sau bãi bỏ một luật, hay chỉ bãi bỏ một hình phạt, thì hình phạt này chấm dứt tức khắc.
Điều 1314
Thường thường, hình phạt là hậu kết (ferendae sententiae), nghĩa là tội nhân không phải chịu hình phạt bao lâu chưa bị tuyên kết; còn hình phạt là tiền kết (latae sententiae), nghĩa là phạm nhân phải chịu hình phạt do chính sự kiện đã phạm tội, nếu luật và mệnh lệnh minh nhiên ấn định như thế.
Điều 1315
§1. Người nào có quyền ban hành những luật hình sự, thì cũng có thể thêm một hình phạt thích hợp để củng cố luật Chúa.
§2. Nhà lập pháp cấp dưới, lưu tâm đến điều 1317, cũng có thể:
1° củng cố một luật do cấp trên ban hành bằng một hình phạt thích hợp, lưu tâm đến thẩm quyền của mình xét về lãnh thổ và con người,
2° thêm những hình phạt vào hình phạt đã ấn định bởi luật phổ’ quát đối với một số tội phạm;
3° ấn định hay bắt buộc một hình phạt mà luật phổ’ quát chỉ ấn định chưa rõ rệt hay để tuỳ nhận định.
§3. Chính luật có thể xác định một hình phạt, hay để cho thẩ’m phán thận trọng cân nhắc xác định.
Điều 1316
Các Giám Mục Giáo Phận phải liệu sao để trong một nước hay một miền, những luật hình sự được đồng nhất với nhau trong mức độ có thể.
Điều 1317
Chỉ nên thiết lập các hình phạt theo mức độ thực sự cần thiết để hỗ trợ kỷ luật Giáo Hội một cách thích hợp hơn. Tuy nhiên, luật địa phương không thể thiết lập hình phạt thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1318
Không được ấn định những hình phạt tiền kết, trừ khi một vài tội phạm đặc biệt cố tình phạm có thể gây ra một gương xấu nặng nề hoặc khi những hình phạt hậu kết không thể trừng phạt những tội phạm đó cách hữu hiệu; tuy nhiên, chỉ nên thiết lập các vạ, nhất là vạ tuyệt thông, một cách hết sức hạn chế và chỉ áp dụng cho những tội phạm rất nặng.
Điều 1319
§1. Do quyền lãnh đạo, một người có thể áp đặt những mệnh lệnh ở toà ngoài đến mức độ nào, theo những quy định ở các điều 48-58, thì bằng mệnh lệnh cũng có thể dùng những hình phạt nhất định để ngăm đe đến mức độ ấy, trừ những thục hình vĩnh viễn.
§2. Nếu, sau khi đã cân nhắc cẩ’n thận sự việc, cần phải áp đặt một mệnh lệnh hình sự, thì tuân giữ những gì được ấn định ở các điều 1317-1318.
Điều 1320
Trong tất cả những lĩnh vực mà các tu sĩ phải tuỳ thuộc Bản Quyền địa phương, thì họ cũng có thể bị ngài cưỡng chế bằng hình phạt.
Điều 1321
§1. Bất cứ người nào cũng đều được coi là vô tội cho tới khi điều ngược lại được minh chứng. §2. Không ai bị phạt, nếu việc vi phạm luật hay mệnh lệnh bên ngoài không thể quy trách cho người đó cách nặng nề do cố tình hay do lỗi lầm.
§3. Người nào cố tình vi phạm luật hay mệnh lệnh thì phải chịu hình phạt do luật hay mệnh lệnh ấn định, nhưng người nào vi phạm luật hay mệnh lệnh vì thiếu sự thận trọng cần thiết thì không bị phạt, trừ khi luật hay mệnh lệnh quy định cách khác.
§4. Một khi đã có sự vi phạm bên ngoài, thì việc quy trách nhiệm được suy đoán, trừ khi đã rõ cách khác.
Điều 1322
Những người thường xuyên không sử dụng được trí khôn, thì dù họ vi phạm luật hay mệnh lệnh trong khi họ có vẻ sáng suốt, họ cũng được kể là người không có khả năng phạm tội.
Điều 1323
Những người sau đây vi phạm luật hay mệnh lệnh thì cũng không bị một hình phạt nào:
10 Người chưa đủ mười sáu tuổi trọn;
20 Người không biết là mình vi phạm một luật hay một mệnh lệnh, mà không do lỗi của mình, tuy nhiên, sự vô ý và lầm lẫn được đồng hoá với sự không biết;
30 Người đã hành động dưới áp lực của bạo lực thể lý hay do một trường hợp ngẫu nhiên không thể thấy trước được, hoặc dù có thấy trước cũng không thể chống lại được;
40 Người đã bị cưỡng ép hành động do sợ hãi nghiêm trọng dù chỉ có tính cách tương đối thôi, hoặc do nhu cầu thúc đẩy, hoặc để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng, trừ khi trường hợp hành động ấy tự nó là xấu hoặc gây thiệt hại cho các linh hồn;
50 người đã hành động trong tư thế tự vệ chính đáng chống lại một kẻ tấn công mình hay một người khác cách bất công, tuy vẫn giữ sự chừng mực cần thiết;
60 người không sử dụng được trí khôn, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 1324 §1, 20 và 1326§ 1, 40;
70 người đã nghĩ rằng mình ở vào một trong những hoàn cảnh được nói đến ở 40 hay 50, mà không do lỗi của mình.
Điều 1324
§1. Phạm nhân không được miễn khỏi hình phạt, nhưng hình phạt do luật hay mệnh lệnh ấn định phải được giảm nhẹ hay được thay thế bằng việc Sám Hối, nếu tội phạm đã xảy ra do:
10 người ấy chỉ sử dụng trí khôn cách bất toàn;
20 người ấy không sử dụng được trí khôn do say rượu hay do rối loạn tâm thần khác tương tự vì lỗi của mình, lưu tâm đến những gì quy định ở điều 1326, § 1, 40;
30 người ấy hành động do một đam mê mãnh liệt dù đam mê ấy không đi trước và không cản trở bất cứ sự suy tính nào của lý trí cũng như bất cứ sự ưng thuận nào của ý chí, và miễn là người đó không được cố tình kích thích hay nuôi dưỡng chính đam mê ấy;
40 người ấy là vị thành niên đã đủ mười sáu tuổ’i trọn;
50 người ấy bị cưỡng ép hành động do một sự sợ hãi nghiêm trọng, dù chỉ có tính cách tương đối mà thôi, hoặc do nhu cầu thúc đẩy, hoặc để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng, nếu tội phạm tự nó là xấu hoặc gây thiệt hại cho các linh hồn;
60 người ấy đã hành động trong tư thế tự vệ chính đáng chống lại kẻ đã tấn công mình hay một người khác cách bất công, nhưng không giữ được chừng mực cần thiết;
70 người ấy chống lại kẻ khiêu khích cách nghiêm trọng và bất công;
8o người ấy đã tin rằng mình ở vào một trong những hoàn cảnh được nói đến ở điều 1323,40 hay 5o, do lầm lẫn vì lỗi của mình;
9o người ấy không biết là có hình phạt kèm theo luật hay mệnh lệnh, mà không do lỗi của mình;
10o người ấy đã hành động mà không bị quy trách nhiệm hoàn toàn, miễn là sự quy trách nhiệm này vẫn còn nặng.
§2. Thẩm phán cũng có thể làm như vậy, nếu có một hoàn cảnh nào khác làm cho tội phạm được giảm nhẹ.
§3. Trong những hoàn cảnh được nói đến ở §1, phạm nhân không phải chịu một hình phạt tiền kết, tuy nhiên người ấy có thể bị tuyên phạt những hình phạt nhẹ hơn, hoặc có thể’ áp dụng cho người ấy những việc sám hối với mục đích giúp người ấy sửa mình hay sửa chữa gương xấu.
Điều 1325
Sự không biết vì lười biếng hay vì giả đò hay vì cố tình, không bao giờ được xét đến khi áp dụng những quy định của các điều 1323 và 1324.
Điều 1326
§1. Thẩ’m phán phải phạt bằng một hình phạt nặng hơn hình phạt mà luật hay mệnh lệnh đã ấn định:
10 người nào sau khi bị kết án hay sau khi hình phạt đã được tuyên bố, vẫn tiếp tục phạm tội, đến nỗi hoàn cảnh cho phép ước đoán cách khôn ngoan rằng người ấy cố chấp trong ý xấu;
20 người có phẩ’m chức, hay người đã lạm dụng quyền hành hoặc chức vụ của mình để phạm tội;
30 người, đã tiên liệu biến cố, nhưng đã không thận trọng để tránh như bất cứ một người cẩ’n thận nào cũng phải làm, cho dù một hình phạt đã được thiết lập đối với một tội phạm cố tình;
40 người đã phạm tội trong tình trạng say rượu hay một rối loạn tâm thần khác, nếu điều này là chủ ý để phạm tội hay để bào chữa, hay vì đam mê được kích thích hay nuôi dưỡng cách cố ý.
§2. Trong những trường hợp được nói đến ở §1 nếu hình phạt được dự liệu là tiền kết, thì có thể thêm vào hình phạt ấy một hình phạt khác hay một việc Sám Hối.
§3. Trong những trường hợp tương tự, nếu hình phạt được ấn định mang tính cách tuỳ nhận định, thì trở thành bắt buộc.
Điều 1327
Ngoài những trường hợp được nói đến ở các điều 1323-1326, luật địa phương có thể ấn định những tình tiết tha hình phạt, giảm khinh hình phạt hay gia trọng hình phạt, hoặc bằng một quy tắc tổng quát, hoặc đối với những tội phạm riêng. Cũng vậy, một mệnh lệnh có thể ấn định những tình tiết tha hình phạt mà mệnh lệnh dự liệu, giảm khinh hình phạt hay gia trọng hình phạt.
Điều 1328
§1. Người nào đã làm hay đã bỏ một hành vi nhằm để thực hiện tội phạm, tuy nhiên, dù có ý định nhưng thực tế đã không hoàn thành tội phạm được, thì không phải chịu hình phạt đã được dự liệu đối với tội phạm đã được hoàn thành, trừ khi luật hay mệnh lệnh quy định cách khác về điều đó.
§2. Nếu những hành vi hay những sự thiếu sót tự bản chất dẫn đến việc thực hiện tội phạm, phạm nhân có thể bị buộc phải làm một việc Sám Hối hay phải chịu một dược hình, trừ khi đương sự tự ý không tiếp tục thực hiện tội phạm mà mình đã bắt đầu. Tuy nhiên, nếu đã xảy ra một gương xấu hay một thiệt hại nặng nề khác hay một nguy cơ nào đó, thì mặc dầu đã tự ý không tiếp tục nữa, đương sự vẫn có thể phải chịu một hình phạt chính đáng, nhưng nhẹ hơn hình phạt đã được dự liệu cho tội phạm đã được hoàn thành.
Điều 1329
§1. Những người đồng loã phạm tội với chủ ý chung là thực hiện một tội phạm và không được luật hay mệnh lệnh minh nhiên nói đến, thì phải chịu cùng những hình phạt như phạm nhân chính, nếu những hình phạt hậu kết đã được thiết lập để chống lại phạm nhân, hoặc phải chịu những hình phạt khác cũng nặng bằng như thế hoặc những hình phạt nhẹ hơn.
§2. Những người đồng loã không được luật hay mệnh lệnh nói đến phải chịu hình phạt tiền kết gắn liền với tội phạm, trong trường hợp tội phạm đã không thể được thực hiện, nếu không có sự tham gia của họ, và nếu hình phạt tự bản chất có thể áp dụng cho họ; bằng không, họ có thể phải chịu những hình phạt hậu kết.
Điều 1330
Một tội phạm hệ tại ở một lời tuyên bố hay một sự bộc lộ khác về ý muốn, về học thuyết hay về kiến thức, thì không được coi là một tội phạm đã được hoàn thành, nếu không ai nhận thức được lời tuyên bố hay sự bộc lộ ấy.
§1. Bất cứ người nào cũng đều được coi là vô tội cho tới khi điều ngược lại được minh chứng. §2. Không ai bị phạt, nếu việc vi phạm luật hay mệnh lệnh bên ngoài không thể quy trách cho người đó cách nặng nề do cố tình hay do lỗi lầm.
§3. Người nào cố tình vi phạm luật hay mệnh lệnh thì phải chịu hình phạt do luật hay mệnh lệnh ấn định, nhưng người nào vi phạm luật hay mệnh lệnh vì thiếu sự thận trọng cần thiết thì không bị phạt, trừ khi luật hay mệnh lệnh quy định cách khác.
§4. Một khi đã có sự vi phạm bên ngoài, thì việc quy trách nhiệm được suy đoán, trừ khi đã rõ cách khác.
Điều 1322
Những người thường xuyên không sử dụng được trí khôn, thì dù họ vi phạm luật hay mệnh lệnh trong khi họ có vẻ sáng suốt, họ cũng được kể là người không có khả năng phạm tội.
Điều 1323
Những người sau đây vi phạm luật hay mệnh lệnh thì cũng không bị một hình phạt nào:
10 Người chưa đủ mười sáu tuổi trọn;
20 Người không biết là mình vi phạm một luật hay một mệnh lệnh, mà không do lỗi của mình, tuy nhiên, sự vô ý và lầm lẫn được đồng hoá với sự không biết;
30 Người đã hành động dưới áp lực của bạo lực thể lý hay do một trường hợp ngẫu nhiên không thể thấy trước được, hoặc dù có thấy trước cũng không thể chống lại được;
40 Người đã bị cưỡng ép hành động do sợ hãi nghiêm trọng dù chỉ có tính cách tương đối thôi, hoặc do nhu cầu thúc đẩy, hoặc để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng, trừ khi trường hợp hành động ấy tự nó là xấu hoặc gây thiệt hại cho các linh hồn;
50 người đã hành động trong tư thế tự vệ chính đáng chống lại một kẻ tấn công mình hay một người khác cách bất công, tuy vẫn giữ sự chừng mực cần thiết;
60 người không sử dụng được trí khôn, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 1324 §1, 20 và 1326§ 1, 40;
70 người đã nghĩ rằng mình ở vào một trong những hoàn cảnh được nói đến ở 40 hay 50, mà không do lỗi của mình.
Điều 1324
§1. Phạm nhân không được miễn khỏi hình phạt, nhưng hình phạt do luật hay mệnh lệnh ấn định phải được giảm nhẹ hay được thay thế bằng việc Sám Hối, nếu tội phạm đã xảy ra do:
10 người ấy chỉ sử dụng trí khôn cách bất toàn;
20 người ấy không sử dụng được trí khôn do say rượu hay do rối loạn tâm thần khác tương tự vì lỗi của mình, lưu tâm đến những gì quy định ở điều 1326, § 1, 40;
30 người ấy hành động do một đam mê mãnh liệt dù đam mê ấy không đi trước và không cản trở bất cứ sự suy tính nào của lý trí cũng như bất cứ sự ưng thuận nào của ý chí, và miễn là người đó không được cố tình kích thích hay nuôi dưỡng chính đam mê ấy;
40 người ấy là vị thành niên đã đủ mười sáu tuổ’i trọn;
50 người ấy bị cưỡng ép hành động do một sự sợ hãi nghiêm trọng, dù chỉ có tính cách tương đối mà thôi, hoặc do nhu cầu thúc đẩy, hoặc để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng, nếu tội phạm tự nó là xấu hoặc gây thiệt hại cho các linh hồn;
60 người ấy đã hành động trong tư thế tự vệ chính đáng chống lại kẻ đã tấn công mình hay một người khác cách bất công, nhưng không giữ được chừng mực cần thiết;
70 người ấy chống lại kẻ khiêu khích cách nghiêm trọng và bất công;
8o người ấy đã tin rằng mình ở vào một trong những hoàn cảnh được nói đến ở điều 1323,40 hay 5o, do lầm lẫn vì lỗi của mình;
9o người ấy không biết là có hình phạt kèm theo luật hay mệnh lệnh, mà không do lỗi của mình;
10o người ấy đã hành động mà không bị quy trách nhiệm hoàn toàn, miễn là sự quy trách nhiệm này vẫn còn nặng.
§2. Thẩm phán cũng có thể làm như vậy, nếu có một hoàn cảnh nào khác làm cho tội phạm được giảm nhẹ.
§3. Trong những hoàn cảnh được nói đến ở §1, phạm nhân không phải chịu một hình phạt tiền kết, tuy nhiên người ấy có thể bị tuyên phạt những hình phạt nhẹ hơn, hoặc có thể’ áp dụng cho người ấy những việc sám hối với mục đích giúp người ấy sửa mình hay sửa chữa gương xấu.
Điều 1325
Sự không biết vì lười biếng hay vì giả đò hay vì cố tình, không bao giờ được xét đến khi áp dụng những quy định của các điều 1323 và 1324.
Điều 1326
§1. Thẩ’m phán phải phạt bằng một hình phạt nặng hơn hình phạt mà luật hay mệnh lệnh đã ấn định:
10 người nào sau khi bị kết án hay sau khi hình phạt đã được tuyên bố, vẫn tiếp tục phạm tội, đến nỗi hoàn cảnh cho phép ước đoán cách khôn ngoan rằng người ấy cố chấp trong ý xấu;
20 người có phẩ’m chức, hay người đã lạm dụng quyền hành hoặc chức vụ của mình để phạm tội;
30 người, đã tiên liệu biến cố, nhưng đã không thận trọng để tránh như bất cứ một người cẩ’n thận nào cũng phải làm, cho dù một hình phạt đã được thiết lập đối với một tội phạm cố tình;
40 người đã phạm tội trong tình trạng say rượu hay một rối loạn tâm thần khác, nếu điều này là chủ ý để phạm tội hay để bào chữa, hay vì đam mê được kích thích hay nuôi dưỡng cách cố ý.
§2. Trong những trường hợp được nói đến ở §1 nếu hình phạt được dự liệu là tiền kết, thì có thể thêm vào hình phạt ấy một hình phạt khác hay một việc Sám Hối.
§3. Trong những trường hợp tương tự, nếu hình phạt được ấn định mang tính cách tuỳ nhận định, thì trở thành bắt buộc.
Điều 1327
Ngoài những trường hợp được nói đến ở các điều 1323-1326, luật địa phương có thể ấn định những tình tiết tha hình phạt, giảm khinh hình phạt hay gia trọng hình phạt, hoặc bằng một quy tắc tổng quát, hoặc đối với những tội phạm riêng. Cũng vậy, một mệnh lệnh có thể ấn định những tình tiết tha hình phạt mà mệnh lệnh dự liệu, giảm khinh hình phạt hay gia trọng hình phạt.
Điều 1328
§1. Người nào đã làm hay đã bỏ một hành vi nhằm để thực hiện tội phạm, tuy nhiên, dù có ý định nhưng thực tế đã không hoàn thành tội phạm được, thì không phải chịu hình phạt đã được dự liệu đối với tội phạm đã được hoàn thành, trừ khi luật hay mệnh lệnh quy định cách khác về điều đó.
§2. Nếu những hành vi hay những sự thiếu sót tự bản chất dẫn đến việc thực hiện tội phạm, phạm nhân có thể bị buộc phải làm một việc Sám Hối hay phải chịu một dược hình, trừ khi đương sự tự ý không tiếp tục thực hiện tội phạm mà mình đã bắt đầu. Tuy nhiên, nếu đã xảy ra một gương xấu hay một thiệt hại nặng nề khác hay một nguy cơ nào đó, thì mặc dầu đã tự ý không tiếp tục nữa, đương sự vẫn có thể phải chịu một hình phạt chính đáng, nhưng nhẹ hơn hình phạt đã được dự liệu cho tội phạm đã được hoàn thành.
Điều 1329
§1. Những người đồng loã phạm tội với chủ ý chung là thực hiện một tội phạm và không được luật hay mệnh lệnh minh nhiên nói đến, thì phải chịu cùng những hình phạt như phạm nhân chính, nếu những hình phạt hậu kết đã được thiết lập để chống lại phạm nhân, hoặc phải chịu những hình phạt khác cũng nặng bằng như thế hoặc những hình phạt nhẹ hơn.
§2. Những người đồng loã không được luật hay mệnh lệnh nói đến phải chịu hình phạt tiền kết gắn liền với tội phạm, trong trường hợp tội phạm đã không thể được thực hiện, nếu không có sự tham gia của họ, và nếu hình phạt tự bản chất có thể áp dụng cho họ; bằng không, họ có thể phải chịu những hình phạt hậu kết.
Điều 1330
Một tội phạm hệ tại ở một lời tuyên bố hay một sự bộc lộ khác về ý muốn, về học thuyết hay về kiến thức, thì không được coi là một tội phạm đã được hoàn thành, nếu không ai nhận thức được lời tuyên bố hay sự bộc lộ ấy.
CHƯƠNG I: CÁC VẠ
Điều 1331
§1. Cấm người bị vạ tuyệt thông:
10 cử hành hiến tế Thánh Thể và bất cứ bí tích nào khác;
20 lãnh nhận các bí tích;
30 cử hành các á bí tích và những nghi lễ phụng vụ khác;
40 tham dự chủ động trong những cử hành nói trên;
50 thi hành các giáo vụ hay nhiệm vụ hay thừa tác vụ nào;
60 thực hiện những hành vi lãnh đạo.
§2. Nếu vạ tuyệt thông hậu kết đã được tuyên kết hay tiền kết đã được tuyên bố, phạm nhân:
10 phải bị loại ra, nếu muốn hành động nghịch lại quy định của §1, số 1-4, hoặc hành động phụng vụ phải bị đình chỉ, trừ khi có một lý do quan trọng chống lại điều đó;
20 thực hiện vô hiệu những hành vi lãnh đạo mà chiếu theo quy tắc của §1, 60 đương sự không được phép làm;
30 Không được phép hưởng những đặc ân đã được ban cho trước đây;
40 không được nhận thù lao có được thuần tuý do tước vị trong Giáo Hội;
50 không được lãnh các giáo vụ, nhiệm vụ, thừa tác vụ, chức năng, quyền lợi, đặc quyền hoặc tước hiệu danh dự.
Điều 1332
§ 1. Người bị vạ cấm chế thì bị ràng buộc bởi những điều cấm được nói đến ở điều 1331 §1, số 1-4;
§ 2. Tuy nhiên, luật hay mệnh lệnh có thể xác định sự cấm chế đối với phạm nhân ở một số hành động riêng biệt nói tới ở điều 1331 §1, số 1-4, hay một vài quyền nào khác.
§ 3. Phải giữ quy định của điều 1331 § 2, 10, cả trong trường hợp cấm chế.
Điều 1333
§1. Vạ huyền chức cấm:
10 tất cả, hoặc một vài hành vi thuộc quyền thánh chức;
20 tất cả, hoặc một vài hành vi thuộc quyền lãnh đạo;
30 thi hành tất cả hoặc một số quyền lợi hay chức năng gắn liền với một giáo vụ.
§2. Trong luật hay trong mệnh lệnh có thể’ ấn định rằng, sau khi án lệnh hay sắc lệnh đã được tuyên kết hay đã được tuyên bố, người bị vạ huyền chức không thể thực hiện cách thành sự những hành vi lãnh đạo.
§3. Lệnh cấm không bao giờ chi phối:
10 những giáo vụ hay quyền lãnh đạo nào không thuộc quyền bính của vị bề trên thiết lập hình phạt;
20 quyền cư trú, nếu phạm nhân có quyền ấy chiếu theo chức vụ;
30 quyền quản trị những tài sản được gắn liền với chức vụ của chính người bị vạ huyền chức, nếu hình phạt là tiền kết.
§4. Vạ huyền chức cấm nhận hoa lợi, lương bổng, trợ cấp hay những thứ tương tự, thì bó buộc phải trả lại bất cứ gì đã nhận cách bất hợp pháp, dù cả khi ngay tình.
Điều 1334
§l. Trong những giới hạn được điều luật trên đây ấn định, phạm vi của vạ huyền chức được chính luật hoặc mệnh lệnh, hoặc án lệnh, hoặc sắc lệnh tuyên kết hình phạt quy định.
§2. Luật, chứ không phải mệnh lệnh, có thể thiết lập một vạ huyền chức tiền kết, mà không có một lời giải thích hay một giới hạn nào được thêm vào; một hình phạt như vậy có tất cả mọi hiệu quả được nói đến ở điều 1333 §1.
Điều 1335
§1. Nhà chức trách thẩm quyền, nếu tuyên kết hay tuyên bố vạ trong thủ tục toà án hay qua sắc lệnh ngoại toà án, có thể’ áp đặt các hình phạt thục tội mà vị ấy nghĩ là cần thiết để’ trả lại công lý hay sửa chữa gương xấu.
§2. Nếu một vạ cấm cử hành các bí tích hay á bí tích hoặc cấm thi hành các hành vi lãnh đạo, thì lệnh cấm ấy bị đình chỉ, mỗi khi điều đó cần thiết để giúp các tín hữu lâm cơn nguy tử; nếu vạ tiền kết chưa được tuyên bố thì lệnh cấm cũng bị đình chỉ, mỗi khi có tín hữu xin lãnh nhận một bí tích hay một á bí tích, hay một hành vi lãnh đạo; tín hữu được phép xin điều đó vì bất cứ lý do chính đáng nào.
§1. Cấm người bị vạ tuyệt thông:
10 cử hành hiến tế Thánh Thể và bất cứ bí tích nào khác;
20 lãnh nhận các bí tích;
30 cử hành các á bí tích và những nghi lễ phụng vụ khác;
40 tham dự chủ động trong những cử hành nói trên;
50 thi hành các giáo vụ hay nhiệm vụ hay thừa tác vụ nào;
60 thực hiện những hành vi lãnh đạo.
§2. Nếu vạ tuyệt thông hậu kết đã được tuyên kết hay tiền kết đã được tuyên bố, phạm nhân:
10 phải bị loại ra, nếu muốn hành động nghịch lại quy định của §1, số 1-4, hoặc hành động phụng vụ phải bị đình chỉ, trừ khi có một lý do quan trọng chống lại điều đó;
20 thực hiện vô hiệu những hành vi lãnh đạo mà chiếu theo quy tắc của §1, 60 đương sự không được phép làm;
30 Không được phép hưởng những đặc ân đã được ban cho trước đây;
40 không được nhận thù lao có được thuần tuý do tước vị trong Giáo Hội;
50 không được lãnh các giáo vụ, nhiệm vụ, thừa tác vụ, chức năng, quyền lợi, đặc quyền hoặc tước hiệu danh dự.
Điều 1332
§ 1. Người bị vạ cấm chế thì bị ràng buộc bởi những điều cấm được nói đến ở điều 1331 §1, số 1-4;
§ 2. Tuy nhiên, luật hay mệnh lệnh có thể xác định sự cấm chế đối với phạm nhân ở một số hành động riêng biệt nói tới ở điều 1331 §1, số 1-4, hay một vài quyền nào khác.
§ 3. Phải giữ quy định của điều 1331 § 2, 10, cả trong trường hợp cấm chế.
Điều 1333
§1. Vạ huyền chức cấm:
10 tất cả, hoặc một vài hành vi thuộc quyền thánh chức;
20 tất cả, hoặc một vài hành vi thuộc quyền lãnh đạo;
30 thi hành tất cả hoặc một số quyền lợi hay chức năng gắn liền với một giáo vụ.
§2. Trong luật hay trong mệnh lệnh có thể’ ấn định rằng, sau khi án lệnh hay sắc lệnh đã được tuyên kết hay đã được tuyên bố, người bị vạ huyền chức không thể thực hiện cách thành sự những hành vi lãnh đạo.
§3. Lệnh cấm không bao giờ chi phối:
10 những giáo vụ hay quyền lãnh đạo nào không thuộc quyền bính của vị bề trên thiết lập hình phạt;
20 quyền cư trú, nếu phạm nhân có quyền ấy chiếu theo chức vụ;
30 quyền quản trị những tài sản được gắn liền với chức vụ của chính người bị vạ huyền chức, nếu hình phạt là tiền kết.
§4. Vạ huyền chức cấm nhận hoa lợi, lương bổng, trợ cấp hay những thứ tương tự, thì bó buộc phải trả lại bất cứ gì đã nhận cách bất hợp pháp, dù cả khi ngay tình.
Điều 1334
§l. Trong những giới hạn được điều luật trên đây ấn định, phạm vi của vạ huyền chức được chính luật hoặc mệnh lệnh, hoặc án lệnh, hoặc sắc lệnh tuyên kết hình phạt quy định.
§2. Luật, chứ không phải mệnh lệnh, có thể thiết lập một vạ huyền chức tiền kết, mà không có một lời giải thích hay một giới hạn nào được thêm vào; một hình phạt như vậy có tất cả mọi hiệu quả được nói đến ở điều 1333 §1.
Điều 1335
§1. Nhà chức trách thẩm quyền, nếu tuyên kết hay tuyên bố vạ trong thủ tục toà án hay qua sắc lệnh ngoại toà án, có thể’ áp đặt các hình phạt thục tội mà vị ấy nghĩ là cần thiết để’ trả lại công lý hay sửa chữa gương xấu.
§2. Nếu một vạ cấm cử hành các bí tích hay á bí tích hoặc cấm thi hành các hành vi lãnh đạo, thì lệnh cấm ấy bị đình chỉ, mỗi khi điều đó cần thiết để giúp các tín hữu lâm cơn nguy tử; nếu vạ tiền kết chưa được tuyên bố thì lệnh cấm cũng bị đình chỉ, mỗi khi có tín hữu xin lãnh nhận một bí tích hay một á bí tích, hay một hành vi lãnh đạo; tín hữu được phép xin điều đó vì bất cứ lý do chính đáng nào.
CHƯƠNG II
HÌNH PHẠT THỤC TỘI
HÌNH PHẠT THỤC TỘI
Điều 1336
§1. Hình phạt thục tội có thể chi phối một phạm nhân hoặc suốt đời hoặc trong một thời gian được ấn định trước, hoặc trong một thời gian vô hạn, ngoài những hình phạt mà luật có thể’ đặt ra, thục hình gồm những loại liệt kê trong §§ 2-5.
§2. Lệnh buộc:
10 phải cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định;
20 nộp phạt hay nộp một số tiền cho các mục đích của Giáo Hội, theo như quy chế được Hội Đồng Giám Mục xác định.
§3. Lệnh cấm:
10 cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định;
20 thi hành, khắp mọi nơi, hay trong một nơi hay một địa hạt nhất định hay bên ngoài địa hạt, tất cả các giáo vụ hay một số giáo vụ, nhiệm vụ, thừa tác vụ hay chức năng hay chỉ một số nhiệm vụ gắn liền với giáo vụ hay một số nhiệm vụ;
30 thi hành tất cả hay một số hành vi thuộc thánh chức;
40 thi hành tất cả hay một số hành vi thuộc quyền lãnh đạo;
50 thi hành một số quyền lợi hay đặc quyền hay sử dụng phù hiệu hay tước vị;
60 hưởng quyền ứng cử và bầu cử theo giáo luật và tham dự với quyền bỏ phiếu trong các ban Cố vấn hay trong các Hiệp đoàn của Giáo Hội;
70 mang áo giáo sĩ hay tu sĩ.
§4. Tước bỏ:
10 tất cả hay một số giáo vụ, nhiệm vụ, thừa tác vụ hay chức năng hay chỉ một vài công việc gắn liền với giáo vụ và nhiệm vụ;
20 năng quyền giải tội hay năng quyền giảng;
30 quyền lãnh đạo được thừa uỷ;
40 một số quyền lợi hay đặc quyền hay phù hiệu hay tước vị;
50 toàn bộ lương bổng hay một phần, tuỳ theo quy chế do Hội Đồng Giám Mục ấn định, trừ những gì quy định ở điều 1350, § 1.
§5. Sự thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1337
§1. Vạ cấm cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định có thể’ chi phối các giáo sĩ hoặc các tu sĩ, nhưng lệnh buộc cư ngụ ở đó có thể’ chi phối các giáo sĩ triều và, trong giới hạn của hiến pháp, các tu sĩ.
§2. Để tuyên kết lệnh buộc cư ngụ tại một nơi hay trong một địa hạt nhất định, cần phải có sự chấp thuận của Đấng Bản Quyền địa phương ấy, trừ trường hợp đó là một nhà dành cho cả giáo sĩ ngoài Giáo Phận để đền tội hay sửa mình.
Điều 1338
§l. Những hình phạt thục tội được nói đến ở điều 1336 không bao giờ chi phối những quyền bính, giáo vụ, nhiệm vụ, quyền lợi, đặc ân, năng quyền, ân huệ, danh hiệu, phù hiệu nào không ở dưới quyền bính của vị bề trên thiết lập hình phạt.
§2. Không thể ra vạ tước đoạt quyền thánh chức được, nhưng chỉ có thể cấm thi hành chức ấy hay cấm một vài hành vi của chức ấy; cũng vậy, không thể ra vạ tước đoạt bằng cấp học vị được.
§3. Đối với những điều cấm được nói đến ở điều 1336 §3, phải tuân giữ quy tắc được nói đến ở điều 1335 § 2 dành cho các vạ.
§4. Chỉ có các hình phạt thục tội nói đến như lệnh cấm ở điều 1336, § 3, mới có thể là hình phạt tiền kết hay những hình phạt khác phải được ấn định bằng luật hay bằng mệnh lệnh.
§5. Các lệnh cấm nói ở điều 1336 § 3, không bao giờ được đặt thành điều kiện vô hiệu.
§1. Hình phạt thục tội có thể chi phối một phạm nhân hoặc suốt đời hoặc trong một thời gian được ấn định trước, hoặc trong một thời gian vô hạn, ngoài những hình phạt mà luật có thể’ đặt ra, thục hình gồm những loại liệt kê trong §§ 2-5.
§2. Lệnh buộc:
10 phải cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định;
20 nộp phạt hay nộp một số tiền cho các mục đích của Giáo Hội, theo như quy chế được Hội Đồng Giám Mục xác định.
§3. Lệnh cấm:
10 cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định;
20 thi hành, khắp mọi nơi, hay trong một nơi hay một địa hạt nhất định hay bên ngoài địa hạt, tất cả các giáo vụ hay một số giáo vụ, nhiệm vụ, thừa tác vụ hay chức năng hay chỉ một số nhiệm vụ gắn liền với giáo vụ hay một số nhiệm vụ;
30 thi hành tất cả hay một số hành vi thuộc thánh chức;
40 thi hành tất cả hay một số hành vi thuộc quyền lãnh đạo;
50 thi hành một số quyền lợi hay đặc quyền hay sử dụng phù hiệu hay tước vị;
60 hưởng quyền ứng cử và bầu cử theo giáo luật và tham dự với quyền bỏ phiếu trong các ban Cố vấn hay trong các Hiệp đoàn của Giáo Hội;
70 mang áo giáo sĩ hay tu sĩ.
§4. Tước bỏ:
10 tất cả hay một số giáo vụ, nhiệm vụ, thừa tác vụ hay chức năng hay chỉ một vài công việc gắn liền với giáo vụ và nhiệm vụ;
20 năng quyền giải tội hay năng quyền giảng;
30 quyền lãnh đạo được thừa uỷ;
40 một số quyền lợi hay đặc quyền hay phù hiệu hay tước vị;
50 toàn bộ lương bổng hay một phần, tuỳ theo quy chế do Hội Đồng Giám Mục ấn định, trừ những gì quy định ở điều 1350, § 1.
§5. Sự thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1337
§1. Vạ cấm cư ngụ tại một nơi hay một địa hạt nhất định có thể’ chi phối các giáo sĩ hoặc các tu sĩ, nhưng lệnh buộc cư ngụ ở đó có thể’ chi phối các giáo sĩ triều và, trong giới hạn của hiến pháp, các tu sĩ.
§2. Để tuyên kết lệnh buộc cư ngụ tại một nơi hay trong một địa hạt nhất định, cần phải có sự chấp thuận của Đấng Bản Quyền địa phương ấy, trừ trường hợp đó là một nhà dành cho cả giáo sĩ ngoài Giáo Phận để đền tội hay sửa mình.
Điều 1338
§l. Những hình phạt thục tội được nói đến ở điều 1336 không bao giờ chi phối những quyền bính, giáo vụ, nhiệm vụ, quyền lợi, đặc ân, năng quyền, ân huệ, danh hiệu, phù hiệu nào không ở dưới quyền bính của vị bề trên thiết lập hình phạt.
§2. Không thể ra vạ tước đoạt quyền thánh chức được, nhưng chỉ có thể cấm thi hành chức ấy hay cấm một vài hành vi của chức ấy; cũng vậy, không thể ra vạ tước đoạt bằng cấp học vị được.
§3. Đối với những điều cấm được nói đến ở điều 1336 §3, phải tuân giữ quy tắc được nói đến ở điều 1335 § 2 dành cho các vạ.
§4. Chỉ có các hình phạt thục tội nói đến như lệnh cấm ở điều 1336, § 3, mới có thể là hình phạt tiền kết hay những hình phạt khác phải được ấn định bằng luật hay bằng mệnh lệnh.
§5. Các lệnh cấm nói ở điều 1336 § 3, không bao giờ được đặt thành điều kiện vô hiệu.
CHƯƠNG III
NHỮNG DƯỢC HÌNH VÀ NHỮNG VIỆC SÁM HỐI
NHỮNG DƯỢC HÌNH VÀ NHỮNG VIỆC SÁM HỐI
Điều 1339
§1. Người nào sống trong dịp sắp thực hiện một tội phạm, hoặc bị nghi ngờ nghiêm trọng là đã thực hiện một tội phạm sau khi được điều tra kỹ lưỡng, thì Đấng Bản Quyền có thể đích thân hay nhờ người khác cảnh cáo người ấy.
§2. Theo cách thức thích hợp với hoàn cảnh riêng của con người và sự kiện, Đấng Bản Quyền cũng có thể khiển trách người nào đã gây ra một gương xấu hoặc đã làm xáo trộn trật tự cách nghiêm trọng do lối ứng xử của họ.
§3. Phải luôn luôn giữ lại chứng từ chắc chắn về việc cảnh cáo hay khiển trách, ít là bằng một tài liệu nào đó được giữ trong văn khố mật của Toà Giám Mục.
§4. Nếu, một hay nhiều lần, việc cảnh cáo hay sửa chữa đều vô hiệu, hay nếu không thể mong chờ có được kết quả nào, thì Bản Quyền phải ban ra một mệnh lệnh hình sự, trong đó cách tỉ mỉ, phải đặt ra điều gì phải làm hay phải tránh.
§5. Nếu tầm mức nghiêm trọng đòi hỏi, và nhất là trong trường hợp có ai đó ở trong mối nguy rơi vào tội phạm, thì Bản Quyền, kể cả ngoài những hình phạt tuyên kết theo quy tắc luật hay tuyên bố qua một án lệnh hay một sắc lệnh, phải đặt người ấy vào một biện pháp canh chừng nhất định qua một sắc lệnh riêng.
Điều 1340
§1. Việc Sám Hối có thể bị áp đặt ở toà ngoài, nó hệ tại việc thực hiện một việc tôn giáo, đạo đức, hay bác ái.
§2. Không bao giờ được áp đặt một việc Sám Hối công khai cho một sự vi phạm kín đáo.
§3. Theo sự khôn ngoan của mình, Đấng Bản Quyền có thể thêm những việc Sám Hối vào dược hình cảnh cáo hay khiển trách.
ĐỀ MỤC V
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT
Điều 1341
Bản Quyền phải xúc tiến thủ tục tư pháp hay hành chính để tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt, khi đã chắc chắn rằng những phương thế quan tâm mục vụ, nhất là việc sửa chữa trong tình huynh đệ, việc cảnh cáo cũng như sự khiển trách, không thể đủ để tái lập công lý, cải thiện phạm nhân, sửa chữa gương xấu.
Điều 1342
§1. Mỗi khi có những lý do chính đáng ngăn cản việc tố tụng tại toà, thì hình phạt có thể được tuyên kết hay tuyên bố bằng sắc lệnh ngoài toà án, vẫn giữ điều 1720, nhất là về những gì liên quan đến quyền tự biện hộ và sự chắc chắn luân lý trong tâm trí của người ban hành sắc lệnh theo quy tắc của điêu 1608. Các dược hình và các việc Sám Hối có thể’ được áp dụng bằng sắc lệnh trong bất cứ trường hợp nào.
§2. Sắc lệnh không thể tuyên kết hay tuyên bố những hình phạt vĩnh viễn và những hình phạt nào mà luật hay mệnh lệnh thiết lập đã cấm áp dụng bằng sắc lệnh.
§3. Những gì luật hay mệnh lệnh nói về thẩm phán liên quan tới việc tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt trong việc xét xử, phải được áp dụng cho vị bề trên nào dùng sắc lệnh ngoài toà để tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt, trừ khi đã rõ cách khác hoặc trừ khi đó là những quy định chỉ liên quan đến thủ tục mà thôi.
Điều 1343
Nếu luật hay mệnh lệnh ban cho thẩ’m phán năng quyền để áp dụng hay không áp dụng một hình phạt, thì vị này, vẫn giữ quy định của điều 1326 § 3, theo lương tâm và nhận định thận trọng của mình, phải xác định sự việc, theo như những gì mà việc tái lập công lý, sự cải thiện cho phạm nhân và sự sửa chữa gương xấu, đòi hỏi; tuy nhiên, trong những trường hợp này, nếu thấy thích đáng, thẩ’m phán cũng có thể giảm nhẹ hình phạt hay thay thế bằng một việc sám hối.
Điều 1344
Mặc dù luật dùng những từ ngữ có tính cách ra lệnh, thẩ’m phán có thể tuỳ lương tâm và sự khôn ngoan của mình:
10 hoãn việc tuyên kết hình phạt đến một lúc nào thuận tiện hơn, nếu thấy trước rằng việc phạt phạm nhân quá vội vàng sẽ gây ra những tác hại lớn hơn, trừ khi sự cần thiết phải sửa chữa gương xấu đòi hỏi cấp bách;
20 bỏ qua việc tuyên kết hình phạt, hoặc tuyên kết một hình phạt nhẹ hơn, hoặc áp dụng một việc Sám Hối, nếu phạm nhân đã sửa mình và đã sửa chữa gương xấu, hoặc nếu chính phạm nhân đã bị quyền bính dân sự phạt đủ rồi, hoặc thấy trước là phạm nhân sẽ bị phạt như vậy;
30 hoãn nghĩa vụ thực hiện hình phạt thục tội, nếu phạm nhân phạm tội lần đầu tiên sau khi đã sống một cuộc đời chính trực và nếu không cần phải sửa chữa gương xấu gấp; tuy nhiên, nếu phạm nhân thực hiện một tội phạm mới trong thời hạn được chính thẩ’m phán ấn định, thì phạm nhân phải chịu hình phạt của cả hai tội phạm, trừ khi trong thời gian ấy, thời hiệu của tố quyền hình sự đối với tội phạm trước đã trôi qua.
Điều 1345
Mỗi khi phạm nhân chỉ sử dụng được trí khôn một cách bất toàn, hay đã thực hiện một tội phạm do nhu cầu, do sợ hãi nặng nề, hoặc do đam mê, trừ những gì quy định ở điều 1326, § 1, 40 trong tình trạng say rượu, hoặc do bất cứ một rối loạn tâm thần nào khác tương tự, thì thẩ’m phán cũng có thể bỏ qua việc tuyên kết một việc ra phạt nào đó, nếu nhận thấy là có thể dùng một phương thế tốt hơn để cải thiện phạm nhân; tuy nhiên thẩ’m phán phải phạt kẻ phạm tội nếu không có cách nào khác để tái lập công lý và sửa chữa gương xấu đã gây nên.
Điều 1346
§ 1. Thông thường hình phạt sẽ nhiều khi nhiều tội phạm.
§ 2. Mỗi khi phạm nhân đã thực hiện nhiều tội phạm, nếu sự chồng chất các hình phạt hậu kết có vẻ quá nặng, thì thẩm phán có quyền giảm bớt các hình phạt trong những giới hạn hợp tình hợp lý, tuỳ theo sự thẩ’m định khôn ngoan của mình, và đặt kẻ ấy trong sự canh chừng.
Điều 1347
§1. Không thể tuyên kết một vạ cách thành sự, nếu trước đó phạm nhân đã không được cảnh cáo ít là một lần để chấm dứt sự ngoan cố của mình, và nếu đã dành cho đương sự một thời gian thích hợp để hối cải.
§2. Phải kể như là phạm nhân đã hết ngoan cố, khi phạm nhân thật lòng hối hận về tội phạm của mình, và hơn nữa đã sửa chữa cách xứng hợp gương xấu và các thiệt hại hay ít là đã nghiêm chỉnh hứa sửa chữa điều ấy.
Điều 1348
Khi một phạm nhân không bị buộc tội hay không bị tuyên kết một hình phạt nào cả, thì Đấng Bản Quyền có thể quan tâm đến lợi ích của đương sự cũng như đến công ích bằng việc cảnh cáo thích hợp và bằng những phương thế khác của lòng ưu tư mục vụ, hay cả bằng những dược hình, nếu sự việc đòi hỏi điều đó.
Điều 1349
Nếu một hình phạt không được xác định và nếu luật không dự liệu cách khác, thì thẩ’m phán trong việc xác định hình phạt, phải chọn những hình phạt nào tỷ lệ với gương xấu và mức nghiêm trọng của thiệt hại đã gây ra; tuy nhiên không được tuyên kết những hình phạt nặng hơn, trừ khi sự nghiêm trọng của vấn đề đòi hỏi điều đó cách tuyệt đối; dù vậy, thẩm phán không được tuyên kết những hình phạt vĩnh viễn.
Điều 1350
§1. Khi tuyên kết hình phạt cho một giáo sĩ, luôn phải liệu sao cho đương sự không thiếu những phương tiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng, trừ trường hợp bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Nếu một người nào bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ đang sống trong sự bần cùng thật sự do hình phạt ấy, thì Đấng Bản Quyền phải liệu giúp đỡ đương sự cách tốt nhất có thể, nhưng không phải bằng cách ban cho họ giáo vụ, thừa tác vụ hay nhiệm vụ.
Điều 1351
Hình phạt chi phối phạm nhân ở khắp mọi nơi, ngay cả khi người thiết lập, tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, hết quyền, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.
Điều 1352
§1. Nếu một hình phạt cấm lãnh nhận các bí tích hay á bí tích, vạ cấm cũng bị đình chỉ bao lâu phạm nhân còn ở trong tình trạng nguy tử.
§2. Khi một hình phạt tiền kết chưa được công bố hay chưa được công khai tại nơi phạm nhân cư ngụ, thì nghĩa vụ tuân giữ hình phạt ấy bị đình chỉ toàn bộ hay một phần, trong mức độ phạm nhân không thể tuân giữ nghĩa vụ ấy mà không gặp nguy cơ gây ra gương xấu nghiêm trọng hoặc bị mất thanh danh.
Điều 1353
Việc kháng cáo hay thượng cầu chống lại những án lệnh của toà án hoặc những sắc lệnh tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt đều có hiệu lực đình chỉ.
Bản Quyền phải xúc tiến thủ tục tư pháp hay hành chính để tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt, khi đã chắc chắn rằng những phương thế quan tâm mục vụ, nhất là việc sửa chữa trong tình huynh đệ, việc cảnh cáo cũng như sự khiển trách, không thể đủ để tái lập công lý, cải thiện phạm nhân, sửa chữa gương xấu.
Điều 1342
§1. Mỗi khi có những lý do chính đáng ngăn cản việc tố tụng tại toà, thì hình phạt có thể được tuyên kết hay tuyên bố bằng sắc lệnh ngoài toà án, vẫn giữ điều 1720, nhất là về những gì liên quan đến quyền tự biện hộ và sự chắc chắn luân lý trong tâm trí của người ban hành sắc lệnh theo quy tắc của điêu 1608. Các dược hình và các việc Sám Hối có thể’ được áp dụng bằng sắc lệnh trong bất cứ trường hợp nào.
§2. Sắc lệnh không thể tuyên kết hay tuyên bố những hình phạt vĩnh viễn và những hình phạt nào mà luật hay mệnh lệnh thiết lập đã cấm áp dụng bằng sắc lệnh.
§3. Những gì luật hay mệnh lệnh nói về thẩm phán liên quan tới việc tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt trong việc xét xử, phải được áp dụng cho vị bề trên nào dùng sắc lệnh ngoài toà để tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt, trừ khi đã rõ cách khác hoặc trừ khi đó là những quy định chỉ liên quan đến thủ tục mà thôi.
Điều 1343
Nếu luật hay mệnh lệnh ban cho thẩ’m phán năng quyền để áp dụng hay không áp dụng một hình phạt, thì vị này, vẫn giữ quy định của điều 1326 § 3, theo lương tâm và nhận định thận trọng của mình, phải xác định sự việc, theo như những gì mà việc tái lập công lý, sự cải thiện cho phạm nhân và sự sửa chữa gương xấu, đòi hỏi; tuy nhiên, trong những trường hợp này, nếu thấy thích đáng, thẩ’m phán cũng có thể giảm nhẹ hình phạt hay thay thế bằng một việc sám hối.
Điều 1344
Mặc dù luật dùng những từ ngữ có tính cách ra lệnh, thẩ’m phán có thể tuỳ lương tâm và sự khôn ngoan của mình:
10 hoãn việc tuyên kết hình phạt đến một lúc nào thuận tiện hơn, nếu thấy trước rằng việc phạt phạm nhân quá vội vàng sẽ gây ra những tác hại lớn hơn, trừ khi sự cần thiết phải sửa chữa gương xấu đòi hỏi cấp bách;
20 bỏ qua việc tuyên kết hình phạt, hoặc tuyên kết một hình phạt nhẹ hơn, hoặc áp dụng một việc Sám Hối, nếu phạm nhân đã sửa mình và đã sửa chữa gương xấu, hoặc nếu chính phạm nhân đã bị quyền bính dân sự phạt đủ rồi, hoặc thấy trước là phạm nhân sẽ bị phạt như vậy;
30 hoãn nghĩa vụ thực hiện hình phạt thục tội, nếu phạm nhân phạm tội lần đầu tiên sau khi đã sống một cuộc đời chính trực và nếu không cần phải sửa chữa gương xấu gấp; tuy nhiên, nếu phạm nhân thực hiện một tội phạm mới trong thời hạn được chính thẩ’m phán ấn định, thì phạm nhân phải chịu hình phạt của cả hai tội phạm, trừ khi trong thời gian ấy, thời hiệu của tố quyền hình sự đối với tội phạm trước đã trôi qua.
Điều 1345
Mỗi khi phạm nhân chỉ sử dụng được trí khôn một cách bất toàn, hay đã thực hiện một tội phạm do nhu cầu, do sợ hãi nặng nề, hoặc do đam mê, trừ những gì quy định ở điều 1326, § 1, 40 trong tình trạng say rượu, hoặc do bất cứ một rối loạn tâm thần nào khác tương tự, thì thẩ’m phán cũng có thể bỏ qua việc tuyên kết một việc ra phạt nào đó, nếu nhận thấy là có thể dùng một phương thế tốt hơn để cải thiện phạm nhân; tuy nhiên thẩ’m phán phải phạt kẻ phạm tội nếu không có cách nào khác để tái lập công lý và sửa chữa gương xấu đã gây nên.
Điều 1346
§ 1. Thông thường hình phạt sẽ nhiều khi nhiều tội phạm.
§ 2. Mỗi khi phạm nhân đã thực hiện nhiều tội phạm, nếu sự chồng chất các hình phạt hậu kết có vẻ quá nặng, thì thẩm phán có quyền giảm bớt các hình phạt trong những giới hạn hợp tình hợp lý, tuỳ theo sự thẩ’m định khôn ngoan của mình, và đặt kẻ ấy trong sự canh chừng.
Điều 1347
§1. Không thể tuyên kết một vạ cách thành sự, nếu trước đó phạm nhân đã không được cảnh cáo ít là một lần để chấm dứt sự ngoan cố của mình, và nếu đã dành cho đương sự một thời gian thích hợp để hối cải.
§2. Phải kể như là phạm nhân đã hết ngoan cố, khi phạm nhân thật lòng hối hận về tội phạm của mình, và hơn nữa đã sửa chữa cách xứng hợp gương xấu và các thiệt hại hay ít là đã nghiêm chỉnh hứa sửa chữa điều ấy.
Điều 1348
Khi một phạm nhân không bị buộc tội hay không bị tuyên kết một hình phạt nào cả, thì Đấng Bản Quyền có thể quan tâm đến lợi ích của đương sự cũng như đến công ích bằng việc cảnh cáo thích hợp và bằng những phương thế khác của lòng ưu tư mục vụ, hay cả bằng những dược hình, nếu sự việc đòi hỏi điều đó.
Điều 1349
Nếu một hình phạt không được xác định và nếu luật không dự liệu cách khác, thì thẩ’m phán trong việc xác định hình phạt, phải chọn những hình phạt nào tỷ lệ với gương xấu và mức nghiêm trọng của thiệt hại đã gây ra; tuy nhiên không được tuyên kết những hình phạt nặng hơn, trừ khi sự nghiêm trọng của vấn đề đòi hỏi điều đó cách tuyệt đối; dù vậy, thẩm phán không được tuyên kết những hình phạt vĩnh viễn.
Điều 1350
§1. Khi tuyên kết hình phạt cho một giáo sĩ, luôn phải liệu sao cho đương sự không thiếu những phương tiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng, trừ trường hợp bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Nếu một người nào bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ đang sống trong sự bần cùng thật sự do hình phạt ấy, thì Đấng Bản Quyền phải liệu giúp đỡ đương sự cách tốt nhất có thể, nhưng không phải bằng cách ban cho họ giáo vụ, thừa tác vụ hay nhiệm vụ.
Điều 1351
Hình phạt chi phối phạm nhân ở khắp mọi nơi, ngay cả khi người thiết lập, tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, hết quyền, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.
Điều 1352
§1. Nếu một hình phạt cấm lãnh nhận các bí tích hay á bí tích, vạ cấm cũng bị đình chỉ bao lâu phạm nhân còn ở trong tình trạng nguy tử.
§2. Khi một hình phạt tiền kết chưa được công bố hay chưa được công khai tại nơi phạm nhân cư ngụ, thì nghĩa vụ tuân giữ hình phạt ấy bị đình chỉ toàn bộ hay một phần, trong mức độ phạm nhân không thể tuân giữ nghĩa vụ ấy mà không gặp nguy cơ gây ra gương xấu nghiêm trọng hoặc bị mất thanh danh.
Điều 1353
Việc kháng cáo hay thượng cầu chống lại những án lệnh của toà án hoặc những sắc lệnh tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt đều có hiệu lực đình chỉ.
ĐỀ MỤC VI
SỰ THA HÌNH PHẠT VÀ THỜI HIỆU CỦA TỐ QUYỀN
SỰ THA HÌNH PHẠT VÀ THỜI HIỆU CỦA TỐ QUYỀN
Điều 1354
§l. Ngoài những vị được nêu lên ở các điều 1355-1356, tất cả những người có thể miễn chuẩn một luật có kèm theo một hình phạt, hay những người có thể’ miễn trừ một mệnh lệnh ngăm đe một hình phạt, cũng đều có quyền tha hình phạt ấy.
§2. Ngoài ra, luật hay mệnh lệnh thiết lập một hình phạt cũng có thể’ ban cho những người khác quyền tha hình phạt ấy.
§3. Nếu Tông Toà dành riêng cho mình hay dành cho những người khác quyền tha hình phạt, thì sự dành riêng ấy phải được giải thích theo nghĩa hẹp.
Điều 1355
§1. Các vị sau đây có thể tha hình phạt do luật thiết lập, nếu hình phạt hậu kết đã được tuyên kết hay tiền kết đã được tuyên bố, miễn là hình phạt không dành riêng cho Tông Toà:
10 Bản Quyền đã khởi tố trước toà để tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, hoặc Bản Quyền đã đích thân hay nhờ người khác tuyên kết hay tuyên bố hình phạt bằng sắc lệnh;
20 Bản Quyền địa phương tại nơi phạm nhân đang cư ngụ, nhưng sau khi đã tham khảo ý kiến của Bản Quyền được nói đến ở 1o, trừ khi không thể’ tham khảo được do những hoàn cảnh bất thường.
§2. Hình phạt tiền kết do luật thiết lập nhưng chưa được tuyên bố, và nếu hình phạt ấy không dành riêng cho Tông Toà, thì những vị có thể tha:
10 Bản Quyền đối với những người thuộc quyền mình;
20 Bản Quyền sở tại kể cả đối với những người đang ở trong lãnh thổ của ngài hay tại đó họ phạm tội;
30 Bất cứ Giám Mục nào, tuy nhiên, chỉ trong khi ban bí tích giải tội.
Điều 1356
§1. Những vị sau đây có thể tha một hình phạt hậu kết hay tiền kết được thiết lập bởi một mệnh lệnh không do Tông Toà ban hành:
10 chính tác giả của mệnh lệnh phạt;
20 Bản Quyền đã phát động việc xét xử để tuyên kết hay tuyên bố hình phạt hay đã tuyên kết hay đã đích thân hay qua người khác, tuyên bố bằng sắc lệnh.
30 Bản Quyền sở tại, tại nơi mà phạm nhân đang ở.
§2. Trước khi tha một hình phạt, phải tham khảo ý kiến của người ban mệnh lệnh phạt, hoặc người đã tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, trừ khi không thể hỏi ý kiến được do những hoàn cảnh bất thường.
Điều 1357
§l. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 508 và 976, cha giải tội có thể tha ở toà trong, lúc ban bí tích, vạ tuyệt thông tiền kết hay vạ cấm chế tiền kết chưa được tuyên bố, nếu hối nhân cảm thấy khổ’ sở khi phải sống trong tình trạng tội trọng suốt thời gian cần thiết để bề trên có thẩm quyền định liệu.
§2. Khi tha vạ, cha giải tội phải buộc hối nhân, nếu bất tuân, thì sẽ mắc vạ lại, trong vòng một tháng phải thượng cầu lên bề trên có thẩ’m quyền hay lên tư tế có năng quyền và phải tuân theo quyết định của ngài; trong khi chờ đợi, cha giải tội phải ra một việc đền tội cân xứng và phải buộc đương sự sửa chữa gương xấu cũng như đền bù thiệt hại trong mức độ cần thiết; cũng có thể nhờ cha giải tội thực hiện việc thượng cầu này, nhưng không nêu danh tính của hối nhân.
§3. Những người đã được giải vạ đã được tuyên kết, hay đã được tuyên bố, hay được dành riêng cho Tông Toà, chiếu theo quy tắc của điều 976, đều buộc phải giữ nghĩa vụ thượng cầu, sau khi mối nguy hiểm đã qua khỏi.
Điều 1358
§1. Vạ sẽ không được tha nếu phạm nhân vẫn còn ngoan cố, chiếu theo quy tắc của điều 1347 §2; nhưng không được từ chối tha vạ cho phạm nhân nào đã hết ngoan cố, trừ ra những gì quy định ở điều 1361 §4.
§2. Người nào tha vạ, thì có thể áp dụng các biện pháp chiếu theo quy tắc của điều 1348 hay cũng có thể áp đặt một việc Sám Hối.
Điều 1359
Nếu một người mắc nhiều hình phạt, thì chỉ có những hình phạt được nêu ra cách rõ ràng mới được tha; nhưng việc tha tổng quát vẫn huỷ bỏ mọi hình phạt, trừ những hình phạt mà phạm nhân vì gian ý đã không nêu ra trong đơn thỉnh cầu.
Điều 1360
Việc tha hình phạt sẽ vô hiệu do chính luật, nếu bị vũ lực hay đe doạ nặng nề hay lừa gạt.
Điều 1361
§l. Có thể tha hình phạt cho cả người vắng mặt, hoặc tha với điều kiện.
§2. Việc tha hình phạt ở toà ngoài phải được ban bằng văn bản, trừ khi có một lý do nghiêm trọng khuyên làm cách khác.
§3. Phải cẩn thận đừng để việc xin tha hình phạt hay chính việc tha hình phạt bị tiết lộ, trừ khi điều đó hữu ích để bảo vệ thanh danh cho phạm nhân hay cần thiết để sửa chữa một gương xấu.
§3. Không được tha phạt bao lâu, theo nhận định thận trọng của Bản Quyền, phạm nhân chưa sửa chữa thiệt hại đã gây ra; phạm nhân có thể được thúc giục để sửa chữa hay bồi hoàn, với một trong những hình phạt được nói tới ở điều 1336, §§ 2-4, và điều đó cũng áp dụng cho người ấy khi tha vạ theo quy tắc của điều 1358, § 1.
Điều 1362
§ 1. Một tố quyền hình sự thì chấm dứt do thời hiệu sau ba năm, trừ khi liên quan đến:
1° những tội phạm dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, theo qui tắc đặc biệt;
2° giữ nguyên qui định ở số 1°, một hành động do bất cứ tội phạm nào nói tới ở điều 1376, 1377, 1378, 1393 § 1, 1394, 1395, 1397, hay 1398 § 2,’ thì chấm dứt sau bảy năm, hay một hành động do những tội phạm nói tới ở Giáo luật 1398 § 1, thì chấm dứt sau hai mươi năm;
3° những tội phạm không bị luật phổ’ quát phạt, nếu luật địa phương đã ấn định một thời hiệu khác.
§ 2. Trừ trường hợp luật đã ấn định cách khác, thời hiệu bắt đầu từ ngày tội phạm xảy ra hay, nếu tội phạm kéo dài hay thường xuyên, thì từ ngày tội phạm ngừng lại.
§ 3. Khi phạm nhân được toà triệu tập theo qui tắc của điều 1723, hay được thông tri theo cách thế điều 1507 § 3 nói tới về việc trình bày đơn tố giác, thì thời hiệu của tố quyền hình sự cho ba năm bị treo lại; hết thời hạn này hay khi sự treo thời hạn bị gián đoạn vì lý do chấm dứt thủ tục hình sự, thì thời gian lại được tính lại, cộng vào với thời gian đã trải qua rồi do thời hiệu. Sự treo thời hiệu cũng áp dụng tương tự nếu, đang khi tuân giữ điều 1720, 10, tiến trình được theo đuổi để áp đặt hay tuyên bố hình phạt với một sắc lệnh ngoại tư pháp.
Điều 1363
§1. Tố quyền nhắm để chấp hành hình phạt bị thời hiệu tiêu huỷ nếu sắc lệnh thi hành án của thẩm phán được nói đến ở điều 1651 đã không được thông báo cho phạm nhân trong thời hạn được nói đến ở điều 1362, thời hạn này tính từ ngày phán quyết kết án trở thành vấn đề quyết tụng.
§2. Nguyên tắc trên đây cũng có giá trị, miễn là vẫn giữ những gì luật định, nếu hình phạt được tuyên kết bằng sắc lệnh ngoài toà án.
§l. Ngoài những vị được nêu lên ở các điều 1355-1356, tất cả những người có thể miễn chuẩn một luật có kèm theo một hình phạt, hay những người có thể’ miễn trừ một mệnh lệnh ngăm đe một hình phạt, cũng đều có quyền tha hình phạt ấy.
§2. Ngoài ra, luật hay mệnh lệnh thiết lập một hình phạt cũng có thể’ ban cho những người khác quyền tha hình phạt ấy.
§3. Nếu Tông Toà dành riêng cho mình hay dành cho những người khác quyền tha hình phạt, thì sự dành riêng ấy phải được giải thích theo nghĩa hẹp.
Điều 1355
§1. Các vị sau đây có thể tha hình phạt do luật thiết lập, nếu hình phạt hậu kết đã được tuyên kết hay tiền kết đã được tuyên bố, miễn là hình phạt không dành riêng cho Tông Toà:
10 Bản Quyền đã khởi tố trước toà để tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, hoặc Bản Quyền đã đích thân hay nhờ người khác tuyên kết hay tuyên bố hình phạt bằng sắc lệnh;
20 Bản Quyền địa phương tại nơi phạm nhân đang cư ngụ, nhưng sau khi đã tham khảo ý kiến của Bản Quyền được nói đến ở 1o, trừ khi không thể’ tham khảo được do những hoàn cảnh bất thường.
§2. Hình phạt tiền kết do luật thiết lập nhưng chưa được tuyên bố, và nếu hình phạt ấy không dành riêng cho Tông Toà, thì những vị có thể tha:
10 Bản Quyền đối với những người thuộc quyền mình;
20 Bản Quyền sở tại kể cả đối với những người đang ở trong lãnh thổ của ngài hay tại đó họ phạm tội;
30 Bất cứ Giám Mục nào, tuy nhiên, chỉ trong khi ban bí tích giải tội.
Điều 1356
§1. Những vị sau đây có thể tha một hình phạt hậu kết hay tiền kết được thiết lập bởi một mệnh lệnh không do Tông Toà ban hành:
10 chính tác giả của mệnh lệnh phạt;
20 Bản Quyền đã phát động việc xét xử để tuyên kết hay tuyên bố hình phạt hay đã tuyên kết hay đã đích thân hay qua người khác, tuyên bố bằng sắc lệnh.
30 Bản Quyền sở tại, tại nơi mà phạm nhân đang ở.
§2. Trước khi tha một hình phạt, phải tham khảo ý kiến của người ban mệnh lệnh phạt, hoặc người đã tuyên kết hay tuyên bố hình phạt, trừ khi không thể hỏi ý kiến được do những hoàn cảnh bất thường.
Điều 1357
§l. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 508 và 976, cha giải tội có thể tha ở toà trong, lúc ban bí tích, vạ tuyệt thông tiền kết hay vạ cấm chế tiền kết chưa được tuyên bố, nếu hối nhân cảm thấy khổ’ sở khi phải sống trong tình trạng tội trọng suốt thời gian cần thiết để bề trên có thẩm quyền định liệu.
§2. Khi tha vạ, cha giải tội phải buộc hối nhân, nếu bất tuân, thì sẽ mắc vạ lại, trong vòng một tháng phải thượng cầu lên bề trên có thẩ’m quyền hay lên tư tế có năng quyền và phải tuân theo quyết định của ngài; trong khi chờ đợi, cha giải tội phải ra một việc đền tội cân xứng và phải buộc đương sự sửa chữa gương xấu cũng như đền bù thiệt hại trong mức độ cần thiết; cũng có thể nhờ cha giải tội thực hiện việc thượng cầu này, nhưng không nêu danh tính của hối nhân.
§3. Những người đã được giải vạ đã được tuyên kết, hay đã được tuyên bố, hay được dành riêng cho Tông Toà, chiếu theo quy tắc của điều 976, đều buộc phải giữ nghĩa vụ thượng cầu, sau khi mối nguy hiểm đã qua khỏi.
Điều 1358
§1. Vạ sẽ không được tha nếu phạm nhân vẫn còn ngoan cố, chiếu theo quy tắc của điều 1347 §2; nhưng không được từ chối tha vạ cho phạm nhân nào đã hết ngoan cố, trừ ra những gì quy định ở điều 1361 §4.
§2. Người nào tha vạ, thì có thể áp dụng các biện pháp chiếu theo quy tắc của điều 1348 hay cũng có thể áp đặt một việc Sám Hối.
Điều 1359
Nếu một người mắc nhiều hình phạt, thì chỉ có những hình phạt được nêu ra cách rõ ràng mới được tha; nhưng việc tha tổng quát vẫn huỷ bỏ mọi hình phạt, trừ những hình phạt mà phạm nhân vì gian ý đã không nêu ra trong đơn thỉnh cầu.
Điều 1360
Việc tha hình phạt sẽ vô hiệu do chính luật, nếu bị vũ lực hay đe doạ nặng nề hay lừa gạt.
Điều 1361
§l. Có thể tha hình phạt cho cả người vắng mặt, hoặc tha với điều kiện.
§2. Việc tha hình phạt ở toà ngoài phải được ban bằng văn bản, trừ khi có một lý do nghiêm trọng khuyên làm cách khác.
§3. Phải cẩn thận đừng để việc xin tha hình phạt hay chính việc tha hình phạt bị tiết lộ, trừ khi điều đó hữu ích để bảo vệ thanh danh cho phạm nhân hay cần thiết để sửa chữa một gương xấu.
§3. Không được tha phạt bao lâu, theo nhận định thận trọng của Bản Quyền, phạm nhân chưa sửa chữa thiệt hại đã gây ra; phạm nhân có thể được thúc giục để sửa chữa hay bồi hoàn, với một trong những hình phạt được nói tới ở điều 1336, §§ 2-4, và điều đó cũng áp dụng cho người ấy khi tha vạ theo quy tắc của điều 1358, § 1.
Điều 1362
§ 1. Một tố quyền hình sự thì chấm dứt do thời hiệu sau ba năm, trừ khi liên quan đến:
1° những tội phạm dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, theo qui tắc đặc biệt;
2° giữ nguyên qui định ở số 1°, một hành động do bất cứ tội phạm nào nói tới ở điều 1376, 1377, 1378, 1393 § 1, 1394, 1395, 1397, hay 1398 § 2,’ thì chấm dứt sau bảy năm, hay một hành động do những tội phạm nói tới ở Giáo luật 1398 § 1, thì chấm dứt sau hai mươi năm;
3° những tội phạm không bị luật phổ’ quát phạt, nếu luật địa phương đã ấn định một thời hiệu khác.
§ 2. Trừ trường hợp luật đã ấn định cách khác, thời hiệu bắt đầu từ ngày tội phạm xảy ra hay, nếu tội phạm kéo dài hay thường xuyên, thì từ ngày tội phạm ngừng lại.
§ 3. Khi phạm nhân được toà triệu tập theo qui tắc của điều 1723, hay được thông tri theo cách thế điều 1507 § 3 nói tới về việc trình bày đơn tố giác, thì thời hiệu của tố quyền hình sự cho ba năm bị treo lại; hết thời hạn này hay khi sự treo thời hạn bị gián đoạn vì lý do chấm dứt thủ tục hình sự, thì thời gian lại được tính lại, cộng vào với thời gian đã trải qua rồi do thời hiệu. Sự treo thời hiệu cũng áp dụng tương tự nếu, đang khi tuân giữ điều 1720, 10, tiến trình được theo đuổi để áp đặt hay tuyên bố hình phạt với một sắc lệnh ngoại tư pháp.
Điều 1363
§1. Tố quyền nhắm để chấp hành hình phạt bị thời hiệu tiêu huỷ nếu sắc lệnh thi hành án của thẩm phán được nói đến ở điều 1651 đã không được thông báo cho phạm nhân trong thời hạn được nói đến ở điều 1362, thời hạn này tính từ ngày phán quyết kết án trở thành vấn đề quyết tụng.
§2. Nguyên tắc trên đây cũng có giá trị, miễn là vẫn giữ những gì luật định, nếu hình phạt được tuyên kết bằng sắc lệnh ngoài toà án.
PHẦN II: CÁC TỘI PHẠM RIÊNG BIỆT VÀ HÌNH PHẠT CHO TỪNG TỘI PHẠM
ĐỀ MỤC I
TỘI PHẠM CHỐNG LẠI ĐỨC TIN VÀ TÍNH DUY NHẤT CỦA GIÁO HỘI
ĐỀ MỤC I
TỘI PHẠM CHỐNG LẠI ĐỨC TIN VÀ TÍNH DUY NHẤT CỦA GIÁO HỘI
Điều 1364
§l. Người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo bị vạ tuyệt thông tiền kết, vẫn giữ nguyên những quy định của điều 194 §1, 20, ngoài ra, người ấy có thể phải chịu những hình phạt được nói đến ở điều 1336, § 2-4.
§2. Có thể thêm những hình phạt khác, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ, nếu có một sự ngoan cố kéo dài hay sự nghiêm trọng của gương xấu đòi hỏi điều đó.
Điều 1365
Người nào, ngoài trường hợp nói ở điều 1364 § 1, dạy một học thuyết đã bị Đức Giáo hoàng Roma hay Công đồng chung kết án, hay cố chấp từ khước giáo huấn được nói tới ở điều 750, § 2, hay điều 752, và đã được Tông Toà hay Bản Quyền cảnh cáo, mà không rút lại, phải bị phạt bằng một vạ và tước bỏ giáo vụ; có thể thêm vào những chế tài này các biện pháp khác được nói tới ở điều 1336 §§ 2-4.
Điều 1366
Người nào nại tới Công đồng chung hay nại tới Giám Mục đoàn, để chống lại một hành vi của Đức Giáo hoàng Roma, phải bị phạt vạ.
Điều 1367
Những bậc cha mẹ hay những người thay quyền cha mẹ đã cho con cái được Rửa Tội hay được giáo dục trong một tôn giáo không Công Giáo, phải bị phạt vạ hay phải chịu một hình phạt khác thích đáng.
Điều 1368
Người nào, trong một buổ’i biểu diễn, hoặc trong một hội nghị công cộng, hoặc trong khi dùng những phương tiện truyền thông xã hội khác, nói lộng ngôn hoặc xúc phạm nặng nề đến thuần phong mỹ tục, hoặc mạ lỵ, hoặc kích động lòng thù ghét hay khinh dể chống đối tôn giáo hay Giáo Hội, thì phải chịu một hình phạt thích đáng.
Điều 1369
Ai xúc phạm đến một đồ thánh, động sản hay bất động sản, phải bị phạt hình phạt thích đáng.
§l. Người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo bị vạ tuyệt thông tiền kết, vẫn giữ nguyên những quy định của điều 194 §1, 20, ngoài ra, người ấy có thể phải chịu những hình phạt được nói đến ở điều 1336, § 2-4.
§2. Có thể thêm những hình phạt khác, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ, nếu có một sự ngoan cố kéo dài hay sự nghiêm trọng của gương xấu đòi hỏi điều đó.
Điều 1365
Người nào, ngoài trường hợp nói ở điều 1364 § 1, dạy một học thuyết đã bị Đức Giáo hoàng Roma hay Công đồng chung kết án, hay cố chấp từ khước giáo huấn được nói tới ở điều 750, § 2, hay điều 752, và đã được Tông Toà hay Bản Quyền cảnh cáo, mà không rút lại, phải bị phạt bằng một vạ và tước bỏ giáo vụ; có thể thêm vào những chế tài này các biện pháp khác được nói tới ở điều 1336 §§ 2-4.
Điều 1366
Người nào nại tới Công đồng chung hay nại tới Giám Mục đoàn, để chống lại một hành vi của Đức Giáo hoàng Roma, phải bị phạt vạ.
Điều 1367
Những bậc cha mẹ hay những người thay quyền cha mẹ đã cho con cái được Rửa Tội hay được giáo dục trong một tôn giáo không Công Giáo, phải bị phạt vạ hay phải chịu một hình phạt khác thích đáng.
Điều 1368
Người nào, trong một buổ’i biểu diễn, hoặc trong một hội nghị công cộng, hoặc trong khi dùng những phương tiện truyền thông xã hội khác, nói lộng ngôn hoặc xúc phạm nặng nề đến thuần phong mỹ tục, hoặc mạ lỵ, hoặc kích động lòng thù ghét hay khinh dể chống đối tôn giáo hay Giáo Hội, thì phải chịu một hình phạt thích đáng.
Điều 1369
Ai xúc phạm đến một đồ thánh, động sản hay bất động sản, phải bị phạt hình phạt thích đáng.
ĐỀ MỤC II
TỘI PHẠM CHỐNG LẠI NHÀ CHỨC TRÁCH GIÁO HỘI VÀ CHỐNG LẠI SỰ THI HÀNH NHIỆM VỤ
TỘI PHẠM CHỐNG LẠI NHÀ CHỨC TRÁCH GIÁO HỘI VÀ CHỐNG LẠI SỰ THI HÀNH NHIỆM VỤ
Điều 1370
§1. Người nào dùng vũ lực thể lý chống lại Đức Giáo Hoàng Rôma, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Toà; nếu người ấy là giáo sĩ, thì tuỳ theo tính cách nghiêm trọng của tội phạm, có thể phải chịu thêm một hình phạt khác nữa, kể’ cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Người nào dùng vũ lực thể’ lý chống lại một người có chức Giám Mục, thì bị vạ cấm chế tiền kết; nếu người ấy là giáo sĩ, thì còn bị vạ huyền chức tiền kết nữa.
§3. Người nào dùng vũ lực thể lý chống lại một giáo sĩ hay một tu sĩ hay một giáo dân, vì khinh dể đức tin hay Giáo Hội, hay quyền bính, hay thừa tác vụ của Giáo Hội, thì phải chịu một hình phạt thích đáng.
Điều 1371
§1. Người nào không vâng theo lệnh truyền hoặc lệnh cấm hợp pháp của Tông Toà, của Bản Quyền hay của Bề trên, và vẫn ngoan cố không vâng phục sau khi đã bị cảnh cáo, thì phải bị phạt, tuỳ theo mức nghiêm trọng của sự việc, bằng một vạ hay bằng một sự tước bỏ giáo vụ hay bằng những hình phạt khác được nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
§2. Ai vi phạm các bổn phận mà một hình phạt đã đặt ra cho người ấy, thì phải chịu các hình phạt nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
§3. Người nào thề gian khi quả quyết hay hứa một điều gì đó trước nhà chức trách Giáo Hội, thì người ấy phải chịu hình phạt thích đáng.
§4. Người nào vi phạm bổ’n phận giữ bí mật giáo hoàng, người ấy phải chịu những hình phạt như nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
§5. Người nào không tuân thủ bổ’n phận thi hành một án lệnh hành pháp hay một sắc lệnh hình sự hành pháp, người ấy phải chịu hình phạt thích đáng, không loại trừ phạt vạ.
§6. Người nào bỏ qua sự thông tri tin tức về một tội phạm khi giáo luật buộc thông tri, thì người ấy phải bị phạt theo qui tắc của điều 1336, §§ 2-4, và thêm các hình phạt khác, tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm.
Điều 1372
Phải bị phạt theo quy tắc của điều 1336, §§ 2-4:
10 những người nào ngăn cản sự tự do của một thừa tác vụ hay sự tự do thi hành quyền bính Giáo Hội hoặc sự sử dụng hợp pháp những của thánh hay những tài sản khác của Giáo Hội, hoặc hăm doạ người đã thi hành quyền bính hay một thừa tác vụ Giáo Hội;
20 những người nào ngăn cản sự tự do bầu cử hay hăm doạ một cử tri, hay một người đắc cử.
Điều 1373
Người nào công khai kích động sự chống đối hay thù ghét Tông Toà hay Bản Quyền vì một hành vi nào đó của giáo vụ hay phận vụ Giáo Hội, hoặc người nào xúi giục sự không vâng phục các ngài, thì phải bị vạ cấm chế hay những hình phạt thích đáng khác.
Điều 1374
Người nào ghi danh vào một hiệp hội âm mưu chống lại Giáo Hội, thì phải chịu một hình phạt thích đáng; còn người nào cổ’ động hoặc điều hành hiệp hội ấy, thì phải bị phạt vạ cấm chế.
Điều 1375
§1. Bất cứ ai chiếm đoạt một giáo vụ, người ấy phải chịu hình phạt thích đáng.
§2. Việc giữ lại cách bất hợp pháp một nhiệm vụ sau khi đã bị truất chức hay mãn chức cũng kể như tương đương với sự chiếm đoạt.
Điều 1376
§1. Vẫn giữ bó buộc phải sửa chữa thiệt hại, những người sau đây phải bị phạt theo những hình phạt ở điều 1336, §§ 2-4, :
10 người nào lấy tài sản của Giáo Hội hay cản trở nhận hoa lợi phát sinh;
20 người nào chuyển nhượng tài sản của Giáo Hội hay thực hiện một hành vi quản trị trên chúng, mà không có sự tham khảo, sự đồng ý hay phép quy định hay không có một điều kiện mà luật bó buộc đối với tính thành sự và tính hợp pháp của hành vi.
§2. Không loại trừ việc tước bỏ giáo vụ, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại, những người sau đây phải chịu hình phạt thích đáng:
10 người nào do lỗi cá nhân đã phạm tội nói tới ở §1, 20;
20 người nào được thấy là theo cách thức khác, đã chểnh mảng nghiêm trọng trong quản trị tài sản của Giáo Hội.
Điều 1377
§1. Ai biếu hay hứa bất cứ điều gì cho một người thi hành một chức vụ hay một nhiệm vụ trong Giáo Hội, để đạt được từ họ một hành động hay một sự bỏ qua bất hợp lệ, thì phải bị phạt với một hình phạt thích đáng theo quy tắc của điều 1336, §§ 2-4; cũng vậy người nào chấp nhận tặng phẩm và lời hứa cũng phải bị phạt tương xứng với tầm mức của tội phạm, không loại trừ việc tước bỏ giáo vụ, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại.
§2. Ai, trong khi thi hành chức vụ hay một nhiệm vụ, đòi quà biếu ngoài những gì ấn định, hoặc đó là thêm số tiền, hoặc cái gì đó để thủ lợi, thì phải bị phạt với số tiền bồi thường tương xứng hay với những hình phạt khác, không loại trừ việc tước bỏ chức vụ, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại.
Điều 1378
§1. Người nào, không kể những trường hợp mà luật đã dự liệu, lạm dụng quyền bính, chức vụ, nhiệm vụ Giáo Hội, thì phải bị phạt tuỳ theo mức nghiêm trọng của hành vi đã làm hay đã bỏ qua, không loại trừ việc tước bỏ chức vụ hay nhiệm vụ, vẫn giữ nguyên bó buộc sửa chữa thiệt hại.
§2. Người nào, vì chểnh mảng có lỗi, đã thực hiện hay bỏ qua một hành vi thuộc quyền bính, chức vụ hay nhiệm vụ Giáo Hội, khiến gây nên thiệt hại cho người khác hay gây gương xấu, thì phải bị phạt với hình phạt thích đáng, theo qui tắc của điều 1336, §§ 2-4, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại.
§1. Người nào dùng vũ lực thể lý chống lại Đức Giáo Hoàng Rôma, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Toà; nếu người ấy là giáo sĩ, thì tuỳ theo tính cách nghiêm trọng của tội phạm, có thể phải chịu thêm một hình phạt khác nữa, kể’ cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Người nào dùng vũ lực thể’ lý chống lại một người có chức Giám Mục, thì bị vạ cấm chế tiền kết; nếu người ấy là giáo sĩ, thì còn bị vạ huyền chức tiền kết nữa.
§3. Người nào dùng vũ lực thể lý chống lại một giáo sĩ hay một tu sĩ hay một giáo dân, vì khinh dể đức tin hay Giáo Hội, hay quyền bính, hay thừa tác vụ của Giáo Hội, thì phải chịu một hình phạt thích đáng.
Điều 1371
§1. Người nào không vâng theo lệnh truyền hoặc lệnh cấm hợp pháp của Tông Toà, của Bản Quyền hay của Bề trên, và vẫn ngoan cố không vâng phục sau khi đã bị cảnh cáo, thì phải bị phạt, tuỳ theo mức nghiêm trọng của sự việc, bằng một vạ hay bằng một sự tước bỏ giáo vụ hay bằng những hình phạt khác được nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
§2. Ai vi phạm các bổn phận mà một hình phạt đã đặt ra cho người ấy, thì phải chịu các hình phạt nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
§3. Người nào thề gian khi quả quyết hay hứa một điều gì đó trước nhà chức trách Giáo Hội, thì người ấy phải chịu hình phạt thích đáng.
§4. Người nào vi phạm bổ’n phận giữ bí mật giáo hoàng, người ấy phải chịu những hình phạt như nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
§5. Người nào không tuân thủ bổ’n phận thi hành một án lệnh hành pháp hay một sắc lệnh hình sự hành pháp, người ấy phải chịu hình phạt thích đáng, không loại trừ phạt vạ.
§6. Người nào bỏ qua sự thông tri tin tức về một tội phạm khi giáo luật buộc thông tri, thì người ấy phải bị phạt theo qui tắc của điều 1336, §§ 2-4, và thêm các hình phạt khác, tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm.
Điều 1372
Phải bị phạt theo quy tắc của điều 1336, §§ 2-4:
10 những người nào ngăn cản sự tự do của một thừa tác vụ hay sự tự do thi hành quyền bính Giáo Hội hoặc sự sử dụng hợp pháp những của thánh hay những tài sản khác của Giáo Hội, hoặc hăm doạ người đã thi hành quyền bính hay một thừa tác vụ Giáo Hội;
20 những người nào ngăn cản sự tự do bầu cử hay hăm doạ một cử tri, hay một người đắc cử.
Điều 1373
Người nào công khai kích động sự chống đối hay thù ghét Tông Toà hay Bản Quyền vì một hành vi nào đó của giáo vụ hay phận vụ Giáo Hội, hoặc người nào xúi giục sự không vâng phục các ngài, thì phải bị vạ cấm chế hay những hình phạt thích đáng khác.
Điều 1374
Người nào ghi danh vào một hiệp hội âm mưu chống lại Giáo Hội, thì phải chịu một hình phạt thích đáng; còn người nào cổ’ động hoặc điều hành hiệp hội ấy, thì phải bị phạt vạ cấm chế.
Điều 1375
§1. Bất cứ ai chiếm đoạt một giáo vụ, người ấy phải chịu hình phạt thích đáng.
§2. Việc giữ lại cách bất hợp pháp một nhiệm vụ sau khi đã bị truất chức hay mãn chức cũng kể như tương đương với sự chiếm đoạt.
Điều 1376
§1. Vẫn giữ bó buộc phải sửa chữa thiệt hại, những người sau đây phải bị phạt theo những hình phạt ở điều 1336, §§ 2-4, :
10 người nào lấy tài sản của Giáo Hội hay cản trở nhận hoa lợi phát sinh;
20 người nào chuyển nhượng tài sản của Giáo Hội hay thực hiện một hành vi quản trị trên chúng, mà không có sự tham khảo, sự đồng ý hay phép quy định hay không có một điều kiện mà luật bó buộc đối với tính thành sự và tính hợp pháp của hành vi.
§2. Không loại trừ việc tước bỏ giáo vụ, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại, những người sau đây phải chịu hình phạt thích đáng:
10 người nào do lỗi cá nhân đã phạm tội nói tới ở §1, 20;
20 người nào được thấy là theo cách thức khác, đã chểnh mảng nghiêm trọng trong quản trị tài sản của Giáo Hội.
Điều 1377
§1. Ai biếu hay hứa bất cứ điều gì cho một người thi hành một chức vụ hay một nhiệm vụ trong Giáo Hội, để đạt được từ họ một hành động hay một sự bỏ qua bất hợp lệ, thì phải bị phạt với một hình phạt thích đáng theo quy tắc của điều 1336, §§ 2-4; cũng vậy người nào chấp nhận tặng phẩm và lời hứa cũng phải bị phạt tương xứng với tầm mức của tội phạm, không loại trừ việc tước bỏ giáo vụ, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại.
§2. Ai, trong khi thi hành chức vụ hay một nhiệm vụ, đòi quà biếu ngoài những gì ấn định, hoặc đó là thêm số tiền, hoặc cái gì đó để thủ lợi, thì phải bị phạt với số tiền bồi thường tương xứng hay với những hình phạt khác, không loại trừ việc tước bỏ chức vụ, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại.
Điều 1378
§1. Người nào, không kể những trường hợp mà luật đã dự liệu, lạm dụng quyền bính, chức vụ, nhiệm vụ Giáo Hội, thì phải bị phạt tuỳ theo mức nghiêm trọng của hành vi đã làm hay đã bỏ qua, không loại trừ việc tước bỏ chức vụ hay nhiệm vụ, vẫn giữ nguyên bó buộc sửa chữa thiệt hại.
§2. Người nào, vì chểnh mảng có lỗi, đã thực hiện hay bỏ qua một hành vi thuộc quyền bính, chức vụ hay nhiệm vụ Giáo Hội, khiến gây nên thiệt hại cho người khác hay gây gương xấu, thì phải bị phạt với hình phạt thích đáng, theo qui tắc của điều 1336, §§ 2-4, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại.
ĐỀ MỤC III
NHỮNG TỘI PHẠM NGHỊCH LẠI CÁC BÍ TÍCH
NHỮNG TỘI PHẠM NGHỊCH LẠI CÁC BÍ TÍCH
Điều 1379
§1. Bị hình phạt tiền kết cấm chế hay, nếu là giáo sĩ, cả hình phạt huyền chức:
10 người nào không có chức tư tế mà dám cử hành phụng vụ Thánh thể;
20 người nào, ngoài trường hợp nói tới ở điều 1384, không thể xá giải bí tích thành sự, mà lại ban xá giải hay nghe xưng tội bí tích.
§2. Trong những trường hợp nói tới ở § 1, có thể thêm những hình phạt khác, không loại trừ vạ tuyệt thông.
§ 3. Cả người đã truyền chức thánh cho một người nữ, lẫn người nữ đã lãnh nhận chức thánh, đều mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành riêng cho Tông Toà; ngoài ra, giáo sĩ còn có thể bị phạt bằng sự thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§ 4. Người nào chủ ý ban bí tích cho người bị cấm lãnh nhận, thì người ấy phải bị phạt huyền chức; có thể thêm vào những hình phạt nói tới ở điều 1336 §§ 2-4.
§ 5. Ngoài những trường hợp nói tới ở §§ 1-4 và ở điều 1384, người nào giả bộ ban bí tích, thì phải bị phạt với một hình phạt thích đáng.
Điều 1380
Ai cử hành hay lãnh nhận một bí tích vì mại thánh, phải bị phạt cấm chế hay huyền chức hay với những hình phạt nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
Điều 1381
Người nào vi phạm lệnh cấm thông dự vào việc thánh (communicatio in sacris), thì phải chịu một hình phạt thích đáng.
Điều 1382
§1. Người ném bỏ Mình Máu Thánh Chúa, hoặc lấy và giữ với mục đích phạm thánh, thì mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Toà; ngoài ra giáo sĩ có thể bị hình phạt khác nữa, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Người truyền phép chỉ một hay cả hai hình trong cử hành Thánh Thể hay ngoài cử hành Thánh Thể, với mục đích phạm thánh, phải bị phạt tương xứng với mức nghiêm trọng của tội phạm, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1383
Ai trục lợi bất hợp pháp trên các bổng lễ, phải bị phạt vạ hay những hình phạt khác như nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
Điều 1384
Tư tế nào hành động ngược lại các quy định ở điều 977, thì bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
Điều 1385
Linh mục nào trong khi giải tội, hay nhân dịp giải tội, hay lấy cớ giải tội, mà dụ dỗ hối nhân phạm tội nghịch điều răn thứ sáu, tùy theo mức nghiêm trọng của tội phạm, phải bị phạt huyền chức, cấm quyền, tước quyền và, trong những trường hợp nặng hơn, phải bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1386
§1. Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, thì bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Tòa. Còn ai chỉ vi phạm gián tiếp, thì phải bị phạt tùy theo mức nghiêm trọng của tội phạm.
§2. Thông dịch viên và những người khác nói ở điều 983 § 2, nếu vi phạm bí mật, phải bị phạt hình phạt xứng đáng, kể cả vạ tuyệt thông.
§3. vẫn giữ qui định của §§ 1 và 2, bất cứ ai với bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào, thu những điều do vị giải tội hay do hối nhân nói trong bí tích cáo giải, dù là thật hay giả bộ, hay người phổ biến nó qua phương tiện truyền thông xã hội, người ấy phải bị phạt theo mức nghiêm trọng của tội phạm, nếu là giáo sĩ, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1387
Giám Mục nào không có ủy nhiệm thư giáo hoàng mà phong chức Giám Mục cho người khác, cũng như người nào được truyền chức do Giám Mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
Điều 1388
§ 1. Giám Mục nào vi phạm quy định ở điều 1015, phong chức cho một người không phải là người dưới quyền của mình mà không có ủy nhiệm thư hợp pháp, sẽ bị cấm truyền chức trong hạn một năm. Còn người đã được thụ phong tức khắc bị huyền chức thánh vừa lãnh nhận.
§ 2. Người đã cố ý im lặng về tình trạng mắc vạ hay bất hợp luật, mà tiến tới các chức thánh, thì ngoài những gì ấn định ở điều 1044, § 2, 10, người ấy bị treo chức thánh đã lãnh nhận do chính sự việc.
Điều 1389
Ngoài những trường hợp nói ở các điều 1379-1388, ai thi hành bất hợp lệ chức vụ linh mục hay một tác vụ thánh khác, thì phải bị phạt hình phạt thích đáng, kể’ cả phạt vạ.
§1. Bị hình phạt tiền kết cấm chế hay, nếu là giáo sĩ, cả hình phạt huyền chức:
10 người nào không có chức tư tế mà dám cử hành phụng vụ Thánh thể;
20 người nào, ngoài trường hợp nói tới ở điều 1384, không thể xá giải bí tích thành sự, mà lại ban xá giải hay nghe xưng tội bí tích.
§2. Trong những trường hợp nói tới ở § 1, có thể thêm những hình phạt khác, không loại trừ vạ tuyệt thông.
§ 3. Cả người đã truyền chức thánh cho một người nữ, lẫn người nữ đã lãnh nhận chức thánh, đều mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành riêng cho Tông Toà; ngoài ra, giáo sĩ còn có thể bị phạt bằng sự thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§ 4. Người nào chủ ý ban bí tích cho người bị cấm lãnh nhận, thì người ấy phải bị phạt huyền chức; có thể thêm vào những hình phạt nói tới ở điều 1336 §§ 2-4.
§ 5. Ngoài những trường hợp nói tới ở §§ 1-4 và ở điều 1384, người nào giả bộ ban bí tích, thì phải bị phạt với một hình phạt thích đáng.
Điều 1380
Ai cử hành hay lãnh nhận một bí tích vì mại thánh, phải bị phạt cấm chế hay huyền chức hay với những hình phạt nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
Điều 1381
Người nào vi phạm lệnh cấm thông dự vào việc thánh (communicatio in sacris), thì phải chịu một hình phạt thích đáng.
Điều 1382
§1. Người ném bỏ Mình Máu Thánh Chúa, hoặc lấy và giữ với mục đích phạm thánh, thì mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Toà; ngoài ra giáo sĩ có thể bị hình phạt khác nữa, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Người truyền phép chỉ một hay cả hai hình trong cử hành Thánh Thể hay ngoài cử hành Thánh Thể, với mục đích phạm thánh, phải bị phạt tương xứng với mức nghiêm trọng của tội phạm, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1383
Ai trục lợi bất hợp pháp trên các bổng lễ, phải bị phạt vạ hay những hình phạt khác như nói tới ở điều 1336, §§ 2-4.
Điều 1384
Tư tế nào hành động ngược lại các quy định ở điều 977, thì bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
Điều 1385
Linh mục nào trong khi giải tội, hay nhân dịp giải tội, hay lấy cớ giải tội, mà dụ dỗ hối nhân phạm tội nghịch điều răn thứ sáu, tùy theo mức nghiêm trọng của tội phạm, phải bị phạt huyền chức, cấm quyền, tước quyền và, trong những trường hợp nặng hơn, phải bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1386
§1. Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, thì bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Tòa. Còn ai chỉ vi phạm gián tiếp, thì phải bị phạt tùy theo mức nghiêm trọng của tội phạm.
§2. Thông dịch viên và những người khác nói ở điều 983 § 2, nếu vi phạm bí mật, phải bị phạt hình phạt xứng đáng, kể cả vạ tuyệt thông.
§3. vẫn giữ qui định của §§ 1 và 2, bất cứ ai với bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào, thu những điều do vị giải tội hay do hối nhân nói trong bí tích cáo giải, dù là thật hay giả bộ, hay người phổ biến nó qua phương tiện truyền thông xã hội, người ấy phải bị phạt theo mức nghiêm trọng của tội phạm, nếu là giáo sĩ, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1387
Giám Mục nào không có ủy nhiệm thư giáo hoàng mà phong chức Giám Mục cho người khác, cũng như người nào được truyền chức do Giám Mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh.
Điều 1388
§ 1. Giám Mục nào vi phạm quy định ở điều 1015, phong chức cho một người không phải là người dưới quyền của mình mà không có ủy nhiệm thư hợp pháp, sẽ bị cấm truyền chức trong hạn một năm. Còn người đã được thụ phong tức khắc bị huyền chức thánh vừa lãnh nhận.
§ 2. Người đã cố ý im lặng về tình trạng mắc vạ hay bất hợp luật, mà tiến tới các chức thánh, thì ngoài những gì ấn định ở điều 1044, § 2, 10, người ấy bị treo chức thánh đã lãnh nhận do chính sự việc.
Điều 1389
Ngoài những trường hợp nói ở các điều 1379-1388, ai thi hành bất hợp lệ chức vụ linh mục hay một tác vụ thánh khác, thì phải bị phạt hình phạt thích đáng, kể’ cả phạt vạ.
ĐỀ MỤC IV
NHỮNG TỘI PHẠM CHỐNG LẠI THANH DANH VÀ TỘI NGUỴ TẠO
NHỮNG TỘI PHẠM CHỐNG LẠI THANH DANH VÀ TỘI NGUỴ TẠO
Điều 1390
§1. Người nào cáo gian một cha giải tội lên Bề Trên trong Giáo Hội về tội phạm nói ở điều 1385, thì bị mắc vạ cấm chế tiền kết và nếu là giáo sĩ, cả vạ huyền chức nữa.
§2. Ai vu cáo với Bề Trên trong Giáo Hội về một tội phạm khác, hay bằng cách nào khác làm hại đến thanh danh của người khác, phải bị phạt hình phạt thích đáng theo qui tắc của điều 1336, §§ 2-4, ngoài ra có thể thêm phạt vạ.
§3. Người vu khống phải bị bắt buộc bồi thường tương xứng.
Điều 1391
Những người sau đây phải bị phạt với những hình phạt dự liệu ở điều 1336, §§ 2-4, tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm:
10 người giả mạo một tài liệu công của Giáo Hội, hay biến cải, thủ tiêu, giấu ẩn, hay sử dụng một tài liệu giả mạo hay bị sửa đổi;
20 người sử dụng một tài liệu nào khác, giả mạo hay bị sửa đổ’i, trong một công chuyện thuộc Giáo Hội;
30 người xác quyết điều giả mạo trong một tài liệu công thuộc Giáo Hội.
§1. Người nào cáo gian một cha giải tội lên Bề Trên trong Giáo Hội về tội phạm nói ở điều 1385, thì bị mắc vạ cấm chế tiền kết và nếu là giáo sĩ, cả vạ huyền chức nữa.
§2. Ai vu cáo với Bề Trên trong Giáo Hội về một tội phạm khác, hay bằng cách nào khác làm hại đến thanh danh của người khác, phải bị phạt hình phạt thích đáng theo qui tắc của điều 1336, §§ 2-4, ngoài ra có thể thêm phạt vạ.
§3. Người vu khống phải bị bắt buộc bồi thường tương xứng.
Điều 1391
Những người sau đây phải bị phạt với những hình phạt dự liệu ở điều 1336, §§ 2-4, tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm:
10 người giả mạo một tài liệu công của Giáo Hội, hay biến cải, thủ tiêu, giấu ẩn, hay sử dụng một tài liệu giả mạo hay bị sửa đổi;
20 người sử dụng một tài liệu nào khác, giả mạo hay bị sửa đổ’i, trong một công chuyện thuộc Giáo Hội;
30 người xác quyết điều giả mạo trong một tài liệu công thuộc Giáo Hội.
ĐỀ MỤC V
NHỮNG TỘI PHẠM NGHỊCH LẠI CÁC BỔN PHẬN ĐẶC BIỆT
NHỮNG TỘI PHẠM NGHỊCH LẠI CÁC BỔN PHẬN ĐẶC BIỆT
Điều 1392
Giáo sĩ nào tự ý và bất hợp pháp rời bỏ tác vụ thánh trong sáu tháng liên tục, với ý định thoát khỏi thẩm quyền nhà chức trách của Giáo Hội, phải bị phạt, tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm, với sự huyền chức hay cả những hình phạt được ấn định bởi điều 1336, §§ 2-4, và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1393
§ 1. Giáo sĩ hay tu sĩ hoạt động buôn bán kinh doanh ngược với những điều giáo luật quy định, phải bị phạt tùy theo mức nghiêm trọng của tội phạm với những hình phạt được nói ở điều 1336, §§ 2-4.
§ 2. Giáo sĩ hay tu sĩ nào, ngoài những trường hợp luật đã dự liệu, phạm một tội phạm về vấn đề tài chánh, hay vi phạm nặng những điều khoản chứa đựng trong điều 285, § 4, phải bị phạt với những hình phạt được nói tới ở điều 1336, §§ 2-4, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại.
Điều 1394
§1. Vẫn giữ quy định của điều 194 § 1, 30 và 694, § 1, 20; giáo sĩ nào toan tính kết hôn, dù chỉ là theo nghi thức dân sự, thì mắc vạ huyền chức tiền kết. Nếu sau khi bị cảnh cáo mà không hối cải và vẫn tiếp tục gây gương xấu, thì phải bị phạt tiệm tiến bằng những sự tước bỏ, cho tới mức thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Tu sĩ đã khấn trọn đời mà không phải là giáo sĩ, toan tính kết hôn, dù chỉ theo nghi thức dân sự, thì mắc vạ cấm chế tiền kết, vẫn giữ quy định ở điều 694, § 1, 20.
Điều 1395
§1. Một giáo sĩ tư tình, ngoài trường hợp nói ở điều 1394, và giáo sĩ thường xuyên ở trong tội bề ngoài nghịch giới răn thứ sáu và gây gương xấu, thì phải bị phạt huyền chức. Và nếu sau khi bị cảnh cáo mà còn tiếp tục lỗi phạm, có thể bị phạt thêm dần dần những hình phạt khác nữa, cho đến mức thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Giáo sĩ vi phạm cách nào khác đến điều răn thứ sáu, nếu đã phạm tội công khai, thì phải bị phạt những hình phạt thích đáng, kể cả sự thải hồi khỏi bậc giáo sĩ, nếu sự việc đòi hỏi.
§3. Giáo sĩ nào, với sự bạo hành, đe doạ hay lạm dụng quyền bính, phạm tội phạm nghịch điều răn thứ sáu hay cưỡng ép ai đó thực hiện hay chịu những hành vi tình dục, thì phải bị phạt với cùng một hình phạt nói tới ở §2,
Điều 1396
Người nào lỗi nặng nghĩa vụ cư trú mà giáo vụ bó buộc phải giữ, thì phải bị phạt hình phạt thích đáng, kể cả sự tước bỏ chức vụ, sau khi đã được cảnh cáo.
Giáo sĩ nào tự ý và bất hợp pháp rời bỏ tác vụ thánh trong sáu tháng liên tục, với ý định thoát khỏi thẩm quyền nhà chức trách của Giáo Hội, phải bị phạt, tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm, với sự huyền chức hay cả những hình phạt được ấn định bởi điều 1336, §§ 2-4, và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1393
§ 1. Giáo sĩ hay tu sĩ hoạt động buôn bán kinh doanh ngược với những điều giáo luật quy định, phải bị phạt tùy theo mức nghiêm trọng của tội phạm với những hình phạt được nói ở điều 1336, §§ 2-4.
§ 2. Giáo sĩ hay tu sĩ nào, ngoài những trường hợp luật đã dự liệu, phạm một tội phạm về vấn đề tài chánh, hay vi phạm nặng những điều khoản chứa đựng trong điều 285, § 4, phải bị phạt với những hình phạt được nói tới ở điều 1336, §§ 2-4, vẫn giữ nguyên bó buộc phải sửa chữa thiệt hại.
Điều 1394
§1. Vẫn giữ quy định của điều 194 § 1, 30 và 694, § 1, 20; giáo sĩ nào toan tính kết hôn, dù chỉ là theo nghi thức dân sự, thì mắc vạ huyền chức tiền kết. Nếu sau khi bị cảnh cáo mà không hối cải và vẫn tiếp tục gây gương xấu, thì phải bị phạt tiệm tiến bằng những sự tước bỏ, cho tới mức thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Tu sĩ đã khấn trọn đời mà không phải là giáo sĩ, toan tính kết hôn, dù chỉ theo nghi thức dân sự, thì mắc vạ cấm chế tiền kết, vẫn giữ quy định ở điều 694, § 1, 20.
Điều 1395
§1. Một giáo sĩ tư tình, ngoài trường hợp nói ở điều 1394, và giáo sĩ thường xuyên ở trong tội bề ngoài nghịch giới răn thứ sáu và gây gương xấu, thì phải bị phạt huyền chức. Và nếu sau khi bị cảnh cáo mà còn tiếp tục lỗi phạm, có thể bị phạt thêm dần dần những hình phạt khác nữa, cho đến mức thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
§2. Giáo sĩ vi phạm cách nào khác đến điều răn thứ sáu, nếu đã phạm tội công khai, thì phải bị phạt những hình phạt thích đáng, kể cả sự thải hồi khỏi bậc giáo sĩ, nếu sự việc đòi hỏi.
§3. Giáo sĩ nào, với sự bạo hành, đe doạ hay lạm dụng quyền bính, phạm tội phạm nghịch điều răn thứ sáu hay cưỡng ép ai đó thực hiện hay chịu những hành vi tình dục, thì phải bị phạt với cùng một hình phạt nói tới ở §2,
Điều 1396
Người nào lỗi nặng nghĩa vụ cư trú mà giáo vụ bó buộc phải giữ, thì phải bị phạt hình phạt thích đáng, kể cả sự tước bỏ chức vụ, sau khi đã được cảnh cáo.
ĐỀ MỤC VI
CÁC TỘI PHẠM NGHỊCH LẠI PHẨM GIÁ VÀ SỰ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI
CÁC TỘI PHẠM NGHỊCH LẠI PHẨM GIÁ VÀ SỰ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI
Điều 1397
§ 1. Ai phạm tội giết người, hoặc ai dùng vũ lực hay sự lừa gạt, bắt cóc, cầm giữ, chặt cắt thân thể hay làm tổn thương trầm trọng một người, thì phải bị phạt, tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm, với những hình phạt được nói tới ở điều 1336, §§ 2-4. Trong trường hợp giết một trong những người nói đến ở điều 1370, kẻ tội phạm phải bị phạt với những hình phạt được quy định ở điều ấy cũng như § 3 của điều khoản Giáo luật này.
§ 2. Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, thì mắc vạ tuyệt thông tiền kết.
§ 3. Nếu là những tội phạm nói tới ở điều giáo luật này, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thì phạm nhân giáo sĩ phải bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1398
§ 1. Một giáo sĩ phải bị phạt tước chức vụ và phạt những hình phạt thích đáng khác, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ, khi trường hợp đòi phải như thế, nếu:
1° phạm tội chống lại điều răn thứ sáu với một người vị thành niên hay với một người thường xuyên sử dụng trí khôn cách bất toàn hay với một người mà luật nhìn nhận phải được bảo vệ tương tự;
2° chiêu mộ hay dẫn dụ một người vị thành niên, hay một người thường xuyên sử dụng trí khôn cách bất toàn hay một người mà luật nhìn nhận phải được bảo vệ tương tự, để họ phơi bày khiêu dâm thân thể’ hay tham dự vào các trình diễn khiêu dâm, dù là thực sự hay giả bộ;
3° Thu thập, lưu giữ, trình diễn hay phát tán, theo bất cứ cách nào và với bất cứ phương tiện nào, những hình ảnh khiêu dâm của các người vị thành niên hay của các người mà thường xuyên sử dụng trí khôn cách bất toàn.
§ 2. Một thành viên của một Tu hội Đời sống Thánh hiến hay của một Tu đoàn Đời sống Tông đồ, hay bất cứ một tín hữu nào hưởng một phẩm vị hay thi hành một chức vụ hay một chức năng trong Giáo Hội, nếu người ấy phạm tội được nói tới ở §1 hay ở điều 1395 § 3, người ấy phải bị phạt theo qui tắc ở điều 1336 §§ 2-4, và tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm, thêm những hình phạt khác.
§ 1. Ai phạm tội giết người, hoặc ai dùng vũ lực hay sự lừa gạt, bắt cóc, cầm giữ, chặt cắt thân thể hay làm tổn thương trầm trọng một người, thì phải bị phạt, tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm, với những hình phạt được nói tới ở điều 1336, §§ 2-4. Trong trường hợp giết một trong những người nói đến ở điều 1370, kẻ tội phạm phải bị phạt với những hình phạt được quy định ở điều ấy cũng như § 3 của điều khoản Giáo luật này.
§ 2. Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, thì mắc vạ tuyệt thông tiền kết.
§ 3. Nếu là những tội phạm nói tới ở điều giáo luật này, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thì phạm nhân giáo sĩ phải bị thải hồi khỏi bậc giáo sĩ.
Điều 1398
§ 1. Một giáo sĩ phải bị phạt tước chức vụ và phạt những hình phạt thích đáng khác, kể cả việc thải hồi khỏi bậc giáo sĩ, khi trường hợp đòi phải như thế, nếu:
1° phạm tội chống lại điều răn thứ sáu với một người vị thành niên hay với một người thường xuyên sử dụng trí khôn cách bất toàn hay với một người mà luật nhìn nhận phải được bảo vệ tương tự;
2° chiêu mộ hay dẫn dụ một người vị thành niên, hay một người thường xuyên sử dụng trí khôn cách bất toàn hay một người mà luật nhìn nhận phải được bảo vệ tương tự, để họ phơi bày khiêu dâm thân thể’ hay tham dự vào các trình diễn khiêu dâm, dù là thực sự hay giả bộ;
3° Thu thập, lưu giữ, trình diễn hay phát tán, theo bất cứ cách nào và với bất cứ phương tiện nào, những hình ảnh khiêu dâm của các người vị thành niên hay của các người mà thường xuyên sử dụng trí khôn cách bất toàn.
§ 2. Một thành viên của một Tu hội Đời sống Thánh hiến hay của một Tu đoàn Đời sống Tông đồ, hay bất cứ một tín hữu nào hưởng một phẩm vị hay thi hành một chức vụ hay một chức năng trong Giáo Hội, nếu người ấy phạm tội được nói tới ở §1 hay ở điều 1395 § 3, người ấy phải bị phạt theo qui tắc ở điều 1336 §§ 2-4, và tuỳ theo mức nghiêm trọng của tội phạm, thêm những hình phạt khác.
ĐỀ MỤC VII
NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT
NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT
Điều 1399
Ngoài những trường hợp do luật này hay các luật khác ấn định, sự vi phạm bên ngoài đến thiên luật hay giáo luật có thể’ bị phạt với hình phạt thích đáng, chỉ khi tính cách nghiêm trọng đặc biệt của sự vi phạm đòi hỏi phải phạt, và khi nhu cầu phòng ngừa hay sửa chữa gương xấu thúc bách.
Nhấp chuột vào để tải File Word hoặc File PDF về
Ngoài những trường hợp do luật này hay các luật khác ấn định, sự vi phạm bên ngoài đến thiên luật hay giáo luật có thể’ bị phạt với hình phạt thích đáng, chỉ khi tính cách nghiêm trọng đặc biệt của sự vi phạm đòi hỏi phải phạt, và khi nhu cầu phòng ngừa hay sửa chữa gương xấu thúc bách.
Nhấp chuột vào để tải File Word hoặc File PDF về