‘Tiếng gọi Truyền giáo’: cuốn sách mới về các tu sĩ dòng Tên ở Trung Quốc

22/02/2018
868
Tiếng gọi Truyền giáo: Lịch sử dòng Tên tại Trung Quốc từ năm 1842-1954 là ấn phẩm đầu tiên nói về Trung Quốc, được cho ra mắt tại Sydney hôm 19-2.


Cha Michael Kelly SJ, giám đốc điều hành ucanews.com, với cha David Strong SJ, người viết cuốn Tiếng gọi Truyền giáo: lịch sử của dòng Tên tại Trung Quốc từ năm 1842-1954, và Tiến sĩ Paul Rule, nhà Hán học và là nhà sử học về dòng Tên thời sơ khai tại Trung Quốc. Ảnh: Damien Nolan

​Tác phẩm của cha David Strong có cái nhìn sâu sắc về quan hệ Vatican – Bắc Kinh

Sau 15 năm viết lách và nghiên cứu về 3 châu lục, tác giả linh mục David Strong SJ cho ra 2 tập sách nói về giai đoạn 2 dòng Tên hoạt động tại Trung Quốc. Qua một thế kỷ đó, có hơn 1.200 tu sĩ dòng Tên châu Âu và Bắc Mỹ làm việc với 600 tu sĩ người Trung Quốc. Họ hoạt động khắp Trung Quốc cho đến khi chính quyền cộng sản trục xuất người nước ngoài và bỏ tù hầu hết các tu sĩ người Trung Quốc.

Cần đọc tác phẩm này để có cái nhìn sâu sắc về các cuộc thương lượng hiện nay giữa Vatican và Trung Quốc. Giá trị độc đáo của tác phẩm này là nó bao quát toàn diện về cuộc sống của các tu sĩ dòng Tên và Giáo hội Công giáo trong thế kỷ biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Không dưới 6 lần bất ổn chính trị và xã hội lớn bùng nổ trong thời kỳ này loại bỏ một nền văn minh cổ đại khỏi các mô hình văn hóa và chính trị vốn phổ biến trong hơn 2 thiên niên kỷ.

Cách tác giả tiếp cận sự ảnh hưởng cục bộ của những cuộc biến động ở cấp địa phương – thông qua các cuốn nhật ký và thư từ của các tu sĩ dòng Tên sống ở khắp Trung Quốc – mang lại cái nhìn về cuộc sống ở làng quê và thành phố trước đây.

Trung Quốc xuất hiện trong trí tưởng tượng của Giáo hội Công giáo trong 500 năm qua và là hình ảnh chính trong giấc mơ truyền giáo của dòng Tên trong cũng ngần ấy năm. Tuy nhiên, chỉ khi cuốn sách này xuất hiện tâm điểm chú ý chi tiết mới chuyển sang giai đoạn Giáo hội Công giáo và dòng Tên quan tâm đến Trung Quốc quan trọng nhưng bị xao lãng này – 112 năm từ khi các tu sĩ dòng Tên đến lần thứ hai vào năm 1842 đến năm 1954.

Nhà thông thái Matteo Ricci, các nhà thiên văn học Ferdinand Verbiest và Adam Schall von Bell, và họa sĩ tài năng Giuseppe Castiglione, người có ảnh hưởng rất lớn đến nền hội họa Trung Quốc, được viết về, tạo nên phần lớn và toàn bộ giai đoạn đầu của sự ảnh hưởng của dòng Tên đến Trung Quốc – trong thế kỷ 17 và 18. Họ đem kiến thức và nghệ thuật phương Tây đến Trung Quốc và đem ngôn ngữ và văn chương Trung Quốc đến châu Âu.

Dòng tên là dòng tu quốc tế đầu tiên được hoan nghênh tại Trung Quốc và họ dùng một phương pháp giao thiệp đặc trưng – làm bạn, thiết lập mối quan hệ và chia sẻ tài năng trước khi giao dịch bất kỳ việc gì khác, bao gồm chia sẻ về Kitô giáo. Đây vẫn còn là phương pháp giao thiệp tốt nhất với một dân tộc cổ đại đầy thú vị.

Nhưng khi đến lần thứ 2 – từ thập niên 1840 – rất khác, vốn thực hiện được là do các chính phủ và thương gia châu Âu đến, trong đó có nhiều người đến không chỉ vì lợi ích tài chính mà còn phổ biến tôn giáo “tốt hơn” của họ.

Tác phẩm gồm 2 tập này của cha Strong là tác phẩm lớn đầu tiên bàn luận về giai đoạn từ khi các thừa sai dòng Tên châu Âu và cuối cùng là người Mỹ đến Trung Quốc dưới sự bảo hộ của cái gọi là Hiệp ước bất bình đẳng đến khi họ bị trục xuất sau khi cộng sản giành chiến thắng trong cuộc nội chiến kéo dài vào năm 1949.

(Theo UCANVIETNAM)