Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ: Ý nghĩa nghi thức sám hối?

25/09/2022
1991


22. Ý nghĩa nghi thức sám hối?

 

Tôn giáo ra đời khi con người nhận ra sự hiện diện của Thần Linh. Khi đối diện với Thần Linh, con người khiếp sợ vì cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối và tội lỗi. “Môsê che mặt đi, vì sợ phải nhìn thấy Thiên Chúa” (x. Xh 3,1-6). Sau mẻ cá lạ lùng, “ông Simon Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” (x. Lc 5,8).

Việc sám hối trước khi cử hành các nghi thức tế tự hiện diện trong mọi tôn giáo, tuy hình thức thực hành khác nhau.  

Nghi thức thống hối diễn tả tâm tình của Giáo hội là cộng đoàn gồm các tội nhân. Trong Thánh lễ, tâm tình này còn được diễn tả ở nhiều lúc khác: đầu lễ, rửa tay, kinh Lạy Cha, hiệp lễ. Hơn nữa, trước khi gặp gỡ Thiên Chúa, con người muốn hòa giải với Chúa và với anh chị em mình (x. Mt 5,24; 6,15).

Chính Chúa Giêsu và các Tông Đồ đã dạy phải thực hành việc sám hối: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5, 23-24); “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1 Cr 11,28-29); “Anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được cứu thoát. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực” (Gc 5,16).

Còn tiếp…

Lm. Giuse Đào Hữu Thọ

Nguồn: tonggiaophanhanoi.org: 

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 1

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 2

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 3

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 4

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 5

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 6

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 7

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 8

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 9