Tài liệu thường huấn Giáo tỉnh Hà Nội 2017 : Bí Tích Hôn Nhân

17/05/2017
2328
 
MỤC VỤ GIÁO LUT: BÍ TÍCH HÔN NHÂN
 
Lm. J.B. LÊ NGỌC DŨNG
 
Mục lục
1. NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG.. 9
1.1. Hôn nhân. 9
a- Sự thành lập hôn nhân: Kết ước. 9
b- Thiện ích hôn nhân, bonum coniugum.. 9
c- Quyền trên thân xác, ius in corpus. 10
1.2. Bí tích hôn nhân. 11
a- Phẩm giá bí tích. 11
b- Bí Tích Hôn Phối và Thánh Lễ. 11
c- Phép giao là gì?. 12
d- Theo đạo sau kết hôn. 12
1.3. Đặc tính chính yếu. 13
1.4. Sự ưng thuận. 14
a- Yếu tố chính yếu của kết ước hôn nhân. 14
b- Sự hữu hiệu của "ưng thuận" kết hôn. 14
c- Sự ưng thuận được biểu lộ theo thể thức hợp pháp. 15
d- Có năng cách pháp lý. 16
2. NĂNG QUYỀN CHỨNG HÔN.. 17
2.1. Năng quyền do chức vụ. 17
a- Năng quyền cần thiết để chứng hôn thành sự. 17
b- Năng quyền do chức vụ, hữu hiệu trong địa hạt 17
c- Chứng hôn hữu hiệu và hợp luật 18
2.2. Năng quyền tòng nhân. 19
2.3. Năng quyền do ủy nhiệm.. 19
a- Ủy quyền tổng quát 19
b- Ủy quyền riêng biệt 20
c- Ủy quyền vượt quá giới hạn địa hạt: vô hiệu. 21
d- Chuyển ủy. 21
e- Bổ khuyết việc ủy năng quyền chứng hôn. 22
g- Lý do bổ khuyết việc ủy năng quyền chứng hôn. 23
h- Nhiệm vụ chứng minh và xác tín khi chứng hôn. 23
3. THỦ TỤC KẾT HÔN.. 25
3.1. Giáo xứ, nơi kết hôn. 25
a- Tùy chọn giáo xứ. 25
b- Cư sở, bán cư sở. 25
3.2. Cha sở nơi cử hành hôn phối thụ lý hồ sơ. 27
a- Theo nguyên tắc pháp lý. 28
b- Có thể được giúp lập hồ sơ bởi một cha sở khác. 29
c- Bổn phận chứng hôn của cha sở. 32
d- Khi đôi bạn muốn cử hành tại một giáo xứ khác. 33
3.3. Hồ sơ hôn phối 34
3.3.1. Kết hôn thông thường. 34
a- Giấy giới thiệu kết hôn. 35
b- Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức. 36
c- Bản khai trước khi kết hôn. 37
d- Rao hôn phối 38
e- Chứng chỉ giáo lý hôn nhân. 40
g- Giấy chứng nhận kết hôn dân sự. 41
h- Giấy miễn chuẩn ngăn trở hay giấy phép kết hôn. 41
3.3.2. Kết hôn với người ngoại quốc. 42
a) Giấy giới thiệu hay giấy chứng nhận pháp lý. 42
b) Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức. 43
c) Bản khai trước kết hôn. 44
d) Giấy rao hôn phối 44
e) Chứng chỉ giáo lý hôn nhân. 44
g) Giấy chứng nhận kết hôn dân sự. 45
h) Hồ sơ theo luật dân sự. 45
3.3.3. Hôn nhân với ngoại kiều không Công Giáo. 46
3.4. Mục vụ điều tra, chuẩn bị 46
a- Những hình thức điều tra khác. 46
b- Niêm yết thông báo thủ tục kết hôn. 47
3.5. Gởi chứng nhận kết hôn và ghi chú sổ Rửa Tội 48
4. THÀNH SỰ HÓA HÔN NHÂN.. 50
4.1. Thành sự hóa đơn thuần. 50
4.1.1. Thành sự hóa do mắc ngăn trở tiêu hôn. 50
a- Pháp lý. 50
b- Ý nghĩa của lập lại sự "ưng thuận". 51
c- Lập lại sự "ưng thuận" theo thể thức luật định. 52
4.1.2. Thành sự hóa do thiếu thể thức. 54
a- Kết ước lại theo thể thức giáo luật 54
b- Thành sự hóa hôn nhân hay là bắt đầu hôn nhân?. 55
4.2. Điều trị tại căn. 56
4.2.1. Ý nghĩa. 56
a- Sự ưng thuận đã được biểu lộ theo thể thức công. 58
b- Bao hàm miễn chuẩn ngăn trở, thể thức. 58
c- Hồi tố của những hiệu quả giáo luật 59
4.2.2. Quyền ban điều trị tại căn: 60
a- Tông Tòa. 60
b- Giám Mục Giáo Phận. 60
4.2.3. Phạm vi của việc ban điều trị tại căn. 61
a- Miễn chuẩn ngăn trở. 61
b- Miễn chuẩn thể thức. 61
d- Điều kiện để điều trị tại căn. 64
e- Ngay cả khi cả hai bên hoặc một bên không biết 64
 
4.2.4. Một giải pháp mục vụ thiết thực. 65
a- Khi linh mục chứng hôn bị sai lầm.. 65
b- Khi giáo dân bị ngăn trở tiêu hôn. 65
c- Khi phía bên lương hay Tin Lành từ chối cử hành nghi thức đạo  66
5. NHỮNG NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG.. 68
 
PHỤ LỤC.. 82
1. CÁC MẪU ĐƠN.. 82
1) Bản khai trước kết hôn. 82
2) Bản khai trước kết hôn Anh ngữ. 86
3) Giấy xin điều tra sơ khởi bên không Công Giáo. 91
4) Đơn xin miễn chuẩn khác đạo và thể thức kết hôn. 92
5) Đơn xin phép kết hôn hỗn hợp và miễn chuẩn thể thức kết hôn. 95
6) Điều trị tại căn hôn nhân bị vô hiệu do ngăn trở tiêu hôn. 98
7) Điều trị tại căn hôn nhân với miễn chuẩn ngăn trở và thể thức kết hôn. 101
8) Đơn xin miễn tra vấn trong đặc ân Thánh Phaolô. 104
9) Giấy làm chứng kết hôn cho người không Công Giáo hay dự tòng  106
10) Giấy thông báo đã cử hành hôn phối 107
11) Đơn xin tòa án hôn phối 108
12) Ủy nhiệm năng quyền chứng hôn tổng quát 111
13) Ủy nhiệm năng quyền chứng hôn riêng biệt 112
18) Chứng chỉ Hôn Phối (Việt - Anh) 113
19) Chứng chỉ Rửa Tội, Thêm Sức (Việt - Anh) 114
2- DANH SÁCH RỬA TỘI TIN LÀNH.. 115
 
1. NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG

1.1. Hôn nhân

 Do giao ước hôn nhân, một người nam và một người nữ tạo thành một sự hiệp thông trọn cả cuộc sống; tự bản chất, giao ước ấy hướng về thiện ích đôi bạn, cũng như đến việc sinh sản và giáo dục con cái (đ. 1055§1).

a- Sự thành lập hôn nhân: Kết ước

Hôn nhân được thành lập bởi một “kết ước” hay một “giao ước” giữa một người nam và một người nữ. Sự kết ước này phải được thực hiện bởi sự "ưng thuận" của đôi bạn với ý chí tự do.
Giáo Luật xác định đó là một kết ước giữa hai người khác phái, chứ không giữa hai người đồng phái.
Sự kết ước này là vĩnh viễn, bất khả thu hồi, là hình ảnh hay Bí Tích của Giao Ước tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh (x. Ep 5, 25-26).

b- Thiện ích hôn nhân, bonum coniugum

Thiện ích hôn nhân, bonum coniugum, là một khái niệm tương đối mới, thêm vào ba thiện ích hay điều "tốt" (bonum) của hôn nhân theo Thánh Augustino vốn đã được đón nhận trong giáo thuyết truyền thống. Ba điều thiện ích ấy được kể là:
Bonum prolis: thiện ích con cái. Hôn nhân tự bản chất hướng đến sinh sản và giáo dục con cái.
Bonum sacramentum: thiện ích bí tích. Hôn nhân là dấu hiệu, là bí tích, của sự thánh thiện và sự kết hợp yêu thương vững bền, bất khả phân ly, giữa Đức Kitô và Hội Thánh (x. Ep 5, 25-26).
Bonum fidei: thiện ích của sự trung thành, chung thủy, một vợ một chồng.
Thiện ích thứ tư Bonum coniugum: thiện ích đôi bạn, đặt trên cơ sở đôi bạn kết ước hôn nhân sẽ "trao ban cho nhau chính bản thân mình". Đôi bạn sẽ yêu thương, hy sinh cho nhau, để xây dựng hạnh phúc gia đình.

c- Quyền trên thân xác, ius in corpus

Đã có sự tiến bộ lớn trong cái nhìn về bản chất của hôn nhân trong giáo thuyết Công Giáo. Đối tượng kết ước hôn nhân của hôn nhân không còn được xác định như là một sự trao ban cho nhau về "quyền trên thân xác" (ius in corpus) một cách tuyệt đối và vĩnh viễn, hướng đến việc sinh sản con cái.[1] Hôn nhân cũng không còn được coi như có mục đích đệ nhị là "trợ giúp lẫn nhau và phương thuốc chữa trị tình dục" (mutuum adiutorium et remedium concupiscentiae), như bộ Giáo Luật cũ 1917 diễn tả.[2]
Khái niệm tình yêu hôn nhân mà tình dục là một yếu tố bản chất chỉ mới được nhận ra vào khoảng đầu bán thế kỷ 20, và được Công đồng Vaticano II xác nhận. "Quyền trên thân xác" được chuyển dịch sang cách hiểu nhân vị hơn, là yêu thương trao ban chính bản thân mình. Vợ hay chồng thực hiện nghĩa vụ trao ban cho nhau một cách tự nguyện, chứ không bó buộc lẫn nhau quyền trên thân xác.

1.2. Bí tích hôn nhân

Chúa Kitô nâng giao ước hôn nhân giữa hai người được Rửa tội lên phẩm giá bí tích (đ. 1055§1).

a- Phẩm giá bí tích

Hôn nhân là một cơ cấu tự nhiên do Thiên Chúa thiết lập và nhờ Đức Kitô nâng lên phẩm giá bí tích (to the dignity of a sacrament), tức lên hàng thánh thiện, được thông phần dồi dào ân sủng. Trong hôn nhân, tính bí tích là một phẩm giá thánh thiện đặc biệt, nhưng không là yếu tính hay bản chất của hôn nhân hiểu theo tự nhiên.
Hôn nhân Công Giáo, giữa hai người được rửa tội, đương nhiên là bí tích. Giáo luật xác định: giữa hai người đã được Rửa Tội (Vd. Công Giáo – Công Giáo, Công Giáo – Tin lành) không thể có khế ước hôn nhân thành sự, nếu đồng thời không phải là bí tích (đ. 1055§2).

b- Bí Tích Hôn Phối và Thánh Lễ

Phẩm giá bí tích của hôn nhân không tùy thuộc vào việc cử hành trong hay ngoài Thánh Lễ, nhưng tùy thuộc vào sự kiện hai người được rửa tội kết hôn. Tất nhiên, khi được cử hành trong Thánh Lễ, hôn nhân được tăng phần thánh thiện, đón nhận được nhiều ân sủng hơn. Nếu hai người được rửa tội cử hành kết hôn ngoài Thánh Lễ, thì hôn nhân của họ vẫn là bí tích.
Điều trên được thấy rõ trong trường hợp nguy tử, hôn nhân có thể cử hành mà không có linh mục chứng hôn. Tuy chỉ có hai giáo dân làm chứng cho sự ưng thuận kết hôn giữa hai người được Rửa tội, ngoài Thánh Lễ, hôn nhân vẫn thành sự và đồng thời vẫn là bí tích (đ. 1116§1). Ngoài ra, hôn nhân với "phép giao" của hai người được rửa tội, ngoài Thánh Lễ, vẫn là hôn nhân bí tích.

c- Phép giao là gì?

"Phép giao", theo ngôn ngữ thông thường ở Việt Nam, được dùng để chỉ một cử hành kết hôn ngoài Thánh Lễ. Phép giao thật sự là một kết ước hôn nhân của hai người nam nữ để trở nên vợ chồng, chứ không phải một kết hôn nữa vời.
Một hôn nhân cử hành theo "phép giao" cũng có thể là bí tích hay không là bí tích, vì phẩm giá bí tích tùy thuộc vào Rửa Tội của đôi bạn kết hôn đã lãnh nhận, không tùy thuộc vào việc kết hôn trong hay ngoài Thánh Lễ.

d- Theo đạo sau kết hôn

Vì Giáo Hội công nhận giá trị dây hôn phối của hôn nhân theo luật lệ ngoài Công Giáo, nghĩa là, đôi bạn kết hôn là vợ chồng với nhau thật sự. Một khi họ đã là vợ chồng rồi, thì sau đó, cho dù một hay cả hai người lương đó theo đạo, không được cử hành kết hôn một lần nữa.
Nếu cả hai họ trở lại đạo thì hôn nhân trước đây của họ không là bí tích sẽ tự động được nâng lên phẩm giá bí tích. Nếu một người trong họ theo đạo, thì hôn nhân không được nâng lên phẩm giá bí tích.

1.3. Đặc tính chính yếu

Những đặc tính chính yếu của hôn nhân là sự đơn nhất và bất khả phân ly. Những đặc tính này có một sự vững bền đặc biệt trong hôn nhân Kitô giáo, vì lý do bí tích (đ. 1056).
Hai đặc tính chính yếu của hôn nhân là đơn nhất - một vợ một chồng, và bất khả phân ly - không thể ly dị. Những đặc tính này không chỉ có ở hôn nhân bí tích mà còn ở cả hôn nhân không bí tích. Tuy nhiên, đối với hôn nhân bí tích thì những đặc tính này có sự vững bền đặc biệt, không thể được tháo gỡ bởi một quyền lực nhân loại nào. Hôn nhân không là bí tích có thể được tháo gỡ nhờ bởi những đặc ân, như đặc ân Thánh Phaolô (đ. 1143), đặc ân thánh Phêrô (đ. 1148, 1490), đặc ân Đức Tin.[3]
Một kết hôn hữu hiệu theo luật lệ dân sự mà không ai trong đôi bạn là người Công Giáo, cho dù đôi bạn đã ly dị ở tòa án dân sự, dây hôn phối vẫn còn và gây ngăn trở tiêu hôn cho hôn nhân với người Công Giáo sau đó.
Hiện nay, trong ý tưởng của giáo dân, vẫn có sự lầm lẫn, cho là dây hôn phối giữa hai người lương được hủy bỏ sau khi họ đã ly dị ở tòa án dân sự.

1.4. Sự ưng thuận

Chính sự ưng thuận của đôi bên được biểu lộ cách hợp pháp giữa những người có năng cách pháp lý làm nên hôn nhân và không một quyền lực nào của loài người có thể thay thế được sự ưng thuận ấy (đ. 1057§1).

a- Yếu tố chính yếu của kết ước hôn nhân

Theo Giáo Luật, ba yếu tố chính yếu làm nên kết ước hôn nhân:
1- sự ưng thuận;
2- sự ưng thuận đó phải được biểu lộ hợp pháp;
3- và được thực hiện bởi người có năng cách pháp lý.
Thiếu một trong ba yếu tố nói trên, hôn nhân không được thành lập, nghĩa là hôn nhân không hữu hiệu hay vô hiệu.

b- Sự hữu hiệu của "ưng thuận" kết hôn

Sự "ưng thuận" là hành vi của ý chí tự do, nhờ đó hai người nam nữ trao ban và lãnh nhận nhau qua một giao ước bất khả thu hồi để làm nên hôn nhân (đ. 1057§2).
Sự ưng thuận kết hôn được công nhận hữu hiệu dựa theo những biểu lộ ra bên ngoài (lời thề ước, cử chỉ nắm tay, trao nhẫn…) một cách chính thức và được công nhận, nghĩa là được biểu lộ bằng những thể thức theo luật lệ dân sự hay tôn giáo.
Một khi việc kết hôn được cử hành theo những thể thức, hôn nhân được coi là thành sự. Giáo Luật quy định: "Hôn nhân được luật ưu đãi, vì thế khi hồ nghi, hôn nhân vẫn được coi là thành sự cho đến khi có chứng cớ ngược lại" (đ. 1060).

c- Sự ưng thuận được biểu lộ theo thể thức hợp pháp

Nói chung trong cả phạm vi đạo và đời, sự ưng thuận kết hôn, phải được biểu lộ hợp pháp, tức là phải biểu lộ theo một thể thức công (public) theo luật hay lệ quy định, mới được công nhận là hữu hiệu.
Trong Công Giáo, Giáo Luật quy định thể thức kết hôn riêng, gọi là thể thức giáo luật (forma canonica), được tóm tắt như sau: hai người nam nữ biểu lộ sự ưng thuận kết hôn trước mặt vị chứng hôn là linh mục hay phó tế và hai nhân chứng (đ. 1108§1).
Kết ước hôn nhân ngoài Công Giáo có thể được thực hiện theo nhiều thể thức khác nhau, nhưng phải là thể thức chính thức, nghĩa là, phải có đặc tính "công" (public) chứ không phải là tư (private).
Những nghi thức cử hành "công", tức là những nghi thức được công nhận hay hình thành theo luật hay lệ, nghĩa là theo truyền thống văn hóa (lệ), hay luật của tôn giáo, quốc gia, hay dân tộc.
Kết ước hôn nhân theo thể thức "tư" (private), có nghĩa là, kết ước không theo luật hay lệ nào cả. Kết ước tư thì không tạo nên một hôn nhân hữu hiệu, không được công nhận bởi xã hội dân sự.
Ở Việt Nam, một trong những hình thức kết ước như sau, được coi là công, cũng đủ làm nên dây ràng buộc hôn nhân:
- đăng ký kết hôn ở cơ quan chính quyền và đã được chính quyền công nhận (theo luật quốc gia).
- kết ước thành vợ chồng trước mặt cha mẹ hai bên theo phong tục tập quán;
- kết ước thành vợ chồng trước bàn thờ tổ tiên với sự chứng giám của bà con họ hàng theo theo phong tục tập quán.

d- Có năng cách pháp lý

Có năng cách pháp lý để kết hôn có nghĩa là có đủ những tư cách mà Giáo luật quy định để có thể kết hôn thành sự. Mười hai ngăn trở tiêu hôn, được Giáo Luật quy định, nếu mắc phải, được coi là thiếu năng cách pháp lý để kết hôn hữu hiệu.
Nên ghi chú rằng, ngoài những ngăn trở tiêu hôn, còn có những luật ngăn cản kết hôn hay cấm kết hôn. Nếu vi phạm những luật ngăn cản hay cấm kết hôn này, hôn nhân bị bất hợp luật, nhưng vẫn hữu hiệu.
 
2. NĂNG QUYỀN CHỨNG HÔN

2.1. Năng quyền do chức vụ

Chiếu theo chức vụ, Đấng Bản Quyền địa phương và cha sở chứng hôn thành sự trong giới hạn địa hạt của mình, chẳng những cho những người thuộc quyền, mà còn cho cả những người không thuộc quyền, miễn là một trong hai người thuộc lễ điển Latinh, trừ khi các vị ấy bị tuyên bố bởi án lệnh hay sắc lệnh chịu vạ tuyệt thông hoặc vạ cấm chế hoặc vạ huyền chức hoặc bị tuyên phạt như vậy (đ.1109).

a- Năng quyền cần thiết để chứng hôn thành sự

Năng quyền (facultas) là điều cần thiết để thừa tác viên có thể chứng hôn thành sự. Nếu không có năng quyền, việc chứng hôn sẽ vô hiệu hay không thành sự.
Năng quyền chứng hôn thủ đắc được chiếu theo chức vụ hay được ủy nhiệm.

b- Năng quyền do chức vụ, hữu hiệu trong địa hạt

Trước hết, luật quy định năng quyền chứng hôn thủ đắc chiếu theo "chức vụ": Đấng Bản Quyền địa phương hoặc cha sở. Vì vậy, những vị nào có chức vụ Bản Quyền địa phương, hay cha sở này thì đương nhiên có năng quyền theo luật.  
Những linh mục khác nếu không có những chức vụ cha sở hay Bản Quyền địa phương thì chỉ có thể được ủy năng quyền để chứng hôn. Nếu không có năng quyền việc chứng hôn bị vô hiệu.
Kế đến, điều cần chú ý là, năng quyền chứng hôn chỉ hữu hiệu trong "giới hạn địa hạt của mình" (giáo phận, giáo xứ).
Điều trên có nghĩa là, cha sở không có năng quyền chứng hôn ở ngoài địa hạt của mình. Nếu cử hành ở ngoài địa hạt giáo xứ, cho dù cho người kết hôn thuộc quyền mình, cha sở chứng hôn vô hiệu. Nếu muốn chứng hôn hữu hiệu, cha sở đó phải được cha sở của "nơi cử hành" ủy quyền chứng hôn.
 Ví dụ, đối với đôi hôn phối thuộc giáo xứ A và B lại muốn cử hành tại nhà thờ giáo xứ C, cha có năng quyền chứng hôn là cha sở giáo xứ C. Bất cứ cha nào khác, cho dù là cha sở của A hay của B, nếu muốn chứng hôn tại giáo xứ C, thì đều cần có sự ủy năng quyền của cha sở giáo xứ C.
Theo nguyên tắc của điều 1109, phải xác định rằng: cha sở A và B không có năng quyền chứng hôn trong địa hạt C, cho dù một trong đôi bạn thuộc giáo xứ A hay B.

c- Chứng hôn hữu hiệu và hợp luật

Về sự hữu hiệu: Cho dù, bên nam hay nữ, không ai có cư sở hai bán cư sở trong giáo xứ (Vd. Giáo xứ C), cha sở (C) vẫn có năng quyền chứng hôn thành sự hay hữu hiệu trong địa hạt của mình.
Về sự hợp luật: Nếu không ai trong đôi bạn cư ngụ trong giáo xứ (C) được một tháng, để hợp luật, phải có phép của  Đấng Bản Quyền hay cha sở riêng của một trong đôi bạn (đ. 1115). [4]

2.2. Năng quyền tòng nhân

Đấng Bản Quyền và cha sở tòng nhân, chiếu theo chức vụ, chỉ chứng hôn thành sự cho những đôi nào, mà ít ra một người kết ước là người thuộc quyền mình, trong giới hạn thẩm quyền của mình (đ. 1110).
 Đối với những Đấng Bản Quyền và cha sở tòng nhân, thì các ngài có năng quyền chứng hôn thành sự cho hôn nhân mà ít ra có một trong đôi bạn thuộc giáo xứ tòng nhân đó.
Ví dụ, có giáo xứ tòng nhân cho những người Hoa ở Tp HCM; giáo xứ tòng nhân cho những tín hữu Anh Giáo đã trở lại đạo Công Giáo trong một địa hạt rộng lớn hay quốc gia nào đó (họ vẫn được phép giữ lễ điển Anh Giáo).

2.3. Năng quyền do ủy nhiệm

Năng quyền chứng hôn có thể ủy nhiệm và phải theo những nguyên tắc được quy định về việc ủy quyền trong quyền hành pháp (đ. 132).

a- Ủy quyền tổng quát

Bản Quyền địa phương và cha sở có thể ủy quyền chứng hôn tổng quát (ủy chung) cho các tư tế hoặc phó tế, để chứng hôn trong giới hạn địa hạt của mình và phải ủy bằng văn bản để được hữu hiệu (đ. 1111).[5]
Ví dụ, cha sở có thể ủy năng quyền chứng hôn tổng quát cho cha phó trong phạm vi địa hạt giáo xứ.

b- Ủy quyền riêng biệt

 Bản Quyền địa phương và cha sở có thể ủy quyền chứng hôn riêng biệt cho các tư tế và phó tế, để chứng hôn trong giới hạn địa hạt của mình. Để ủy quyền này được hữu hiệu, đòi phải minh nhiên ban cho một người nhất định và chỉ có giá trị cho một đôi hôn nhân nhất định (đ. 1111§2).
Ví dụ, cha sở ủy cho cha phó chứng hôn cho đôi có tên là A - B vào ngày giờ T. Cha phó không thể chứng hôn hữu hiệu nếu cha phó lại nhờ cha khác thay mình. Cha phó này cũng không tự do chứng hôn cho đôi khác có tên là B - C.
Nếu cha sở quy định rằng, mình và cha phó luân phiên nhau (theo tuần hay theo tháng…) để chứng hôn thì sự quy định này được hiểu là ủy quyền tổng quát, vì thiếu yếu tố "minh nhiên ban cho một người nhất định và chỉ có giá trị cho một đôi hôn nhân nhất định". Do đó, phải ủy bằng văn bản để hữu hiệu.

c- Ủy quyền vượt quá giới hạn địa hạt: vô hiệu

Sự ủy quyền, chiếu theo nguyên tắc luật, sẽ vô hiệu nếu người ủy vượt quá giới hạn mình. Vì vậy, sự ủy quyền sẽ vô hiệu, nếu cha sở ủy quyền cho linh mục hay phó tế cử hành hôn phối ngoài phạm vi địa hạt giáo  cứ của mình.
Ví dụ: Các cha sở của đôi bạn ở Úc không thể ủy quyền cho một cha nào cử hành tại một nhà thờ ở Việt Nam, vì cha ở Úc không thể ủy quyền ra ngoài địa hạt của mình, ra đến một nhà thờ giáo xứ ở Việt Nam, cho dù trong hôn nhân đó có một giáo dân thuộc quyền mình (Úc). Chính cha sở của nhà thờ tại Việt Nam, nơi cử hành hôn phối, có đủ năng quyền chứng hôn tại nhà thờ giáo xứ mình. Ngài có đủ năng quyền để chứng hôn "thành sự" cho dù đôi bạn mới đến ở tạm một vài ngày. Để "hợp luật" thì đòi một trong đôi bạn phải đã cư ngụ ở giáo xứ đủ một tháng, nếu không đủ thì cần giấy phép của cha sở, hoặc Bản quyền bên Úc.
Ngoài ra, cũng lưu ý, sau khi đã hết chức vụ hay giáo vụ (là cha sở hay Bản Quyền), việc ủy nhiệm sẽ vô hiệu (đ.1111).

d- Chuyển ủy

Ủy quyền tổng quát có thể chuyển ủy từng trường hợp một. Ủy quyền riêng biệt không được chuyển ủy trừ khi vị ủy quyền minh nhiên ban phép (đ. 137§3).
Ví dụ: Cha phó được cha sở ủy quyền chứng hôn cho một đôi nhất định, tên là A - B, ngài không có quyền để chuyển ủy cho một cha khác chứng hôn, trừ khi cha sở trước đó đã ban phép cha phó được chuyển ủy một cách rõ ràng.

e- Bổ khuyết việc ủy năng quyền chứng hôn

Năng quyền chứng hôn được quy định ở điều 1111§1 có thể được Giáo Hội bổ khuyết hay bù, với nguyên tắc của điều 114:
§1. Khi có lầm lẫn chung hoặc về sự kiện hoặc về luật, cũng như khi có hồ nghi tích cực và hợp lý hoặc về luật hoặc về sự kiện, thì Giáo Hội bổ khuyết quyền hành pháp lãnh đạo ở cả toà trong lẫn toà ngoài.
§2. Quy tắc này cũng được áp dụng cho những năng quyền được nói đến ở những điều 882, 883, 966 và 1111 §1.
Điều 1111§1 lại quy định như sau:
Bao lâu còn chu toàn giáo vụ của mình cách hữu hiệu, Đấng Bản Quyền địa phương và cha sở có thể uỷ nhiệm năng quyền, kể cả năng quyền tổng quát, cho các tư tế và phó tế, để chứng hôn trong giới hạn của địa hạt mình.
Vì điều 1111§1 chỉ quy định về sự ủy quyền chứng hôn,  nên phải xác định rõ là, Giáo Hội chỉ bổ khuyết năng quyền trong việc "ủy quyền" chứng hôn, chứ không bổ khuyết năng quyền chứng hôn do chức vụ (cha sở hay Đấng Bản Quyền).[6]

g- Lý do bổ khuyết việc ủy năng quyền chứng hôn

Có thể thấy rằng, việc ủy nhiệm năng quyền chứng hôn đôi khi có thể bị lầm lẫn nên Giáo Luật dự trù việc bù, tránh phần thiệt hại cho giáo dân.
Ví dụ, cha sở đã ủy năng quyền chứng hôn cho cha phó cách tổng quát mà không làm bằng văn bản, vì do không biết luật. Chiếu theo luật ủy quyền thì những đôi hôn phối cha phó cử hành thì vô hiệu. Tuy nhiên, Giáo Hội bù cho năng quyền ủy này để những hôn nhân đó được hữu hiệu.

h- Nhiệm vụ chứng minh và xác tín khi chứng hôn

Trước khi ban uỷ quyền riêng biệt, phải chu toàn tất cả những gì luật đã ấn định để chứng minh tình trạng thong dong của các bên (đ. 1113).
Cha sở, vị có năng quyền chứng hôn, là người "phải chu toàn tất cả những gì luật đã ấn định" như chu toàn việc thiết lập hồ sơ, điều tra, rao báo… để chứng minh tình trạng thong dong của những người kết ước hôn nhân. Điều này giúp ngài thi hành trọn nhiệm vụ mà luật đòi hỏi. Đó là phải chắc chắn rằng việc kết hôn là thành sự và hợp pháp (đ. 1066), trước khi ngài ủy quyền riêng biệt.
Theo nguyên tắc chung, người chứng hôn, dù là có năng quyền hay được ủy quyền đều bị đòi buộc phải "biết chắc không có gì cản trở việc cử hành bí tích thành sự và hợp pháp" (đ. 1066), tuy nhiên ta thấy có sự khác biệt trong nhiệm vụ giữa người ủy và người thụ ủy:
Cha sở, có năng quyền, có quyền ủy, thì: "phải chu toàn tất cả những gì luật đã ấn định" (đ. 1113) như chu toàn việc thiết lập hồ sơ, điều tra, rao báo…Cha thụ ủy thì cần sự xác tín: "xác tín về tình trạng thong dong những người kết ước" (đ.1114).
 

 
3. THỦ TỤC KẾT HÔN

3.1. Giáo xứ, nơi kết hôn

Hôn nhân phải được cử hành tại giáo xứ mà một trong hai người kết hôn có cư sở hoặc bán cư sở hay đã cư ngụ một tháng, hoặc nếu là những người không có cư sở, phải được cử hành tại giáo xứ mà họ đang cư ngụ; hôn nhân có thể cử hành tại nơi khác, khi có phép của Đấng Bản Quyền riêng hay của cha sở riêng (đ. 1115).

a- Tùy chọn giáo xứ

Bộ Giáo luật hiện hành không quy định kết hôn ở giáo xứ bên nữ hay ưu tiên bên nữ, cũng không ấn định ưu tiên cho cha sở của bên nào chứng hôn.
Kết hôn là một sự kiện trong đại của cuộc sống con người nên vị mục tử hãy để tùy theo sự chọn lựa và quyết định của đôi bạn về nơi cử hành hôn phối, trừ khi vì những lý do đặc biệt nào khác, như có sự quá khó khăn trong việc điều tra để chứng minh tình trạng thong dong.
Đôi bạn sẽ đăng ký kết hôn tại giáo xứ mà họ được chấp nhận cử hành hôn phối, bất kể là giáo xứ của bên nam hay bên nữ hoặc ở một giáo xứ khác.

b- Cư sở, bán cư sở

Việc cử hành hôn nhân liên quan đến cư sở và bán cư sở. Vì vậy, cần phải xác định theo Giáo Luật, với những điều kiện nào thì một tín hữu có cư sở (thường trú) hay bán cư sở (tạm trú). Phải chăng muốn có cư sở hay bán cư sở, giáo dân phải trình diện và đăng ký với cha sở; hoặc muốn nhập vào giáo xứ phải có giấy xuất khỏi giáo xứ cũ, như kiểu nhập tịch xuất tịch?
Thủ đắc cư sở
Điều 102 quy định về cư sở hay bán cư sở:
§1. Cư sở được thủ đắc do việc cư ngụ trong địa hạt của một giáo xứ hay ít ra của một Giáo Phận, với ý định sẽ ở đó vĩnh viễn, nếu không có gì thay đổi, hoặc việc cư ngụ đã được kéo dài năm năm trọn.
§2. Bán cư sở được thủ đắc do việc cư ngụ trong địa hạt của một giáo xứ hay ít ra của một Giáo Phận, với ý định sẽ ở đó ít là ba tháng nếu không có gì thay đổi, hoặc việc cư ngụ đã thực sự được kéo dài suốt ba tháng.
Điều 102 quy định người tín hữu thủ đắc được cư sở hay bán cư sở là do những điều kiện theo luật định chứ không do sự đăng ký nhập giáo xứ. Cần phân biệt, việc đăng ký nhập giáo xứ thuộc về phần tổ chức để chu toàn nhiệm vụ điều hành giáo xứ. Nó là cần thiết cho việc mục vụ, nhưng tự nó không quyết định cho việc thủ đắc cư sở hay bán cư sở.
Theo luật, nếu giáo dân chứng minh được thời gian cư ngụ đối với cư sở là 5 năm hay đối với bán cư sở là 3 tháng thì họ thủ đắc được cư sở hay bán cư sở. Bổn phận của cha sở là phải lo liệu cho họ, như một mục tử có nhiệm vụ biết và chăm sóc con chiên. Ngài không thể lấy lý do là không biết đến con chiên đó. Ngài có bổn phận phải tổ chức đội ngũ các chức việc để giúp ngài nhận biết các con chiên và chăm sóc họ.
Ngoài ra, cũng nên lưu ý, sự thủ đắc cư sở hay bán cư sở còn tùy thuộc vào "ý định" của tín hữu, miễn là họ chứng minh được ý định đó. Ví dụ họ đến giáo xứ và mua nhà để ở vĩnh viễn. Điều này chứng minh được ý định và vì vậy họ thủ đắc được cư sở.
Mất cư sở
Giáo Luật quy định, cư sở hay bán cư sở "bị mất do việc rời khỏi nơi ấy với ý định không trở về lại" (đ.106).
Ví dụ 1: Người di cư qua Mỹ, không có ý định trở về lại, bị mất cư sở ở Việt Nam.
Ví dụ 2: Người đi lên thành phố hay tỉnh khác để làm việc lâu dài nhưng vẫn có ý định trở về lại nơi cũ, không bị mất cư sở nơi cũ.
Hai cư sở
Một người có thể có hai cư sở một lúc: nơi đã cư ngụ được 5 năm và nơi mà mình còn muốn trở về lại.
Một người đã đi lâu năm, có một cư sở mới, nhưng nếu họ có "ý định" trở về lại,  cha sở vẫn phải coi họ vẫn thuộc về giáo xứ. Cha sở vẫn có trách nhiệm trên họ như người thuộc quyền mình.

3.2. Cha sở nơi cử hành hôn phối thụ lý hồ sơ

Vấn đề cũng thường hay đặt ra là cha sở nào có trách nhiệm thụ lý hồ sơ và rao báo: Cha sở bên nam hay bên nữ?

a- Theo nguyên tắc pháp lý

Giáo Luật không quy định rõ là cha sở bên nào sẽ thụ lý hồ sơ. Chủ trương bên nữ thụ lý hồ sơ là chiếu theo luật cũ, vì hôn nhân được cử hành bên nữ. Bộ luật 1983 không còn quy định như vậy nữa, nhưng cho phép tùy chọn giáo xứ kết hôn bên nam hay bên nữ.
Theo nguyên tắc của điều 19, trường hợp mà luật không quy định minh nhiên, cần phải theo những nguyên tắc của luật đã được áp dụng với sự hợp tình hợp lý. Vậy, để xác định ai là có trách nhiệm chu toàn hồ sơ hôn phối, ta cần dựa vào hai điều luật:
- Nếu cha sở ủy quyền cho cha khác cử hành hôn nhân thì: Trước khi ban ủy quyền riêng biệt, phải chu toàn tất cả những gì đã ấn định để chứng minh tình trạng thong dong của các bên (đ. 1113).
- Luật đòi cha chứng hôn: Trước khi cử hành hôn nhân phải biết chắc không có gì cản trở cử hành bí tích thành sự và hợp thức (đ. 1066).
Vị nào có năng quyền thì mới ủy được. Vị đó chính là Đấng Bản Quyền địa phương, hoặc cha sở của nơi hay địa hạt cử hành hôn phối. Vì vậy, Đấng Bản Quyền địa phương, hoặc cha sở của nơi cử hành có trách nhiệm phải "chu toàn tất cả những gì ấn định để chứng minh tình trạng thong dong của các bên (đ.1113).
Nhiệm vụ phải làm để chứng minh tình trạng thong dong này, tức là nhiệm vụ phải lập hồ sơ: đăng ký kết hôn, làm tờ rao, điều tra...
Vì vậy, trách nhiệm chính yếu để lập hồ sơ thuộc về chính cha sở nơi cử hành, để cha có thể chứng minh được sự thong dong kết hôn của đôi bạn và để cha xác tín không có gì ngăn trở cho việc chứng hôn thành sự và hợp pháp (đ. 1066).
Nếu một cha khác được ủy nhiệm chứng hôn thì cũng nhờ việc chu toàn hồ sơ của cha sở nơi cử hành, thì cha khác đó mới có thể có xác tín rằng không có gì cản trở cử hành kết hôn hữu hiệu và hợp luật (đ. 1066, 1114).

b- Có thể được giúp lập hồ sơ bởi một cha sở khác

Từ những nguyên tắc luật đã nêu (đ. 1113, 1066), phải xác định rằng: nhiệm vụ lập hồ sơ hôn phối thuộc về cha sở nơi cử hành hôn phối. Tuy nhiên, trách nhiệm này cũng có thể được thực hiện bởi một cha sở khác nhưng với tư cách phụ giúp.
Thông thường, cha sở của đôi bạn có nhiệm vụ phụ giúp cho cha sở nơi cử hành hôn phối lập hồ sơ như cấp giấy giới thiệu, cấp các chứng nhận, rao báo…chuẩn bị giáo lý hôn nhân….
Cha sở của đôi bạn có thể thực hiện việc giúp này ở mức độ cao hơn, nếu tình nguyện chu toàn tất cả việc thiết lập hồ sơ. Tuy nhiên cha giúp việc này cũng chỉ với tư cách phụ giúp cho cha sở nơi cử hành.
Việc giúp chu toàn hồ sơ bởi cha sở để cho tín hữu thuộc quyền mình có thể được cha sở nơi cử hành chấp nhận chứng hôn là một việc mục vụ hữu ích và thiết thực đối với những đôi hôn nhân muốn cử hành kết hôn tại một nhà thờ ở một giáo xứ thứ ba, nơi họ chỉ tạm trú hay ở trong thời gian ngắn.
Khi một cha sở, với tư cách phụ giúp đảm nhận thiết lập hồ sơ, ngài cần phải gởi hồ sơ cho cha sở nơi chứng hôn, và trong đó có đính kèm văn thư bảo đảm "không có cản trở" (nihil obstat), chiếu theo điều 1070:
Nếu người thực hiện việc điều tra không phải là cha sở có thẩm quyền chứng hôn, thì người này phải thông báo sớm hết sức cho cha sở biết kết quả việc điều tra ấy bằng một văn thư chính thức.
Hiện nay, có những đôi hôn phối muốn kết hôn ở thành phố nơi họ đang làm việc hay tạm trú; hoặc cả hai đôi bạn đều cư ngụ ở ngoại quốc, như bên Hoa Kỳ, họ lại muốn kết hôn tại quê nhà Việt Nam. Cha sở ở thành phố hay ở Việt Nam, nơi mà đôi bạn được chứng hôn có nhiệm vụ thụ lý hồ sơ hôn phối.
Tuy nhiên, việc này cũng có thể được cha sở riêng của một trong đôi bạn đảm nhận thay. Sau khi đã chu toàn, cha gởi hồ sơ đến cho cha sở nơi cử hành hôn phối. Trong hồ sơ thường có văn thư nihil obstat (do cha sở hoặc Bản Quyền địa phương xác nhận). Khi nhận được hồ sơ như vậy, dù không ai trong các bên cư ngụ tại giáo xứ đủ một tháng, cha sở Việt Nam nhận chứng hôn hữu hiệu và hợp pháp (sự "xin phép" cha sở hay Bản Quyền riêng coi như đã được thực hiện qua hồ sơ gởi đến).
Ví dụ 1:
Bên nam thường trú tại Nha Trang và bên nữ tại Mỹ Tho đến Tp HCM tạm trú để làm việc. Họ muốn kết hôn tại giáo xứ Vườn Xoài ở Tp HCM. Nếu cha sở Vườn Xoài chấp thuận chứng hôn cho họ, thì:
- Cha sở Vườn Xoài phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ, rao báo để chứng minh tình trạng thong dong cũng như về tình trạng được chuẩn bị sẵn sàng cho việc kết hôn của mỗi bên. Cha sở ở Gp Nha Trang hay Gp Mỹ Tho đều có bổn phận phụ giúp như cấp giấy giới thiệu, các chứng nhận…
- Cha sở ở Gp Nha Trang hay Mỹ Tho, với tư cách phụ giúp đều có thể tự nguyện chu toàn hồ sơ để gởi đến cha sở Vườn Xoài nếu cha sở Vườn Xoài chấp nhận chứng hôn mà không muốn thụ lý hồ sơ.
Ví dụ 2:
Một đôi ngoại kiều ở Pháp gốc Việt muốn xin cử hành hôn phối tại giáo xứ Chính Tòa của một giáo phận nào đó tại Việt Nam mà họ chỉ có tạm trú trong giáo xứ chỉ một thời gian rất ngắn, với lý do muốn cử hành tại quê cha mẹ là giáo xứ Chính Tòa.
Cha sở Chính Tòa có quyền chấp thuận để cử hành hữu hiệu và hợp pháp. Nếu họ chưa cư ngụ trong giáo xứ chưa được một tháng thì ngài cần có giấy phép của cha sở hay Đấng Bản Quyền riêng của một bên nào đó.
Theo nguyên tắc, khi chấp nhận chứng hôn, cha sở Chính Tòa phải thụ lý hồ sơ: đăng ký, điều tra, rao báo…, trong đó có việc yêu cầu họ xin các chứng nhận các Bí tích, xin chuẩn ngăn trở tiêu hôn nếu có, và các giấy tờ dân sự cần thiết khác. Trong trường hợp này, đôi bạn đăng ký kết hôn tại cha sở Chính Tòa.
Tuy nhiên, cha sở Chính Tòa có quyền từ chối chứng hôn cho họ khi thấy việc thụ lý hồ sơ quá khó khăn, do khó có thể có đủ cơ sở để chứng minh tình trạng thong dong đối với người ở ngoài giáo xứ hay ở ngoại quốc.
Cha sở Chính Tòa, nếu muốn giúp đôi bạn, có thể nhận chứng hôn và đòi hỏi điều kiện: Nếu có một cha bên Pháp, là cha sở riêng hay cha quản nhiệm đối với một bên nam hay nữ, sẵn lòng làm thay cha chu toàn các hồ sơ, chứng minh được tình trạng thong dong để kết hôn. Trong trường hợp này, đôi bạn đăng ký kết hôn và làm thủ tục tại cha bên Pháp đó. Cha bên Pháp sẽ gởi hồ sơ với xác nhận Nihil obstat cho cha sở Chính Tòa.
Sau khi đã chứng hôn, cha sở Chính Tòa sẽ gởi giấy chứng nhận kết hôn của họ cho cha sở riêng của họ bên Pháp và cha sở nơi rửa tội để ghi chú vào sổ rửa tội.

c- Bổn phận chứng hôn của cha sở

Chứng hôn và chúc hôn là một nhiệm vụ được Giáo Hội ủy thác đặc biệt cho cha sở, theo quy định của điều 530 như sau:
Những nhiệm vụ đã được uỷ thác đặc biệt cho cha sở là:
10 Ban bí tích Rửa Tội;
20 Ban bí tích thêm sức cho những người nguy tử, chiếu theo quy tắc của điều 883, 3o;
30 Ban của ăn đàng và bí tích xức dầu bệnh nhân, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 1003 §2. và 3; cũng như ban phép lành Tông Toà;
40 Chứng hôn và chúc hôn;
50 Cử hành lễ nghi an táng;
60 Làm phép giếng Rửa Tội trong mùa Phục Sinh, chủ sự các cuộc rước kiệu ngoài nhà thờ, cũng như ban phép lành trọng thể ngoài nhà thờ;
70 Cử hành Thánh Lễ cách trọng thể hơn trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.
Trong địa hạt của mình, vì vậy, cha sở phải có bổn phận chứng hôn, cho giáo dân thuộc quyền mình. Sẽ là lỗi bổn phận chăm sóc và phục vụ cho con chiên nếu mục tử từ chối khi giáo dân trong xứ xin được cử hành hôn phối hoặc xin giúp đở được cử hành hôn phối ở giáo xứ khác.
Cha sở có năng quyền chứng hôn nhưng không bị đòi buộc mạnh mẽ bởi bổn phận, có thể từ chối chứng hôn đối với tín hữu chỉ có bán cư sở hay tạm trú thời gian ngắn.

d- Khi đôi bạn muốn cử hành tại một giáo xứ khác

Khi cử hành ở một giáo xứ khác, tức là nơi mà một bên:
-  Tạm trú (bán cư sở), hay đã cư ngụ ở đó đủ một tháng.
- Cư ngụ chưa đủ một tháng và có phép của Đấng Bản quyền riêng hay của cha xứ riêng của một bên trong đôi hôn phối (đ.1115).[7]
Đôi bạn phải xin và được sự chấp nhận chứng hôn của cha sở ở đó. Ngài có quyền nhận hay từ chối chứng hôn trong giáo xứ ngài.
Đôi bạn sẽ đăng ký kết hôn tại giáo xứ nào?
Việc này tùy theo sự thỏa thuận và sắp xếp của các cha sở, nhưng theo nguyên tắc sau: đôi bạn sẽ đăng  ký tại nơi cha sở chấp nhận chu toàn hồ sơ hôn phối. Nếu cha sở nơi tạm trú chấp nhận thực hiện hồ sơ và chứng hôn, đôi bạn sẽ đăng ký kết hôn tại giáo xứ tạm trú đó. Nếu một cha sở riêng nào của một trong đôi bạn chấp nhận chu toàn hồ sơ giúp thì đôi bạn đăng ký kết hôn tại giáo xứ riêng này. Sau khi chu toàn hồ sơ, cha sở riêng sẽ gởi hồ sơ đến cha sở nơi tạm trú để ngài chứng hôn.

3.3. Hồ sơ hôn phối

3.3.1. Kết hôn thông thường

Việc thiết lập hồ sơ nhằm có mục đích chứng minh tình trạng thong dong không có ngăn cản nào (nihil obstat) cho việc kết hôn, nghĩa là, các bên kết hôn không ai bị ngăn trở cho việc kết hôn hữu hiệu và hợp pháp.
Ngoài ra, việc thiết lập và lưu giữ những hồ sơ cũng cần thiết cho việc mục vụ quản trị điều hành, cung cấp những thông tin hay chứng nhận khi cần thiết.
Những giấy tờ cần có thông thường là:
1) Giấy giới thiệu kết hôn;
2) Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức;
3) Bản khai trước kết hôn;
4) Giấy rao hôn phối;
5) Chứng chỉ giáo lý hôn nhân;
6) Giấy chứng nhận kết hôn dân sự;
7) Giấy miễn chuẩn ngăn trở hay giấy phép kết hôn, nếu cần thiết.

a- Giấy giới thiệu kết hôn

Giấy giới thiệu kết hôn được làm bởi cha sở của phía một bên Công Giáo cấp cho cha chứng hôn. Giấy này cần có những điểm:
- Xác nhận về cư sở, nghĩa là xác nhận giáo dân thuộc giáo xứ hoặc đã cư ngụ trong thời gian nào đó.
- Cho biết là sơ khởi không thấy ngăn trở tiêu hôn hay cấm hôn nào, ít ra trong thời gian người kết hôn cư ngụ ở giáo xứ.
Khi gởi giấy giới thiệu, cha sở nên gởi kèm chứng thư Bí Tích Rửa Tội có giá trị 6 tháng trước ngày cưới và chứng thư Bí Tích Thêm Sức nếu đương sự đã nhận các bí tích ấy trong giáo xứ.
Cha sở có bổn phận cấp giấy giới thiệu, không được từ chối vì lý do đương sự chưa học giáo lý hôn nhân, không đi lễ… Nếu thấy cần thiết, cha sở có thể thông báo riêng cho cha chứng hôn biết về tình trạng thiếu chuẩn bị này để cha sở nơi chứng hôn lo liệu.
Theo nguyên tắc của điều 1113, cha sở có năng quyền, tức là cha sở nơi cử hành hôn nhân có trách nhiệm phải chứng minh và xem xét có gì ngăn cản cho việc chứng hôn thành sự và hợp luật hay không (đ.1066). Trách nhiệm này không thuộc về cha sở cấp giấy giới thiệu. Vì vậy, cha sở có bổn phận giới thiệu không được vì lý do có quyền trên tín hữu thuộc giáo xứ mình hay vì lý do mục vụ riêng mà ngăn cản việc kết hôn của tín hữu này ở một giáo xứ khác.
Lưu ý, khi một bên là người lương hay Tin Lành…ở trong một địa hạt của giáo xứ khác, cha chứng hôn không xin cấp "giấy giới thiệu" của cha sở nơi đó. Cha sở sẽ không cấp giấy giới thiệu vì lý do không biết đến người lương hay Tin Lành trong địa hạt của mình.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, cha chứng hôn nên xin cha sở bên người lương "giúp điều tra", hoặc trước hay sau khi nhận đăng ký kết hôn, và xin rao như quy định thông thường về rao hôn phối. Cha sở của giáo xứ có người lương hay Tin Lành sẽ sẵn lòng giúp điều tra. Ngài sẽ thực hiện điều tra do chính ngài, hoặc nhờ sự giúp đở của qua ban chức việc, hay ông biện khu vực.

b- Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức

Giấy chứng nhận Rửa tội phải ghi đầy đủ các chi tiết tên tuổi, thời gian (ngày, tháng, năm), giáo xứ, của nơi Rửa tội và Thêm Sức.
Chứng thư Rửa tội phải không nên quá sáu tháng, để tránh sự thiếu cập nhật những tình trạng nhân thân, vì một số tình trạng nhân thân thay đổi như kết hôn, được giải gỡ hôn phối, chịu chức thánh, khấn dòng… được ghi chú vào sổ Rửa tội.
Không chấp nhận bản sao sổ gia đình Công Giáo thay cho chứng thư Rửa Tội, trừ khi biết chắc chắn là không có giả mạo và không có thay đổi về tình trạng nhân thân.
Khi không thể chứng minh được sự lãnh nhận bí tích Rửa Tội bằng giấy chứng nhận, thì cha sở cũng có thể chấp nhận là đã lãnh nhận, chiếu theo Giáo Luật quy định:
Lời tuyên bố của một nhân chứng đáng tin cậy hay lời thề của chính người đã được Rửa Tội, nếu họ đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội ở tuổi thành niên, đủ để làm bằng chứng cho việc ban bí tích Rửa Tội, nếu điều đó không gây thiệt hại cho ai (đ. 876).
Điều 876 nói trên cũng áp dụng cho việc chứng tỏ là đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức (đ. 894).
Khi có hồ nghi một người đã được Rửa Tội hay chưa thì áp dụng điều 869:
§1. Nếu hồ nghi một người đã được Rửa Tội hay chưa, hoặc bí tích Rửa Tội được ban cho người đó có thành sự hay không, và nếu vẫn còn hồ nghi sau khi đã điều tra cặn kẽ, thì phải ban bí tích Rửa Tội cho họ với điều kiện.
§2. Những người đã được Rửa Tội trong một cộng đoàn Giáo Hội không Công Giáo, thì không được Rửa Tội với điều kiện, trừ khi có một lý do nghiêm chỉnh để hồ nghi về tính thành sự của bí tích Rửa Tội, sau khi đã điều tra về chất thể và mô thể đã được dùng khi ban bí tích, cũng như về ý muốn của người thành niên được Rửa Tội và của thừa tác viên ban bí tích Rửa Tội.

c- Bản khai trước khi kết hôn

Bản khai hay còn gọi là bản tra vấn kết hôn mà hiện nay vẫn thường làm.
Cần lưu ý: Không được làm bản tra vấn kết hôn quá ngắn gọn hoặc thực hiện vào ngày cận kề kết hôn.
 Bản khai được làm riêng biệt từng người, không để đôi bạn giúp lẫn nhau khi viết bản khai. Một linh mục có trách nhiệm chứng giám và giúp thực hiện bản khai. Tránh hết sức có thể, trao việc này cho chức việc, hoặc các sơ các thầy, vì chính vị linh mục có trách nhiệm mới đủ sự hiểu biết để xử lý những hoàn cảnh bất thường.
Bản khai cần có nội dung:
- Lý lịch ngắn gọn, nhưng cần có số điện thoại của người khai và thân nhân để có thể liên lạc, điều tra.
- Sự ý thức và chấp nhận tự do của đôi bạn về hôn nhân: bất khả phân ly, đơn nhất, sinh sản và giáo dục con cái.
- Liệt kê những ngăn trở tiêu hôn và ngăn trở bất hợp luật để đôi bạn xem xét và khai báo.
- Những hoàn cảnh có thể xảy ra khiến sự ưng thuận bị hà tỳ như: thiếu khả năng phán đoán hay tâm lý, bệnh tật, khả năng sinh sản, lầm lẫn, đặt điều kiện kết hôn…
Người khai, vì vậy, không được giấu giếm những điều mà có thể gây lầm lẫn làm nhiễu loạn đời sống hôn nhân do: bệnh đồng tính, bệnh nan y, nghiện, vô sinh, có con riêng, nợ nần lớn, đang có quan hệ nam nữ với người khác. ..
(Có mẫu tờ khai, được đề nghị ở phần phụ lục)

d- Rao hôn phối

Nguyên tắc rao ba lần      
Rao hôn phối là một phương thức được nói đến bởi Giáo Luật nhằm khám phá ra các ngăn trở tiêu hôn và cấm kết hôn (đ.1067), được HĐGMVN ấn định những quy tắc cụ thể. Ở các quốc gia khác, như ở Mỹ, có thể có những phương thức điều tra khác được sử dụng, không dùng phương thức rao.
HĐGMVN ấn định: Hôn phối được rao ba lần, thường được rao vào ba Chúa Nhật liên tiếp. Cha sở có quyền tha rao một lần, cha Quản hạt tha rao hai lần, và Bản quyền địa phương tha rao ba lần.[8]
Cha sở nào lập tờ rao?
Theo nguyên tắc chung: cha sở phụ trách chứng hôn tại giáo xứ mình, có bổn phận lập hồ sơ để chứng minh tình trạng thong dong của đôi bạn, lập tờ rao và phải gởi đi để nhờ rao.
Tờ rao gởi đến đâu?
Tờ rao được đến các cha sở, nơi mà người kết hôn đang thường trú hay có cư sở.
Còn phải gởi tờ rao đến cha sở nơi mà họ đã cư ngụ trong một thời gian khá lâu, nếu có hồ nghi là họ có những cản trở cho kết hôn vô hiệu hay bất hợp luật. 
Cũng phải gởi đến bên giáo xứ người lương cư ngụ
Trong trường hợp kết hôn hỗn hợp, khác đạo, hay hôn nhân có người tân tòng thì cũng phải gởi giấy rao cho bên lương hay tân tòng đó đã cư ngụ, để khám phá ra những ngăn trở hay bất hợp luật cản trở việc kết hôn. Cha sở bên người lương… đó cũng phải có bổn phận rao và báo kết quả rao.
Gởi kết quả rao
Các cha đã nhận tờ rao phải gởi lại kết quả tờ rao hôn phối cho cha xứ nơi cử hành hôn phối sau khi hoàn thành việc rao, cùng với lời ghi chú, nếu có, về vấn đề nghiêm trọng hay hoài nghi (đ. 1070).
Rao không đơn thuần là thủ tục nhưng là một phương cách điều tra. Vì vậy, cha sở nhận giấy rao cần tích cực rao để giúp đở cha chứng hôn, không nên lấy lý do giáo dân không thuộc quyền mình (người lương, đã xuất khỏi giáo xứ…) để từ chối rao.
Cha xin rao nếu không nhận được kết quả do bị từ chối rao hoặc do quên sót của cha sở bên kia, thì vẫn có thể cứ tiến hành chứng hôn, miễn là cha đã chu toàn nhiệm vụ và biết chắc không có gì cản trở cử hành bí tích thành sự và hợp pháp (đ. 1066).

e- Chứng chỉ giáo lý hôn nhân

Chứng chỉ giáo lý hôn nhân là bằng chứng giúp xác nhận tình trạng được chuẩn bị kiến thức của đôi bạn về hôn phối công giáo. Các đôi bạn có thể được cấp chứng chỉ này tại giáo xứ riêng của mình hay tại một giáo xứ khác thuận tiện cho mình.
Các cha sở nơi cử hành hôn phối, tức là cha sở có năng quyền chứng hôn, có trách nhiệm xem xét tình trạng đôi bạn có được chuẩn bị đầy đủ và có ngăn trở nào không (đ.1066). Khi hồ nghi về sự chuẩn bị này, ngài có thể khảo hạch lại và bổ túc kiến thức về hôn nhân cho đôi bạn, cho dù họ đã có chứng chỉ cấp từ nơi khác. Tuy nhiên, để việc mục vụ được tốt đẹp giữa các mục tử, các cha sở nên chấp nhận giá trị của các chứng chỉ.
Trong trường hợp cần thiết, nếu không thể có được chứng chỉ giáo lý, cha sở có thể linh động liệu cách giúp họ học hỏi những nét chính yếu của ý nghĩa hôn nhân và về quyền lợi và nghĩa vụ vợ chồng cũng như bậc cha mẹ (đ. 1063) trong một thời gian vài giờ hay vài buổi học.

g- Giấy chứng nhận kết hôn dân sự

Giáo luật đòi phải xin phép Bản Quyền địa phương khi chứng hôn cho những người không thể được công nhận hay không thể kết hôn theo luật dân sự (đ. 1071§1n.2). Vì vậy, cần thiết phải có giấy chứng nhận kết hôn dân sự trước khi cử hành hôn phối.[9]
Nếu có hồ nghi có sự bất hợp pháp theo dân luật khiến đương sự không thể kết hôn thì cần cẩn thận xem xét để có thể tiến hành xin phép hay không, tùy theo sự thẩm định mục vụ của Đấng Bản quyền.
Tuy nhiên, đối với diện kết hôn với người ngoại quốc, trong sự tôn trọng luật pháp của các quốc gia, Đấng Bản Quyền phải đòi buộc có giấy chấp nhận cho kết hôn của chính quyền một cách nghiêm ngặt hơn.

h- Giấy miễn chuẩn ngăn trở hay giấy phép kết hôn.

Trong trường hợp có ngăn trở tiêu hôn như kết hôn dị giáo, có họ máu, có họ kết bạn... thì cần phải xin miễn chuẩn ngăn trở nơi Đấng Bản Quyền địa phương. Nếu không có miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn, kết hôn vô hiệu.
Đối với những trường hợp Giáo luật đòi xin phép, như thiếu giấy đăng ký kết hôn dân sự, kết hôn hỗn hợp... thì cần xin phép Đấng Bản Quyền địa phương để được hợp luật.
Các đơn xin được miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn hay đơn xin phép kết hôn, không nhất thiết là phải gởi đến Đức Giám Mục giáo phận. Có thể gởi đơn đến một trong các cha khác cũng có địa vị là Đấng Bản Quyền địa phương, như cha Tổng Đại Diện, cha Đại Diện Giám Mục, hay linh mục nào khác được Đức Giám Mục ban quyền miễn chuẩn.
Đơn xin ít nhất phải làm thành hai bản, để lưu Tòa Giám Mục một bản.

3.3.2. Kết hôn với người ngoại quốc

Thủ tục kết hôn với người ngoại quốc cần chú ý đến việc đăng ký kết hôn dân sự và sự khác biệt của thủ tục hôn phối Công Giáo của nước ngoài.

a) Giấy giới thiệu hay giấy chứng nhận pháp lý

Tương tự như ở Việt Nam, giấy giới thiệu của cha sở hay cha quản nhiệm cũng cần thiết.
Trong một số trường hợp, giáo dân di chuyển nhiều chỗ ở, họ được kể là người không có cư sở, không có được giấy giới thiệu, thì phải cần có phép của Đấng Bản Quyền địa phương để kết hôn (đ.1071§1n.1).
Trong một số trường hợp khác, giáo dân có thể tưởng mình không có cư sở vì họ đã không đăng ký nhập giáo xứ, nhưng họ đã thực sự cư ngụ một nơi trên 5 năm. Nên hướng dẫn họ đến gặp cha sở nơi đó để xin giấy giới thiệu.
Đối với người ngoài Công Giáo hay người Công Giáo mà không có giấy giới thiệu hay chứng nhận tình trạng thong dong, buộc phải có một giấy chứng minh pháp lý dân sự nào đó để chứng tỏ tình trạng thong dong:
- Giấy chứng minh tình trạng chưa có kết hôn, hoặc đã kết hôn nhưng người phối ngẫu đã qua đời, do cơ quan chính quyền cấp chưa quá 06 tháng.
Có những hình thức giấy khác nhau, tùy theo quốc gia hay tiểu bang, như giấy xác nhận chưa từng kết hôn, giấy đăng ký kết hôn mà trong đó có xác nhận chưa có kết hôn lần nào trước đó... Tuy nhiên, điểm mấu chốt cần có trong các giấy đó là chứng minh được đương sự phải chưa có kết hôn lần nào hoặc đã có kết hôn nhưng người phối ngẫu đã qua đời.
Bản khai với "lời thề" chưa kết hôn của đương sự trong hồ sơ thì không đủ để chứng minh.
- Nếu là người Việt Nam đang ở nước ngoài, do tạm trú, mới nhập cư v.v. mà không thể có giấy chứng nhận của chính quyền nước đó thì buộc phải có giấy chứng nhận tình trạng chưa kết hôn hoặc tương tự của chính quyền VN hay Đại Sứ Quán VN tại nước đó.
Trong trường hợp đặc biệt, không thể có giấy tờ chứng minh tình trạng thong dong bằng giấy tờ chính thức của chính quyền, và ngay cả khi đã có được những chứng minh pháp lý này mà có hồ nghi, tùy theo sự khôn ngoan, cha sở có thể có những cách điều tra riêng, miễn là đủ để bảo đảm không có gì cản trở cho việc cử hành hôn phối hữu hiệu và hợp pháp.

b) Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức

Theo như yêu cầu thông thường ở VN.

c) Bản khai trước kết hôn

Cha sở cần có sẵn bản khai bằng tiếng Anh để người ngoại quốc có thể khai báo cho cẩn thận, rõ ràng. Chú ý về những tình trạng đã kết hôn ngoài luật đạo hay sống chung mà đã có con cái, hoặc có bệnh tật, bất lực… có thể đã xảy ra, nhất là đối với người ngoại quốc cao tuổi.
Người Công Giáo ở Việt Nam có thể bị lầm lẫn về tình trạng nhân thân của ngoại kiều. Vì vậy, nếu chỉ điều tra về sự có ngăn trở dây hôn phối thì cũng chưa đủ mà còn điều tra đến những tình trạng bất hợp khác, gây cản trở cho kết hôn và đời sống chung. Đó là những trường hợp mà Giáo Luật đòi có sự xin phép của Đấng Bản quyền địa phương mới được kết hôn, được nói đến ở điều 1071§1.

d) Giấy rao hôn phối

Sẽ không gởi giấy rao ra nước ngoài, nếu nước đó không có áp dụng phương thức rao báo.

e) Chứng chỉ giáo lý hôn nhân

Nếu họ không có chứng chỉ giáo lý hôn nhân, hoặc có khó khăn trong việc học giáo lý lâu dài, cha sở nếu thấy cần thiết, có thể gặp gỡ và dạy về những điều chính yếu về sự đơn nhất và bất khả phân ly hôn nhân cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ hôn nhân, trong thời gian một vài buổi. Nếu có khó khăn ngôn ngữ đối với người ngoại quốc, cha nhờ một linh mục khác giúp.

g) Giấy chứng nhận kết hôn dân sự

Trước khi cử hành hôn phối nhất thiết đôi bạn phải có giấy chứng nhận kết hôn của quốc gia họ đăng ký, hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính quyền Việt Nam cấp.
Nếu đăng ký ở Việt Nam mà chưa có được giấy chứng nhận kết hôn, ít nhất phải có giấy hẹn của bên chính quyền và thấy có lý do chính đáng. Trong trường hợp có nghi ngờ sự cho phép nhập cư để họ có thể chung sống vợ chồng hợp pháp, thì phải hoãn lại việc kết hôn.

h) Hồ sơ theo luật dân sự

Về kết hôn có yếu tố nước ngoài, theo luật quốc gia Việt Nam, đôi bạn cần có hồ sơ như sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam, và giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
- Giấy khám sức khỏe;
- Bản sao Hộ chiếu và các giấy tờ có giá trị như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú đối với công dân nước ngoài;
- Bản sao Sổ Hộ khẩu đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước.
(x. Nghị định 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài).

3.3.3. Hôn nhân với ngoại kiều không Công Giáo

Ngoài những giấy tờ cần thiết như trường hợp ngoại kiều Công Giáo, cha sở nơi cử hành hôn phối giúp làm giấy xin miễn chuẩn hôn phối khác đạo (với người lương) hay xin phép cử hành hôn nhân hỗn hợp (với người Tin Lành, Anh giáo...).
Cha sở chỉ đề nghị lên Đấng Bản Quyền để cho phép kết hôn hay miễn chuẩn ngăn trở sau khi đã điều tra cẩn thận và không có nghi ngờ gì về việc cử hành hôn phối thành sự và hợp pháp.
Người lương đã ly dị và theo đạo để hưởng đặc ân thánh Phaolô cần được đào tạo và có đức tin. Không nên chấp thuận cho kết hôn nếu đương sự đã không trải qua thời gian dự tòng là 6 tháng và cha nhận thấy họ có đức tin.
Một số giáo phận có quy định không chấp nhận cho hưởng đặc ân Thánh Phaolô đối với ngoại kiều.
Cần lưu ý, ở Tây phương hay Mỹ đa số người dân đều đã được rửa tội trong Công Giáo hay Tin Lành, khó có thể là người chưa được Rửa Tội.

3.4. Mục vụ điều tra, chuẩn bị

a- Những hình thức điều tra khác

Cha sở chứng hôn, trong trách nhiệm chứng minh tình trạng và chắc chắn về thong dong của các bên (đ. 1113, 1066), tùy theo sự khôn ngoan, có thể bổ túc thêm những cách điều tra khác, cho những trường hợp cụ thể có khó khăn hay có sự hồ nghi. Những phương thức sau đây, cha sở nên tùy nghi áp dụng:
- Gọi điện thoại hỏi thăm: Cha sở gọi điện thoại cho cha mẹ, anh chị em hoặc họ hàng, nhất là đối với bên người lương hay tân tòng để hỏi thăm một cách khôn ngoan kín đáo, để xem người này đã có kết hôn hay có gì trở ngại cho việc kết hôn không.
- Giấy làm chứng tình trạng hôn nhân: Cha sở có thể yêu cầu cha mẹ hay anh chị em làm một giấy xác nhận tình trạng thong dong của người của bên người lương hay tân tòng. Trong giấy làm chứng này, có thể có phần ghi ý kiến của cha mẹ hay người bảo hộ của người tân tòng về việc người này theo đạo và kết hôn.
(Xin xem bản mẫu ở phần phụ lục).

b- Niêm yết thông báo thủ tục kết hôn

Những quy định về tiến trình thủ tục và những điều kiện kết hôn nên được niêm yết rõ ràng tại nhà thờ hoặc nhà xứ cho giáo dân được biết rộng rãi. Từ đó, giáo dân có thể dự liệu chương trình kết hôn và thực hiện đúng đắn quy định kết hôn. Ngược lại, đôi khi, vì không biết rõ, có những bất trắc xảy ra, hoặc có sự đối chọi giữa những dự liệu của giáo dân và chương trình của cha sở, dễ phát sinh mâu thuẫn hoặc gây khó xử cho cha sở.
Khi có những quy định được niêm yết, cha sở có thể dựa vào đó như những nguyên tắc chung để thi hành, và hơn nữa, cha có thể có điểm tựa để xử lý những trường hợp khó khăn.
Tuy nhiên, dù có những nguyên tắc hay những quy định chung được đặt ra, cha sở vẫn có thể uyển chuyển để thực hiện việc mục vụ cách thích đáng và hợp lý trong những trường hợp riêng biệt.
Ví dụ, đối với một đôi bạn cần kết hôn gấp vì lỡ có thai, chưa được chuẩn bị về hôn nhân, cha sở có thể có thể từ chối, không cho họ kết hôn dựa trên cơ sở đã quy định về thời gian chuẩn bị, đăng ký, học giáo lý…Tuy nhiên, nếu thấy họ thật lòng yêu thương nhau và có đủ trưởng thành đức tin cũng như sự hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ hôn nhân thì cha có thể chấp nhận cho họ kết hôn.

3.5. Gởi chứng nhận kết hôn và ghi chú sổ Rửa Tội

Điều 1123 quy định về ghi chú vào sổ Rửa Tội như sau:
§1. Việc kết ước hôn nhân cũng phải được ghi chú vào sổ Rửa Tội, trong đó đã ghi việc lãnh nhận bí tích Rửa Tội của hai vợ chồng.
§2. Nếu một người phối ngẫu không kết ước hôn nhân trong giáo xứ mình đã được Rửa Tội, thì cha sở nơi cử hành hôn lễ phải thông báo sớm hết sức cho cha sở nơi đương sự đã được Rửa Tội biết là hôn nhân đã được kết ước.
 Sau khi hoàn thành việc cử hành hôn phối, cha chứng hôn có bổn phận cấp giấy chứng nhận kết hôn cho đôi bạn và gởi giấy thông báo hôn phối đến cho cha sở riêng của đôi bạn.
Cũng phải gởi giấy thông báo hôn phối cho cha sở nơi Rửa Tội của mỗi bên, khi nơi Rửa Tội là một nơi khác, để cha ấy ghi chú vào sổ Rửa Tội.[10]
Cha sở nơi Rửa Tội khi nhận được giấy báo, phải ghi chú vào sổ Rưat Tội cẩn thận.
Tất cả những thay đổi nhân thân quan trọng thường được ghi chú vào sổ Rửa Tội: Khấn dòng, chịu chức, hôn phối, được tiêu hôn…
 
 
 

4. THÀNH SỰ HÓA HÔN NHÂN
Để "thành sự hóa" hay "hợp thức hóa" cho những đôi rối hôn nhân, Giáo Luật dự trù hai phương pháp: "thành sự hóa đơn thuần" (đ.1156-1160) và "điều trị tại căn" (đ.1161-1165).

4.1. Thành sự hóa đơn thuần

Thành sự hóa đơn thuần là giải pháp lâu nay các mục tử vẫn thường áp dụng mỗi khi hợp thức hóa một hôn nhân bất thành. Ví dụ, hợp thức hóa cho đôi bạn khác đạo, mà trước đây không được miễn chuẩn ngăn trở, chỉ kết hôn dân sự rồi sống như vợ chồng với nhau.

4.1.1. Thành sự hóa do mắc ngăn trở tiêu hôn

a- Pháp lý

Điều 1156
§1. Để thành sự hóa một hôn nhân bất thành do một ngăn trở tiêu hôn thì buộc ngăn trở chấm dứt hoặc được miễn chuẩn, và ít là bên biết có ngăn trở phải lập lại sự ưng thuận.
§2. Luật Giáo Hội buộc phải lập lại sự ưng thuận ấy để việc thành sự hóa có hiệu lực, mặc dù cả hai bên đã biểu lộ sự ưng thuận và sau đó không rút lại sự ưng thuận.
Thành sự hóa phải bao gồm hai điều: 1- ngăn trở tiêu đã chấm dứt hay được miễn chuẩn; 2- lập lại sự ưng thuận.
Ví dụ: Một người đang mắc ngăn trở lời khấn dòng vĩnh viễn, kết hôn vô hiệu. Hôn nhân này có thể được thành sự hóa sau khi ngăn trở được miễn chuẩn và phải lập lại sự ưng thuận.

b- Ý nghĩa của lập lại sự "ưng thuận"

Lập lại sự ưng thuận phải là một hành vi mới của ý muốn kết hôn mà bên lập lại sự ưng thuận ấy biết hay quan niệm rằng hôn nhân đã không thành ngay từ đầu (đ. 1157).
Sự ưng thuận theo ý nghĩa trong tâm trí vừa nói trên lại phải được diễn tả qua một nghi thức hay nghi thức kết hôn ra bên ngoài.
Ví dụ:
- Trong nghi thức kết hôn Công Giáo, đôi bạn kết hôn biểu lộ sự ưng thuận làm vợ làm chồng: "Tôi… nhận em … làm vợ và hứa sẽ…"; "Tôi…. nhận anh … làm chồng và hứa sẽ…"
- Trong nghi thức dân sự hay tôn giáo khác…, trong đó bao giờ cũng phải có lời nói hay cử chỉ diễn tả sự nhận nhau làm vợ làm chồng (trao nhẫn, vái lạy nhau, vái lạy tổ tiên, ký giấy tờ kết hôn…).
“Lập lại” có ý nói là đã thực hiện một lần rồi, bây giờ làm lại. Nếu chưa thực hiện thì không nói là lập lại. Phải lập lại ưng thuận vì lần trước việc cử hành ưng thuận nhưng bị vô hiệu, hoặc do có ngăn trở tiêu hôn hoặc do thiếu thể thức. Nay muốn thành sự hóa thì phải là cử hành theo thể thức giáo luật, tức là cử hành kết hôn theo luật đạo.

c- Lập lại sự "ưng thuận" theo thể thức luật định

Luật quy định hai cách thức lập lại sự ưng thuận:
1) Cử hành theo thể thức giáo luật (forma canonica), tức là cử hành chứng hôn như nghi thức kết hôn Công Giáo thông thường: Vị chứng hôn cho đôi bạn, với hai người làm chứng (đ.1108§1).
Theo luật định, phải biểu lộ sự ưng thuận kết hôn theo thể thức giáo luật, nếu ngăn trở tiêu hôn là "công" dựa trên quy định:
Nếu ngăn trở là công, cả hai bên đều phải lặp lại sự ưng thuận theo thể thức Giáo luật, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1127§2 (đ.1158§1).
Trong thực tế, hầu hết các trường hợp xin được hợp thức hóa đều mắc những ngăn trở "công", vì đều có thể chứng minh được. Vì vậy, các cha sở cũng đã thường cử hành sự "ưng thuận" kết hôn theo "thể thức giáo luật".
Điều 1158§1 lại có quy định một luật trừ, là "giữ nguyên những quy định của điều 1127§2". Điều 1127§2 này có quy định về việc được miễn chuẩn nghi thức giáo luật đối với hôn nhân hỗn hợp hay dị giáo. Do đó, trong trường hợp được miễn chuẩn thể thức giáo luật theo điều 1127§2 thì không cần lập lại sự ưng thuận theo thể thức giáo luật nữa.
2) Cử hành "tư" việc lập lại sự ưng thuận
Cử hành việc lập lại sự ưng thuận theo một hình thức riêng tư (private) và kín đáo thì cũng đủ, nếu ngăn trở không thể chứng minh:
Nếu ngăn trở không thể chứng minh, thì chỉ cần bên ý thức có ngăn trở lặp lại sự ưng thuận cách riêng tư và kín đáo, miễn là bên kia vẫn duy trì sự ưng thuận đã được biểu lộ; hoặc cả hai bên phải lặp lại sự ưng thuận, nếu cả hai bên đều biết có ngăn trở (đ.1158§2).
Đây là xét về sự thành sự hóa một hôn nhân có ngăn trở không thể chứng minh được hoặc không thể được loan truyền.[11]
Ví dụ người chồng biết mình có họ máu với người vợ, nhưng những người thân đã mất tích không thể chứng minh được.
Trong trường hợp trên, chỉ cần người chồng lập lại sự ưng thuận cách riêng tư kín đáo, miễn là bên kia vẫn duy trì sự ưng thuận đã được biểu lộ trước kia.
Khi cả hai người đều ý thức có ngăn trở, thì cả hai phải lập lại sự ưng thuận.
Thể thức được cử hành một cách riêng tư, không cần theo một quy định chính thức nào.[12] Ví dụ, không cần có hai người chứng trong nghi thức.

4.1.2. Thành sự hóa do thiếu thể thức

Để thành sự hóa một hôn nhân bất thành do thiếu thể thức, phải được kết ước lại theo thể thức giáo luật, miễn là giữ nguyên những quy định của điều 1127§2 (đ. 1160).

a- Kết ước lại theo thể thức giáo luật

“Thiếu thể thức”, có thể là hoàn toàn thiếu vắng thể thức giáo luật, ví dụ như chỉ có kết hôn theo thể thức dân sự. Tuy nhiên, thiếu thể thức cũng có thể là đã cử hành thể thức giáo luật nhưng bị hà tỳ đến mức vô hiệu, ví dụ như trong cử hành nghi thức kết hôn vị chứng hôn không có năng quyền hay thiếu một người làm chứng.
Ví dụ 1: Hai người Công Giáo chỉ kết hôn dân sự với nhau do chồng bị có ngăn trở dây hôn phối. Nay người chồng hết ngăn trở vì vợ trước của ông chết. Để được thành sự hóa, họ phải kết hôn theo thể thức giáo luật, vì thể thức này chưa hề cử hành.
Ví dụ 2: Đôi bạn gồm Công Giáo và người lương, vì trước đây không được miễn chuẩn ngăn trở khác đạo, họ chỉ có kết hôn dân sự và sống rối hôn phối với nhau. Đôi này trước đây đã biểu lộ sự ưng thuận theo luật dân sự; đã hoàn toàn thiếu vắng thể thức giáo luật.
Nay, nếu họ muốn được thành sự hóa đơn thuần thì họ cần được Đấng Bản Quyền miễn chuẩn ngăn trở khác đạo và cử hành sự ưng thuận kết hôn theo thể thức giáo luật.
Ví dụ 3: Một hôn nhân được cử hành do một linh mục không có năng quyền chứng hôn hoặc do linh mục có năng quyền nhưng trong cử hành không có nhân chứng. Hôn nhân vô hiệu do thể thức giáo luật bị hà tỳ. Để được thành sự hóa, đôi bạn phải được kết hôn lại theo thể thức giáo luật.
Trong trường hợp được miễn chuẩn thể thức giáo luật, theo điều 1127§2 đối với hôn nhân hỗn hợp hay dị giáo thì không cần lập lại sự ưng thuận theo thể thức giáo luật nữa.

b- Thành sự hóa hôn nhân hay là bắt đầu hôn nhân?

Có sự khác nhau giữa một hôn nhân mà nay bắt đầu kết hôn và một hôn nhân đang sống bất hợp pháp do chỉ có kết hôn dân sự. Cần có sự phân biệt.
Thành sự hóa bao hàm ý nghĩa là hôn nhân đã hiện hữu một cách nào đó, do một kết ước dân sự hoặc tôn giáo,[13] nhưng vô hiệu theo quy định của Giáo luật. Do đó khi thành sự hóa hôn nhân, các việc chuẩn bị trước hôn nhân (như rao, học giáo lý hôn nhân...) được phép giảm bớt nếu thấy không cần thiết.
Vì vậy, nếu chỉ có kết hôn dân sự từ lâu năm, thì cũng áp dụng thành sự hóa, không cử hành hôn nhân như cách thức từ khởi đầu.

4.2. Điều trị tại căn

Trong thực tế, thành sự hóa một hôn nhân bị vô hiệu bằng phương pháp điều trị tại căn này còn là mới mẻ đối với Giáo Hội Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tế, nó sẽ giúp rất nhiều vào việc hợp thức hóa cho những đôi hôn nhân chỉ đã có kết hôn dân sự và người chồng là người lương không chịu đến nhà thờ hay gặp cha sở.
Khác với thành sự hóa đơn thuần, trong điều trị tại căn một hôn nhân bất thành, sự lập lại thể thức ưng thuận được miễn.
Để dễ hiểu hơn giải pháp này, chúng ta tưởng tượng đến một kết hôn đã cử hành theo thể thức giáo luật, nhưng sau đó cha sở phát hiện là cha chưa xin miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn hoặc cha đã nhầm lẫn trong thể thức cử hành khiến hôn nhân vô hiệu. Vậy thì, sẽ phải giải quyết làm sao đối với những hôn nhân đó? Cha sở kêu gọi họ đến nhà thờ để cử hành lại lễ cưới hay cử hành lại nghi thức kết hôn hay sao?
Điều trị tại căn sẽ giúp giải quyết những bối rối đó, qua việc thành sự hóa những hôn phối mà không cần phải làm lại lễ cưới hay cử hành lại nghi thức kết hôn.

4.2.1. Ý nghĩa

Điểm khác biệt căn bản của điều trị tại căn là không đòi phải lập lại sự ưng thuận như trong thành sự hóa đơn thuần. Không cần lập lại sự ưng thuận có nghĩa là không cử hành lại nghi thức kết hôn nữa.
Điều 1161§1 quy định ý nghĩa của điều trị tại căn:
Điều trị tại căn một hôn nhân bất thành là việc thành sự hóa hôn nhân ấy mà không buộc lập lại sự ưng thuận, do nhà chức trách có thẩm quyền ban, bao hàm việc miễn chuẩn một ngăn trở, nếu có, và thể thức giáo luật, nếu đã không được tuân giữ, cũng như sự hồi tố của những hiệu quả giáo luật (đ.1161§1).
Điều trị tại căn khác với thành sự hóa đơn thuần ở những điểm:
- Không đòi phải lập lại sự ưng thuận, miễn là họ đã có sự ưng thuận và vẫn duy trì sự ưng thuận đó (đ.1162);
- Bao hàm (entail, comporta) việc miễn chuẩn một ngăn trở, nếu có; và thể thức giáo luật, nếu bị khiếm khuyết;
- Hồi tố giá trị hôn nhân;
- Được ban cho bởi nhà chức trách có thẩm quyền: Đức Giám Mục Giáo phận hay Tông Tòa.
Ví dụ: Hai người Công Giáo sau kết hôn phát hiện ra họ là anh em chú bác, có liên hệ huyết tộc 4 bậc hàng ngang. Họ đã có ngăn trở huyết tộc vì vậy hôn nhân bất thành. Nay cần thành sự hóa. Một trong hai cách sau đều được:
- Thành sự hóa đơn thuần (được nói ở phần trên), bằng cách xin Đấng Bản Quyền địa phương chuẩn ngăn trở huyết tộc và cử hành lại nghi thức ưng thuận kết hôn theo giáo luật;
- Điều trị tại căn, bằng cách làm đơn xin Giám Mục ban ơn, trong đó bao hàm việc chuẩn ngăn trở huyết tộc, không cử hành lại sự ưng thuận, nghĩa là không cử hành lại nghi thức kết hôn theo Giáo luật. Khi Giám Mục giáo phận ký chấp thuận ban ơn điều trị tại căn thì hôn nhân được thành sự và có giá trị hồi tố.

a- Sự ưng thuận đã được biểu lộ theo thể thức công

Luật quy định: không thể điều trị tại căn nếu ngay từ đầu, thiếu sự ưng thuận của cả hai bên hay một trong hai bên (đ. 1162).
Sự "ưng thuận" kết hôn chính là điểm cốt yếu nhất của một kết ước hôn nhân và nó phải được biểu lộ theo thể thức công (public), tức là phải được biểu lộ theo những nghi thức luật định. Một sự ưng thuận nếu chỉ được diễn tả theo một thể thức tư (private) thì kể như là không có về mặt pháp lý, là chưa được thực hiện. Một thể thức là tư khi nó được làm tự phát mà không theo một quy định của luật hay lệ gì cả.
Ví dụ hai người nam nữ kết ước hôn nhân trước tượng Đức Mẹ hay tượng Phật một cách tự phát, hoặc chỉ giao ước riêng để sống chung với nhau, thì những kết ước này là tư. Nếu họ chỉ đã kết ước hay thỏa thuận với nhau theo một cách thức tư như vậy thì coi như họ chưa có sự ưng thuận, nghĩa là chưa có sự kết ước vợ chồng. Khi đó, họ không được điều trị tại căn. Nếu muốn hợp thức hóa hôn nhân, họ phải được thành sự hóa cách đơn thuần, nghĩa là phải cử hành nghi thức kết hôn theo giáo luật.

b- Bao hàm miễn chuẩn ngăn trở, thể thức

Luật điều trị tại căn quy định: …"bao hàm việc miễn chuẩn một ngăn trở, nếu có, và thể thức giáo luật, nếu đã không được tuân giữ…," . 1161§1).
Ơn ban điều trị tại căn bao hàm việc miễn chuẩn một ngăn trở, nếu có, và thể thức giáo luật. “Bao hàm” không có nghĩa là bao gồm. Vì vậy, không phải xin miễn chuẩn cho từng ngăn trở hoặc thể thức giáo luật nữa. Không cần phải làm các đơn xin miễn chuẩn khác nhau: đơn xin miễn chuẩn khác đạo, đơn xin miễn chuẩn thể thức, đơn xin điều trị tại căn... Chỉ cần làm một đơn xin điều trị tại căn là đủ, trong đó có nêu ra những ngăn trở hay thiếu thể thức giáo luật và những lý do để xin điều trị tại căn hôn nhân đã bị vô hiệu.

c- Hồi tố của những hiệu quả giáo luật

Hồi tố những hiệu quả có nghĩa là công nhận lại những hiệu quả đã có từ trước. Những giá trị, những quyền lợi và bổn phận của một hôn nhân (bất thành) mà trước đây đã không được Giáo Hội công nhận nay lại được công nhận khi ơn điều trị tại căn được ban; không kể từ lúc điều trị tại căn nhưng kể từ khi kết hôn trước kia. Nói cách khác, hôn nhân được kể là hữu hiệu kể từ khi cử hành ưng thuận trước, hoặc kể từ một kết hôn bất thành được cử hành, không kể từ ngày được điều trị tại căn.
Trong lịch sử Giáo Hội, điều trị tại căn có ý để hồi phục quyền lợi cho những đứa con sinh ra trong cuộc hôn nhân bất thành đó, đặc biệt là cho những đứa con trong hàng vua quan quý tộc.
Điều trị tại căn còn giúp tránh sự đối chọi với luật dân sự về việc nhìn nhận giá trị của hôn nhân, liên quan đến những quyền lợi và bổn phận, nhất là trong một quốc gia, luật kết hôn dân sự và tôn giáo có những liên kết với nhau. Ví dụ như trong một quốc gia, luật dân sự công nhận kết hôn Công Giáo. Sau một thời gian kết hôn, ví dụ 5 năm, thì mới khám phá ra hôn nhân bị vô hiệu. Những bổn phận và quyền lợi của đôi hôn nhân này, cũng như con cái, thực hiện trong 5 năm qua đối với xã hội dân sự thì được công nhận, nhưng đối với Giáo Hội thì không, vì hôn nhân bất thành. Điều trị tại căn hôn nhân đó giúp hồi tố lại gía trị hôn nhân kể từ 5 năm trước.
Cũng vì lợi ích trên, điều trị tại căn đã được sử dụng từ lâu trong Giáo Hội, nơi các quốc gia Công Giáo.

4.2.2. Quyền ban điều trị tại căn:

a- Tông Tòa

Dành cho Tông tòa ban ơn điều trị tại căn khi:
- Hôn nhân có những ngăn trở dành riêng cho Tông Tòa (Vd. tội ác, chức thánh) hoặc khi đã chấm dứt ngăn trở thuộc luật tự nhiên hoặc thuộc luật thiết định của Thiên Chúa (đ. 1165§2).
Ví dụ, một hôn nhân bất thành do có ngăn trở dây hôn phối (thuộc luật thiết định của Thiên Chúa) nay chấm dứt do người phối ngẫu bị chết, việc điều trị tại căn dành cho Tông Tòa.
- Ban cho nhiều trường hợp một lần (đ. 1165§2). Ví dụ như ban một lần cho nhiều cặp đã kết hôn, nhưng kết hôn bị vô hiệu do một linh mục không có năng quyền (Vd. cha sở đã chịu chức bất thành hoặc ngài chưa được rửa tội!).

b- Giám Mục Giáo Phận

Giám Mục Giáo Phận có quyền ban điều trị tại căn khi (đ. 1165§2):
- Hôn nhân có những ngăn trở mà không dành riêng cho Tông Tòa;
- Ban cho từng trường hợp, ngay cả khi có nhiều lý do bất thành.
Đối với kết hôn hỗn hợp hay dị giáo, thì cần hội đủ điều kiện ở điều 1125 (điều kiện bên Công Giáo phải cam kết tránh nguy hiểm mất đức tin, giáo dục con cái …)

4.2.3. Phạm vi của việc ban điều trị tại căn

a- Miễn chuẩn ngăn trở

 Việc điều trị tại căn bao hàm chuẩn các ngăn trở nếu có, nhưng không phải bất cứ hôn nhân nào vô hiệu do ngăn trở cũng được điều trị tại căn.
Nếu hôn nhân vô hiệu do mắc ngăn trở theo luật tự nhiên hay thiết định của Thiên Chúa, thì không được điều trị tại căn (Vd. bất lực giao hợp, dây hôn phối, anh em ruột …) trừ khi các ngăn trở chấm dứt (đ. 1163§2). Trong trường hợp ngăn trở này chấm dứt thì cũng phải xin Tông Tòa ban điều trị tại căn (đ. 1165§2).
Trong trường hợp vừa nói trên chỉ có Tông Tòa mới có quyền ban điều trị tại căn, Giám Mục không có thẩm quyền. Vì vậy, nếu ngăn trở tự chấm dứt, nên thành sự hóa bằng con đường thành sự hóa đơn thuần cho thuận tiện, nghĩa là chỉ cần cử hành lại nghi thức ưng thuận theo giáo luật.

b- Miễn chuẩn thể thức

Trong điều tại căn có bao hàm việc miễn chuẩn "thể thức giáo luật nếu đã không được tuân giữ" (đ. 1161§1). Thể thức giáo luật không được tuân giữ có nghĩa là đã có cử hành nhưng bị hà tỳ đến mức vô hiệu hoặc đã không có cử hành.
1) Thể thức giáo luật bị hà tỳ (defected) có thể do: cha chứng hôn thiếu năng quyền, thể thức bị khiếm khuyết điều kiện để thành sự, ví dụ như không có người làm chứng trong nghi thức.
Trong những trường hợp trên, phần lỗi không thuộc về phía giáo dân nhưng về phía cha sở. Việc điều trị tại căn một cách âm thầm, không cho đôi bạn được biết (đ. 1164), thì được phép nếu có lý do nghiêm trọng. Đây quả là một giải pháp thuận lợi tránh được sự bối rối cho tín hữu.
2) Thể thức giáo luật đã không được cử hành.
Điều cốt yếu của một kết hôn chính là sự ưng thuận của đôi bên được biểu lộ cách hợp thức (đ. 1057). Vì vậy nếu hai người Công Giáo chưa có cử hành thể thức ưng thuận thì cũng không thể nào miễn chuẩn thể thức được.
Tuy nhiên, theo điều 1127§2 quy định, Đấng Bản Quyền địa phương có thể miễn chuẩn thể thức giáo luật cho hôn nhân hỗn hợp hay khác đạo nếu có khó khăn nghiêm trọng ngăn cản việc tuân giữ nó. Trong miễn chuẩn này, Giáo Luật đòi hỏi một điều thiết yếu để thành sự: phải có cử hành một thể thức kết hôn công (public) nào đó.
Dựa theo quy định của điều 1127§2 về miễn chuẩn thể thức, thì những hôn nhân khác đạo bất thành, giữa người Công Giáo và người lương, hoặc hôn nhân hỗn hợp giữa người Công Giáo và Tin Lành… có thể được điều trị tại căn. Việc điều trị tại căn này bao hàm:
- Miễn chuẩn ngăn trở khác đạo
- Miễn chuẩn thể thức giáo luật
Điều kiện là họ đã phải có cử hành một thể thức kết hôn công (public) nào đó theo điều 1127§2 đòi hỏi. Điều kiện này được coi là thỏa mãn, nếu trước đây, đã có cử hành một kết hôn dân sự, như đã đăng ký và được chứng hôn bởi chính quyền, hoặc đã có đám cưới theo tục lệ địa phương. Ngược lại, Nếu đôi bạn, chỉ có sống chung, chỉ có kết ước riêng tư thì không thể được điều trị tại căn. Để họ được thành sự hóa, phải dùng giải pháp thành sự hóa đơn thuần, tức là cử hành thể thức kết hôn theo giáo luật.
Ví dụ:
Một bà Công Giáo đã kết hôn dân sự với một người lương đã lâu. Nay bà xin giúp bà hợp thức hóa hôn nhân để an tâm giữ đạo. Người chồng lương, tuy vẫn muốn duy trì đời sống vợ chồng, nhưng lại không chấp nhận cử hành nghi thức hôn nhân đạo dù ở nhà thờ hay tại nhà tư.
Trong trường hợp này nên xin Đức Giám Mục Giáo phận ban ơn điều trị tại căn, bao hàm việc miễn chuẩn ngăn trở khác đạo và miễn chuẩn thể thức giáo luật. Tuy nhiên bà phải tuyên bố tránh xa nguy hiểm đức tin... theo quy định của điều 1125.
Giải thích: Hai vợ chồng bà đã biểu lộ sự ưng thuận làm nên vợ chồng trong kết hôn theo thể thức dân sự, tức là có đăng ký kết hôn ở chính quyền và/hoặc có kết hôn theo tục lệ Việt Nam (thể thức ưng thuận công, public). Sự ưng thuận như vậy đã có và bây giờ vẫn chắc chắn duy trì nên việc điều trị tại căn được ban cách hợp luật.
Nếu họ đã không có kết hôn dân sự, chỉ có tự động giao ước sống chung vợ chồng (thể thức ưng thuận tư, private) thì không được điều trị tại căn. Họ chỉ có thể được thành sự hóa cách đơn thuần, nghĩa là, phải cử hành kết hôn theo thể thức giáo luật.
Theo quy định thì, nếu có lý do nghiêm trọng, ví dụ như người chồng bách hại việc giữ đạo, thì không cần cho ông ấy biết là có sự điều trị tại căn (đ.1164) và những cam kết của bên Công Giáo theo đòi hỏi của điều 1125.

d- Điều kiện để điều trị tại căn

Để điều trị tại căn một hôn nhân bất thành, luật đòi hỏi phải biết chắc chắn là đôi bên muốn duy trì đời sống vợ chồng (đ. 1161§3).
Nếu họ chưa dứt khoát duy trì đời sống vợ chồng thì cứ để tình trạng rối hôn phối tiếp diễn, không được điều trị.
Nếu họ muốn chia tay, thì Giáo Hội có thể tuyên bố hôn nhân của họ bất thành và cho chia tay, không tiến hành điều trị tại căn.

e- Ngay cả khi cả hai bên hoặc một bên không biết

Điều 1164 quy định:Điều trị tại căn có thể được ban thành sự, ngay cả khi hai bên hoặc một bên không biết, nhưng chỉ được ban vì một lý do nghiêm trọng”.
Việc điều trị tại căn có thể xảy ra do lỗi của cha chứng hôn, như cử hành thể thức bị khiếm khuyết hoặc cha thiếu năng quyền khiến hôn nhân bị vô hiệu. Có thể không cho các bên biết để tránh bất ổn.
Đôi khi, trong hôn nhân khác đạo, bên người lương chống đối hoặc bách hại việc giữ đạo của bên Công Giáo, việc điều trị tại căn nên làm âm thầm không cho bên người lương biết.

4.2.4. Một giải pháp mục vụ thiết thực

a- Khi linh mục chứng hôn bị sai lầm

Đôi khi cha chứng hôn bị sai lầm khiến việc kết hôn vô hiệu. Quả là bất tiện hoặc rắc rối nếu cha gọi đôi hôn nhân đến nhà thờ để cử hành hôn phối lại một lẫn nữa! Bằng giải pháp điều trị tại căn, vì không đòi phải cử hành kết hôn một lẫn nữa, tránh được sự gây bối rối cho đôi bạn kết hôn, tránh được thắc mắc và phê bình của tín hữu về phía cha chứng hôn.
Ví dụ 1
Sau khi cử hành cho hôn phối khác đạo, cha sở nhận ra rằng mình đã quên xin miễn chuẩn ngăn trở khác đạo. Hôn nhân vô hiệu cho dù cha vô tình quên sót. Cha sở nên xin Đức Giám Mục điều trị tại căn bằng một đơn xin, không cần phải cử hành lại thể thức kết hôn.
Ví dụ 2
Sau khi cử hành hôn phối được nhiều năm, cha sở được phát hiện là cha chưa được rửa tội. Do đó, cha đã chịu chức không thành sự và những đôi cha đã chứng hôn đều vô hiệu. Nhiều đôi hôn phối có thể được điều trị tại căn một lúc bởi Tòa Thánh. Đơn xin được làm bởi Đấng Bản quyền, không cần phải bởi những đôi hôn phối.

b- Khi giáo dân bị ngăn trở tiêu hôn

Một trường hợp khác có thể xảy ra: ngăn trở tiêu hôn (Vd. ngăn trở huyết tộc) được khám phá sau khi hai vợ chồng đang sống hạnh phúc với những đứa con đã lớn. Việc lập lại nghi thức kết hôn quả là gây ra sự bất bình an, thắc mắc và phê bình. Điều trị tại căn sẽ giúp tránh những sự bất ổn này.
Ví dụ 3
 Một tu sĩ đã khấn khiết tịnh vĩnh viễn được phép xuất ra ngoài dòng sống nhưng chưa được giải lời khấn. Sau một thời gian, người này tiến tới kết hôn, hoặc tưởng rằng mình đã được miễn chuẩn lời khấn hoặc cố tình giấu giếm. Người này xin và đã được cha sở cho cử hành hôn nhân. Sau đó, hôn nhân được khám phá ra là bất thành do có ngăn trở lời khấn dòng. Khi ngăn trở khấn dòng đã được giáo quyền miễn chuẩn, đôi này có thể được hợp thức hóa bằng việc điều trị tại căn.

c- Khi phía bên lương hay Tin Lành từ chối cử hành nghi thức đạo

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều trường hợp hôn nhân khác đạo mà trước đó chỉ có cử hành theo luật dân sự, do bên người lương không chịu đến nhà thờ hoặc gặp linh mục để tiến hành nghi thức kết hôn. Điều trị tại căn giúp hợp thức hóa hôn nhân cho họ.
Trường hợp, ví dụ, một bà Công Giáo kết hôn với người lương mà người lương này lại không chịu đến nhà thờ hoặc không chịu đến gặp linh mục, là một trường hợp điển hình, đang có rất nhiều ở Việt Nam. Việc điều trị tại căn là một giải pháp thực hiện được, giúp hợp thức hóa để cho người Công Giáo yên tâm sống đạo.
Quy định của điều 1125 đòi buộc người Công Giáo phải hứa xa tránh nguy hiểm mất đức tin …và phải thông báo cho bên kia biết. Trong trường hợp thấy bất lợi cho người Công Giáo hay có khó khăn thì có thể miễn thông báo cho bên không Công Giáo biết. Vì theo nguyên tắc, điều trị tại căn có thể tiến hành mà không cần cho các bên biết.
Thực tế, có những trường hợp, do bên kia ghét đạo, bên Công Giáo phải lén lút giữ đạo và âm thầm cho con được rửa tội. Cha sở nên giúp bên Công Giáo được điều trị tại căn miễn là thấy họ có thành tâm và có ý muốn giữ đạo tốt.
(Có mẫu đơn xin điều trị tại căn hôn phối được đề nghị ở phần phụ lục)
 
 

5. NHỮNG NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG[14]

Số 1.
Hôn nhân được thành lập bởi một sự tự do ưng thuận kết ước giữa một người nam và một người nữ, để tạo thành một sự hiệp thông trọn cả cuộc sống. Kết ước hôn nhân tự bản chất, hướng về thiện ích đôi bạn, cũng như đến việc sinh sản và giáo dục con cái (đ. 1055§1).
Số 2.
Hôn nhân được nâng lên hàng bí tích giữa hai người được Rửa tội (đ. 1055§2). Những đặc tính chính yếu của hôn nhân là sự đơn nhất và bất khả phân ly. Trong hôn nhân bí tích những đặc tính này có một sự vững bền đặc biệt (đ.1056).
Số 3.
Các hôn nhân bí tích, không bí tích hay của lương dân đều vẫn có những đặc tính chính yếu là sự đơn nhất và bất khả phân ly. Việc ly dị ở tòa án dân sự của các hôn nhân này cũng không làm cho dây hôn phối bị hủy tiêu.
Số 4.
§1. Khi không có chứng thư Bí Tích Rửa Tội, nếu đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội ở tuổi thành niên thì lời tuyên bố của một nhân chứng đáng tin cậy hay lời thề của chính người đã được Rửa Tội, đủ để làm bằng chứng cho việc ban bí tích Rửa Tội, nếu điều đó không gây thiệt hại cho ai (đ. 876).
§2 Đối với Bí Tích Thêm Sức, việc chứng minh đã lãnh nhận cũng được áp dụng theo nguyên tắc trên (đ. 894).
Số 5.
§1. Cần phải xin phép Đấng Bản Quyền địa phương, trừ những trường hợp cần thiết, khi chứng hôn cho:
1- Hôn nhân của những người không có cư sở. Ví dụ, chứng hôn cho người có cuộc sống lang thang.
2- Hôn nhân nào không thể được công nhận hay không thể được cử hành chiếu theo quy tắc của luật dân sự. Ví dụ, chứng hôn cho người không thể đăng ký kết hôn ở cơ quan chính quyền.
3- Hôn nhân của người mắc nghĩa vụ tự nhiên phát sinh do cuộc phối hợp trước, đối với bên kia hay đối với con cái. Ví dụ, chứng hôn cho người không chịu cung cấp nuôi dưỡng cho con sinh ra trong cuộc phối hợp trước;
4- Hôn nhân của người hiển nhiên chối bỏ đức tin Công Giáo. Ví dụ, chứng hôn cho người đã chuyển qua giữ đạo Tin lành, đạo Phật hay người xác nhận rõ ràng mình không tin đạo Công Giáo;
5- Hôn nhân của người đang mắc vạ. Ví dụ, chứng hôn cho người đang bị vạ cấm chế hay tuyệt thông;
6- Hôn nhân của người vị thành niên (dưới 18 tuổi trọn), khi cha mẹ không hay biết hay đã phản đối cách hợp lý.
7- Hôn nhân cử hành qua những người đại diện.
§2. Khi chứng hôn cho người đã hiển nhiên chối bỏ đức tin Công Giáo, bên Công Giáo phải cam kết tránh mọi nguy hiểm đức tin…, được quy định ở điều 1125, với những thích nghi cần thiết (đ. 1071).
Số 6.
Bản Quyền địa phương (Giám Mục giáo phận, cha Tổng Đại Diện, cha Đại Diện Giám mục) có thể miễn chuẩn những ngăn trở: tuổi, khác đạo, khấn dòng thuộc luật giáo phận, bắt cóc, họ máu, hôn thuộc, công hạnh, pháp tộc.
Miễn chuẩn được dành riêng cho Tòa Thánh đối với các ngăn trở: Chức Thánh, khấn dòng thuộc luật giáo hoàng, tội ác.
 Số 7.
Trong trường hợp nguy tử khẩn cấp:
§1. Đấng Bản Quyền địa phương có thể miễn chuẩn khỏi phải giữ thể thức cử hành hôn nhân, và khỏi mọi ngăn trở, cũng như từng ngăn trở công (chứng minh được ở tòa ngoài hay ngăn trở tiềm ẩn (không chứng minh được ở tòa ngoài) thuộc luật Giáo Hội, trừ ngăn trở do thánh chức Linh Mục (đ. 1079§1).
§2. Cha giải tội có quyền miễn chuẩn những ngăn trở tiềm ẩn, ở toà trong, vào lúc hoặc ngoài lúc ban bí tích Sám Hối (đ. 1079§3). Nếu ban những miễn chuẩn này ngoài bí tích Sám Hối, phải ghi vào sổ để lưu ở văn khố mật Tòa Giám Mục (đ. 1082)
Số 8.
Cha sở, không được phép ra lệnh cấm kết hôn cho một người dù trong một thời gian, càng không được phép ban hành một luật về cấm kết hôn.
Số 9.
Để chứng hôn thành sự, linh mục phải có năng quyền chứng hôn, do chức vụ hoặc do ủy nhiệm (đ. 1108-1111). Nếu không có năng quyền, chứng hôn vô hiệu.
Số 10.
§1. Đấng Bản Quyền địa phương và cha sở, do chức vụ, có năng quyền chứng hôn trong giới hạn địa hạt của mình, chẳng những cho những người thuộc quyền, mà còn cho cả những người không thuộc quyền (đ. 1109).
§2. Năng quyền chứng hôn do chức vụ sẽ không hữu hiệu nếu chứng hôn cho người ngoài phạm vi địa hạt mà chức vụ đảm nhiệm, ngay cả chứng hôn cho giáo dân thuộc quyền mình.
Số 11.
§1. Đấng Bản Quyền địa phương và cha sở có thể uỷ nhiệm năng quyền, kể cả năng quyền tổng quát, cho các tư tế và phó tế, để chứng hôn trong giới hạn của địa hạt mình (đ. 1111§1).
§2. Sự ủy quyền vô hiệu, nếu vượt quá quyền hạn của mình (đ.133). Vì vậy, nếu ủy năng quyền để chứng hôn ra ngoài phạm vi địa hạt thuộc quyền mình, sự ủy quyền vô hiệu,  ngay cả ủy để chứng hôn cho giáo dân thuộc quyền mình.
Số 12.
Để được hữu hiệu, việc uỷ nhiệm năng quyền chứng hôn phải được minh nhiên ban cho những người nhất định; nếu là một sự uỷ quyền riêng biệt, thì có giá trị đối với một đôi hôn nhân nhất định, còn nếu là một sự uỷ quyền tổng quát, thì phải ban bằng văn bản (đ. 1111§2).
Số 13.
§1. Cử hành hôn nhân tại giáo xứ mà một trong hai người kết hôn, bất kể là bên nam hay bên nữ có:
- cư sở (thường trú);
- bán cư sở (tạm trú) hay đã cư ngụ một tháng;
- có phép của Đấng Bản Quyền riêng hay của cha sở riêng (đ. 1115), khi cư ngụ chưa được một tháng.
§2. Đôi bạn được tùy chọn một trong các giáo xứ được nêu ở triệt một để cử hành kết hôn, miễn là được sự chấp nhận và lo liệu của cha sở nơi đó.
Số 14.
Giáo Luật điều 102 quy định về cư sở hay bán cư sở:
§1. Cư sở được thủ đắc do việc cư ngụ trong địa hạt của một giáo xứ hay ít ra của một Giáo Phận, với ý định sẽ ở đó vĩnh viễn, nếu không có gì thay đổi, hoặc việc cư ngụ đã được kéo dài năm năm trọn.
§2. Bán cư sở được thủ đắc do việc cư ngụ trong địa hạt của một giáo xứ hay ít ra của một Giáo Phận, với ý định sẽ ở đó ít là ba tháng nếu không có gì thay đổi, hoặc việc cư ngụ đã thực sự được kéo dài suốt ba tháng.
Số 15.
§1. Cư sở hay bán cư sở bị mất do việc rời khỏi nơi ấy với ý định không trở về lại (đ. 106).
§2. Một người có thể có hai hay nhiều cư sở một lúc: nơi đã cư ngụ được 5 năm và nơi mà mình còn muốn trở về lại (đ. 102, 106).
§3. Phải tôn trọng quyền thủ đắc cư sở hay bán cư sở của tín hữu chiếu theo luật (đ. 102). Không được chiếu theo lệ riêng của việc điều hành giáo xứ để loại trừ tín hữu ra khỏi quyền thủ đắc cư sở hay bán cư sở.
Số 16.
§1. Hôn nhân phải được cử hành trong nhà thờ giáo xứ nếu của hai người Công Giáo hoặc một người Công Giáo và một người được Rửa tội ngoài Công Giáo (hôn nhân hỗn hợp). Nếu cử hành ở một nhà thờ khác hay nhà nguyện thì phải có phép của Đấng Bản Quyền địa phương hay của cha sở (đ. 1118§1).
§2. Nếu cử hành hôn nhân tại một nơi khác ngoài nhà thờ, nhà nguyện (Vd. Nhà tư, khách sạn, điểm du lịch) phải xin phép Đấng Bản Quyền địa phương (đ. 1118§2).
§3. Hôn nhân khác đạo, nghĩa là hôn nhân giữa một người Công Giáo và một người không được Rửa tội, có thể cử hành trong nhà thờ hay một nơi thích hợp khác (đ. 1118§3).
Số 17.
§1. Cha sở nơi cử hành hôn phối, bất kể là của bên nam hay bên nữ, có trách nhiệm tiến hành thiết lập hồ sơ, chu toàn tất cả những gì đã ấn định để chứng minh tình trạng thong dong của các bên (đ. 1113); và trước khi cử hành hôn nhân phải biết chắc không có gì cản trở cử hành bí tích thành sự và hợp thức (đ. 1066).
§2. Cha sở của một bên nam hay nữ, có nhiệm vụ phụ giúp cho cha sở nơi cử hành hôn phối để lập hồ sơ như cấp giấy giới thiệu, cấp các chứng nhận, rao báo…hoặc chuẩn bị giáo lý hôn nhân cho đôi bạn.
§3. Cha sở của một bên nam hay nữ hay một cha khác, có thể tình nguyện chu toàn tất cả việc thiết lập hồ sơ kết hôn. Khi đã chu toàn phải chuyển tất cả hồ sơ đến cho cha sở nơi cử hành, với xác nhận không có gì trở ngại, nihil obstat, cho việc kết hôn (đ.1070).
Số 18.
Hồ sơ hôn phối thông thường bao gồm:
1) Giấy giới thiệu kết hôn;
2) Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức;
3) Bản khai trước kết hôn;
4) Giấy rao hôn phối;
5) Chứng chỉ giáo lý hôn nhân;
6) Giấy chứng nhận kết hôn dân sự;
7) Giấy miễn chuẩn ngăn trở hay giấy phép kết hôn, nếu cần thiết.
Số 19.
Cha sở có bổn phận phải giới thiệu hôn phối và cấp các chứng chỉ cho tín hữu thuộc quyền mình; thông báo những ngăn trở khiến cho việc cử hành hôn nhân thành sự và hợp luật nhưng không được quyền ngăn cản kết hôn.
 
Số 20.
§1. Cha sở, tùy nghi xin cha sở, của nơi mà có một bên là người ngoài Công Giáo (lương) cư ngụ sắp học giáo lý dự tòng hoặc sắp kết hôn, điều tra sơ khởi trước khi gởi tờ rao hôn phối.
§2. Cha sở bên người ngoài Công Giáo đó có bổn phận giúp điều tra sơ khởi và rao hôn phối theo yêu cầu của cha sở nơi chứng hôn.
Số 21.
§1. Bản khai hay còn gọi là bản tra vấn kết hôn phải có đủ nội dung:
- Lý lịch ngắn gọn,
- Sự ý thức và chấp nhận tự do của đôi bạn về hôn nhân bất khả phân ly, đơn nhất, sinh sản và giáo dục con cái.
- Khai báo những ngăn trở tiêu hôn và ngăn trở bất hợp luật
- Những hoàn cảnh có thể xảy ra khiến sự ưng thuận bị hà tỳ như: thiếu khả năng phán đoán hay tâm lý, bệnh tật, khả năng sinh sản, lầm lẫn, đặt điều kiện kết hôn…
§2. Bản khai được làm ngay từ khi đăng ký kết hôn, không được để cận ngày kết hôn; làm riêng biệt từng người dưới sự hướng dẫn và chứng nhận của một linh mục.
§3. Có thể tùy nghi yêu cầu bên người lương hay dự tòng có giấy làm chứng kết hôn do cha mẹ hay người thân viết, trong đó có sự xác nhận tình trạng thong dong và ý kiến về sự theo đạo và kết hôn.
Số 22.
§1. Rao hôn phối ba lần, vào ba Chúa Nhật liên tiếp. Cha sở có quyền tha rao một lần, cha Quản hạt tha rao hai lần, và Bản quyền địa phương tha rao ba lần.[15]
§2. Cha sở nơi chứng hôn có bổn phận lập tờ rao, trừ khi hồ sơ hôn phối được chu toàn bởi một cha khác.
Số 23.
§1. Tờ rao được gởi đến:
a- Các cha sở mà người kết hôn thuộc quyền.
b- Cha sở của địa hạt nơi bên không Công Giáo, dự tòng hay tân tòng cư ngụ.
c- Cha sở của nơi mà một trong đôi bạn có thể đã có những mối quan hệ nam nữ trước hôn nhân hoặc nơi mà họ đã cư ngụ trong một thời gian khá lâu.
§2. Không gởi tờ rao đến những quốc gia mà không có áp dụng nguyên tắc rao.
Số 24.
§1. Các cha đã nhận tờ rao thì buộc phải rao và gởi lại kết quả cho cha xứ nơi cử hành hôn phối sau khi hoàn thành việc rao, cùng với lời ghi chú, nếu có, về vấn đề nghiêm trọng hay hoài nghi (đ. 1070).
§2. Cha sở xin rao nếu không nhận được kết quả do bị từ chối rao hoặc do quên sót của cha sở bên kia, vẫn có thể cứ tiến hành chứng hôn nếu biết chắc chắn là không có gì cản trở cho việc cử hành bí tích hôn phối thành sự và hợp pháp (đ. 1066).
Số 25.
Người kết hôn phải tham dự các khóa giáo  lý chuẩn bị cho kết hôn. Trong trường hợp cha sở thấy cần thiết phải đáp ứng việc chứng hôn cho tín hữu ngài yêu cầu họ làm một bài trắc nghiệm khảo hạch.
Số 26.
§1. Đặc ân Thánh Phaolo tháo gỡ hôn nhân giữa hai người không chịu phép Rửa Tội vì lợi ích đức tin của người đã được Rửa tội do chính sự kiện người ấy tái hôn, miễn là người không được Rửa Tội chia tay người ấy (đ. 1143§1).
§2. Không được áp dụng đặc ân Thánh Phaolô khi:
- Người lương sau khi được Rửa Tội đã gây ra cớ chia tay cho người lương kia;
- Người lương khi quen biết bên Công Giáo đã gây ra cớ chia tay cho người lương kia, cho dù vào lúc chưa Rửa Tội;
- Người lương chưa trải qua thời gian dự tòng đầy đủ (6 tháng) hoặc, theo sự nhận xét khôn ngoan của cha sở, chưa có đầy đủ đức tin.
§3. Để người được Rửa tội tái hôn thành sự, thì luôn luôn phải chất vấn người không chịu phép Rửa tội để biết:
- người này có muốn được Rửa tội hay không;
- ít là người này có muốn sống chung hòa thuận với người đã được Rửa tội mà xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa hay không (đ. 1144§1).
§4. Nếu bỏ qua việc chất vấn mà không xin miễn chuẩn, hôn nhân cử hành vô hiệu, cho dù có giấy ly dị dân sự chứng minh rằng hai người lương đã chia tay.
Số 27.
Xin Đức Giám Mục giáo phận ban ơn điều trị tại căn (đ. 1161), để không phải cử hành kết hôn lại lần nữa, đối với trường hợp:
a) Sau khi cử hành kết hôn Công Giáo, khám phá ra hôn nhân có ngăn trở mà Đấng Bản quyền địa phương vẫn thường chuẩn hoặc việc cử hành thể thức bị khiếm khuyết khiến hôn nhân vô hiệu.
b) Đôi bạn đã chỉ kết hôn theo luật dân sự với người lương hay Kitô hữu không Công Giáo. Nay bên Công Giáo muốn thành sự hóa mà bên  không Công Giáo không muốn cử hành thể thức kết hôn Công Giáo.
 
 
Số 28.
Sau khi hoàn thành việc cử hành hôn phối, cha sở chứng hôn lo liệu gởi giấy báo để việc cử hành được ghi vào sổ Hôn Phối và Rửa Tội.
Cũng phải gởi giấy thông báo hôn phối cho cha sở nơi Rửa Tội của mỗi bên, dù nơi Rửa Tội là một nơi khác mà các bên không còn cư ngụ, để cha ấy ghi chú vào sổ Rửa Tội (đ. 1123).
Số 29.
§1. Một bên có được lý do hợp pháp để ly thân khi bị nguy hiểm nghiêm trọng về tinh thần hay thể xác cho mình hoặc cho con cái, hay đời sống chung trở nên nặng nề do người phối ngẫu kia gây nên (đ. 1153§1).[16]
§2. Khi có lý do hợp pháp ly thân, Bản Quyền địa phương có thể cho phép ly thân bằng một văn bản hay sắc lệnh. Tuy nhiên, nếu có nguy cơ khi phải chờ đợi bên nạn nhân cũng có quyền được ly thân trước khi được ban sắc lệnh (đ.1153§1).
§3. Trong tất cả mọi trường hợp, khi hết lý do ly thân thì phải lập lại cuộc sống chung vợ chồng, trừ khi nhà chức trách Giáo Hội đã ấn định cách khác (đ. 1153§2).
Số 30.
§1. Các mục tử, nhất là cha sở, phải chia sẻ với Giám Mục giáo phận nỗi ưu tư mục vụ đối với các tín hữu trong hoàn cảnh khó khăn của ly dị và tái hôn.[17]
§2. Các linh mục cần có sự hiểu biết hoặc học hỏi để có thể tư vấn, điều tra và giúp đở các tín hữu có hôn nhân bị tan vỡ mà không thể hàn gắn được, đệ đơn lên tòa án giáo phận để được xét xử vụ án hôn nhân.[18]
 
 
PHỤ LỤC
1. CÁC MẪU ĐƠN
 
Trong các mẫu mới đề nghị dưới đây, có phần ghi thêm số điện thoại của cha sở và các bên để dễ dàng liên lạc khi cần thiết.[19]

1) Bản khai trước kết hôn

Bản khai trước kết hôn còn gọi là bản tra vấn kết hôn, cần được làm sớm, ngay từ khi đăng ký kết hôn tại giáo xứ.
Giáo phận……………..
Giáo xứ :………………
BẢN KHAI TRƯỚC KẾT HÔN
Giáo xứ……………, ngày ……………..
Họ tên bên nữ ……………………………………
Họ tên bên nam……………………………….
Dự kiến kết hôn ngày…………………………….
"Tôi là …………………………………….…xin thề rằng
những lời khai sau đây là hoàn toàn đúng sự thật".
I - Lý lịch
1. Họ và tên:…………………………..
Số Đt: …………….Email:…………… Tôn giáo:……….
2. Ngày sinh:………….. Nơi sinh: …………
3. Rửa tội ngày:……………., tại……………
do linh mục………………..Người đở đầu………………
4. Thêm Sức ngày: ………………., tại………………………
do …………………..Người đở đầu……………
5. Địa chỉ: ………………………………………………
6. Các giai đoạn thường trú hoặc tạm trú (từ 16 tuổi):
Năm……..-……...địa hạt Giáo xứ.………. Giáo phận …….
Năm ……-…..….địa hạt Giáo xứ….…….. Giáo phận…...
7.  Cha: ……………Sinh năm: ……………
Tôn giáo:……..……….   Số Đt: …………   
     Mẹ: …..………Sinh năm: ……….……
Tôn giáo: …………..…….. Số Đt: …………
Địa chỉ cha mẹ:…………………………………..…
9. Các anh chị em (trên 16 tuổi):
Tên: …………..……..…..…..………Số Đt: …….……...
Tên: ……………………..…………Số Đt: ……….......
II- Tra vấn
A- Về hôn nhân
1- Anh/chị có biết và sẵn sàng kết hôn để sống chung thân mật yêu thương, hướng đến thiện ích của vợ chồng không?
-………………
2- Anh/chị có biết và sẵn sàng đón nhận hôn nhân chung thủy một vợ một chồng và bất khả phân ly suốt đời, dù có gian nan thử thách không?    
- ……………………………..
3- Anh/chị có sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái không?
- ………..……….
B- Về ngăn trở tiêu hôn hoặc cấm kết hôn
4- Anh/chị thấy có điều gì khiến không thể kết hôn theo luật dân sự không; nếu có, là gì?
- ……………............................................................……
5- Nếu đã có một cuộc tình khác trước và đã có sống chung, anh/chị có con riêng nào không; có còn vướng mắc gì với người đó hoặc con cái không?
- …………....................…………
6- Anh/chị đã có hay đang bị mắc vạ, hay là tội phạm hình sự nào không?
- ………......…
7- Anh/chị có nghi ngờ gì về khả năng kết hợp thân xác vợ chồng không?
- ……………………
8- Anh/chị đã có kết hôn lần nào trước đây chưa?
- ………...........…
9- Anh/chị đã có chức thánh, hoặc khấn dòng vĩnh viễn không ?
- ………………
10- Anh với chị có quan hệ bà con hay huyết thống gì với nhau không?
-………............…
C- Về khả năng và ưng thuận kết hôn
11- Anh/chị có mắc bệnh tâm thần nào trước đây và được chữa trị  không?
- …………………
Nếu được chữa khỏi hoàn toàn chưa, có hồ sơ bệnh án không?
- ……………………
12- Anh/chị, hiện nay hay trước đây, có mắc bệnh nghiêm trọng nào không, nếu có là bệnh gì?
- ……………………………………
13- Anh/chị có xu hướng hay hồ nghi mình có bệnh đồng tính không?
- ………………
14- Anh/chị có nghi ngờ gì về khả năng sinh sản của mình không?
- ………………………
15- Anh/chị đã có thói quen uống rượu nhiều không?
- …………
16- Anh/chị có đam mê một điều gì hơn là hạnh phúc gia đình không?
-…………………
17- Anh/chị đã có tìm hiểu rõ ràng về bản thân và gia đình của người mình sắp kết hôn chưa? - ………………………
Quen và tìm hiểu được bao lâu? ……………………
18- Có điều gì quan trọng mà anh/chị cần giữ kín, không cho vợ/chồng sắp cưới biết không; nếu có vì sao?
- ………………………………
19- Anh/chị có đòi điều kiện gì để kết hôn với nhau không?
- …………………
20- Anh chị hoàn toàn tự do để kết hôn mà không bị áp lực tinh thần hay thể chất nào không?
- …………………
21- Anh/ chị đã đăng ký kết hôn dân sự chưa?
- …………, ngày…….
Đã có kết quả chấp thuận chưa?
-………, ngày ………………
 
Linh mục thẩm vấn                           Người khai                                           
 

2) Bản khai trước kết hôn Anh ngữ

 
Diocese: .....
Parish: ….
FORM OF PRE-MATRIMONIAL INTERROGRATION
….. Parish, date (dd/mm/yyyy)…..
Bride’s name: …
Groom’s name: …
Intended date of  getting married:………….
I am …, swear that I will tell the truth and nothing but the truth about all the matter upon which I shall be questioned.
Personal details
1. Full name: …
Telephone number: … Email: … Religion: … Nationality: ...
2. Date of birth: … Place of birth: …
3. Baptized on (dd/mm/yyyy) at … by …
God parent’s name: …
4. Confirmed on (dd/mm/yyyy) at … by …
God parent’s name: …
5. Home address: ….
How long have you lived there? …
6. Residence(s) since the age of sixteen:
From … to …, at: … parish, … diocese, address: …
From … to …, at: … parish, … diocese, address: …
7. Father’s name: … date of birth: (dd/mm/yyyy) place of birth: … religion: … telephone number: …
Mother’s name: … date of birth: (dd/mm/yyyy) place of birth: … religion: … telephone number: …
Parents’ address: …
8. Siblings (over 16 years old)
Full name: … address: … telephone number: …
Full name: … address: … telephone number: …
 
Enquiry
A. Marriage
1. Do you acknowledge that marriage is ordained for the procreation and education of chidlren and the well‑being of the spouses?
- …………………
2. Do you acknowledge that the matrimonial covenant is unity and indissolubility?
- …………………
3. Are you willing to have children of your marriage, God willing and educate of them?
- …………………
B. Validity
4. Do you have the competence of civil authority to get marriage? If not, what?
- …………………
5. Have you ever have any partner(s)? If so, did you have child(ren) with her/him/them?
- …………………
6. Have you ever been excommunicated or been in the state of criminality?
- …………………
7. Are you doubtful about your ability in performing the conjugal act which is suitable in itself for the procreation of offspring, to which marriage is ordered by its nature and by which the spouses become one fresh?
- …………………
 8. Have you ever been married or attempted marriage, even in common law? How many times?
- …………………
9. Have you ever received any Sacred Order or made a public perpetual vow of chastity in a religious institute?
- …………………
10. Are you related to your fiancée/fiancé by blood (consanguinity, cousins, etc.), or by valid marriage to a relative (affinity, in-law, etc.), or by invalid marriage to a relative (public decency, common law, etc.), or by legal adoptoin?
- …………………
C. Ability and consent
11. Have you ever been treated by a doctor for mental or nervous illness? If so, please give particulars.
- …………………
12. Have you ever have any grave illness? If so, what is that?
- …………………
13. Are you doubtful about your gender?
- …………………
14. Are you aware of any physical defect that would prevent you from performing the conjugal act?
- …………………
15. Are you a drunkard?
- …………………
16. Is buidling a happy family with your fiancé/fiancée your priority when you enter this marriage? If not, what is your priority?
- …………………
17. Do you clearly know about your fiancé/fiancée and her/his family? How long have you known each other?
- …………………
18. Do you hide anything from your fiancé/fiancée? If so, why?
- …………………
19. Do you have any marriage subject(s) to a condition about the future?
- …………………
20.  Are you entering this marriage of your own free will, without being forced whether physically or morally?
- …………………
21. Are you civilly married (with your fiancé/fiancée)? If Yes, when? Where?
- …………………
 
Given at ……… on the ……… day of …..…, 20……
(signed)
 
 
 
Parish’s Priest
(signed and sealed)
 

3) Giấy xin điều tra sơ khởi bên không Công Giáo

Trước hay sau khi nhận đăng ký kết hôn, cha sở tùy nghi xin điều tra sơ khởi nơi cha sở của địa hạt mà bên người lương hay không Công giáo đang cư ngụ.
Giáo phận……………..
Giáo xứ :………………
Đt.………Email: ………
GIẤY XIN ĐIỀU TRA SƠ KHỞI
Kính gửi cha sở Gx:………………Gp ……….
Anh/Chị: …………………………………Đt……………….
Sinh ngày: ……………tại: …………… Tôn giáo: ………
Địa chỉ:………………………………………………….
Con Ông: ……………………………, Đt ………………
Và Bà: ……………………………, Đt………………….
Muốn kết hôn với Anh/Chị: …………………Đt………….
Sinh ngày: ………………tại ……………
Rửa tội ngày: ……………tại ……………….
Thuộc Gx…………………. Gp:……………………….
Đôi bạn dự kiến kết hôn ngày …………tại Gx ………Gp…….
Xin Cha vui lòng điều tra sơ khởi tình trạng thong dong của anh/chị ……………. để giúp chúng con tiến hành cho kết hôn hoặc cho học giáo lý dự tòng.
Gx            , ngày    tháng    năm        
Linh mục phụ trách

4) Đơn xin miễn chuẩn khác đạo và thể thức kết hôn

Đơn này bao gồm hai miễn chuẩn, ngăn trở khác đạo và thể thức kết hôn theo Giáo Luật Công Giáo, được thực hiện trong trường hợp đặc biệt, khi bên lương từ chối cử hành hôn phối theo nghi thức Công Giáo.
GIÁO PHẬN ………………….…
GIÁO XỨ…………………..
ĐƠN XIN MIỄN CHUẨN
NGĂN TRỞ KHÁC ĐẠO VÀ THỂ THỨC KẾT HÔN
Kính thưa Đức Cha……………………………..……
Giám Mục Giáo Phận…………………………
Chúng con là đôi bạn ký tên dưới đây:
Bên Công Giáo: …………..…..……Đt……………...
Sinh ngày………….. tại ………………..……
Rửa tội ngày: ………….. tại Gx: …………..…
Thêm sức ngày: …..……. tại Gx…………….
Hiện cư ngụ tại ……………......................
Con Ông: ………………………..…………
và Bà: ………….…………………
Bên không Rửa Tội: ……………….…Đt…........
Sinh ngày………….. tại ………………..……
Tôn giáo …………………………..
Hiện cư ngụ tại ……………......................
Con Ông: ………………………..…………
và Bà: ………….…………………
Với sự giải thích về các điều kiện để được phép kết hôn với sự miễn chuẩn hôn nhân khác đạo và miễn chuẩn cử hành thể thức kết hôn Công Giáo theo quy định của Giáo luật điều 1127§2 và điều 1129, với sự chứng nhận của linh mục:
……………………………, Quản xứ………………
Kính xin Đức Cha thương ban ơn miễn chuẩn ngăn trở khác đạo và thể thức kết hôn theo Giáo Luật, với lý do:
Bên người lương vì hoàn cảnh xã hội đã không chấp nhận cử hành hôn phối theo thể thức đạo Công Giáo.
Theo quy định của Giáo luật điều 1127§2, thể thức kết ước hôn nhân theo Giáo Luật sẽ được thay thế bằng sự tỏ sự ưng thuận kết hôn theo thể thức được xã hội công nhận là:
- Đăng ký và được xác nhận kết hôn của UBND:
 ………………..…ngày……………..………
- Cử hành đám cưới theo phong tục/tôn giáo tại:
 …………………… ngày …………………
 
Bên Công Giáo: Con là ………………….; con cam kết:
- Trung thành với đức tin Công Giáo và sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin;
- Sẽ làm hết sức mình để con cái được Rửa tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.
Bên không Rửa Tội: Con là ………………….
Con đã được biết về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công Giáo, con cam kết tránh mọi hành vi xúc phạm đến đời sống đức tin Công Giáo và trong việc giáo dục con cái.
Kính xin Đức Cha thương ban phép cho chúng con được kết hôn và chúc lành cho chúng con.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Đức Cha.
 
Giáo xứ……………., ngày…… tháng…… năm………
 
Bên Nam                                          Bên nữ
(Ký tên)                                           (Ký tên)          
 
 
Nhận xét và đề nghị của Cha quản xứ:
……………………………………………………
Phúc đáp của Đấng Bản Quyền:
Tôi chấp thuận cho miễn chuẩn ngăn trở hôn nhân khác đạo và miễn chuẩn cử hành ưng thuận kết hôn theo thể thức giáo luật Công Giáo, nhưng đôi bạn phải cử hành một nghi thức công khác để tỏ bày sự ưng thuận kết hôn (đ. 1127§2). Hôn nhân thành sự kể từ khi cử hành thể thức này.
 
Gp......................., ngày …… tháng ……. năm ……………
 
Giám Mục Giáo phận
 
 
 

5) Đơn xin phép kết hôn hỗn hợp và miễn chuẩn thể thức kết hôn

Đơn này bao gồm sự xin phép cử hành hôn nhân hỗn hợp và xin  miễn chuẩn thể thức kết hôn công giáo, được thực hiện trong trường hợp đặc biệt, khi bên lương từ chối cử hành hôn phối bên đạo Công Giáo.
GIÁO PHẬN ………………….…
GIÁO XỨ…………………..
ĐƠN XIN PHÉP KẾT HÔN HỖN HỢP
VÀ MIỄN CHUẨN THỂ THỨC KẾT HÔN
Kính thưa Đức Cha……………………………..……
Giám Mục Giáo Phận…………………………
Chúng con là đôi bạn ký tên dưới đây:
Bên Công Giáo: …………..…..……Đt……………...
Sinh ngày………….. tại ………………..……
Rửa tội ngày: ………….. tại Gx: …………..…
Thêm sức ngày: …..……. tại Gx…………….
Hiện cư ngụ tại ……………......................
Con Ông: ………………………..…………
và Bà: ………….…………………
Bên không Công Giáo: ……………….…Đt…........
Sinh ngày………….. tại ………………..……
Tôn giáo …………………
Rửa tội ngày: ………….. tại ....................................
Hiện cư ngụ tại ……………......................
Con Ông: ………………………..…………
và Bà: ………….…………………
Với sự giải thích về các điều kiện để được phép kết hôn hỗn hợp với sự miễn chuẩn cử hành thể thức kết hôn Công Giáo theo quy định của Giáo luật điều 1127§2, với sự chứng nhận của linh mục:
……………………………, Quản xứ………………
Kính xin Đức Cha thương cho phép được kết hôn hỗn hợp và miễn chuẩn thể thức kết hôn theo Giáo Luật, vì lý do:
Bên người không Công Giáo vì hoàn cảnh xã hội đã không chấp nhận cử hành hôn phối theo thể thức đạo Công Giáo.
Theo quy định của Giáo luật điều 1127§2, thể thức kết ước hôn nhân theo Giáo Luật sẽ được thay thế bằng sự tỏ sự ưng thuận kết hôn theo thể thức được xã hội công nhận là:
- Đăng ký và được xác nhận kết hôn của UBND:
 ………………..…ngày……………..………
- Cử hành đám cưới theo phong tục/ tôn giáo tại:
 …………………… ngày …………………
 
Bên Công Giáo: Con là ………………….; con cam kết:
- Trung thành với đức tin Công Giáo và sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin;
- Sẽ làm hết sức mình để con cái được Rửa tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.
Bên không Công Giáo: Con là ………………….
Con đã được biết về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công Giáo, con cam kết tránh mọi hành vi xúc phạm đến đời sống đức tin Công Giáo và trong việc giáo dục con cái.
Kính xin Đức Cha thương ban phép cho chúng con được kết hôn và chúc lành cho chúng con.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Đức Cha.
Giáo xứ……………., ngày……..…tháng…….… năm…………
Bên Nam                                          Bên nữ
(Ký tên)                                           (Ký tên)          
 
Nhận xét và đề nghị của Cha quản xứ:
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
 
 
Phúc đáp của Đấng Bản Quyền:
Tôi chấp thuận cho phép được kết hôn hỗn hợp và miễn chuẩn cử hành ưng thuận kết hôn theo thể thức giáo luật Công Giáo, nhưng đôi bạn phải cử hành một nghi thức công khác để tỏ bày sự ưng thuận kết hôn (đ. 1127§2). Hôn nhân thành sự kể từ khi cử hành thể thức này.
 
Gp..................., ngày …… tháng ……. năm ……………
 
Giám Mục Giáo phận
 
 

6) Điều trị tại căn hôn nhân bị vô hiệu do ngăn trở tiêu hôn.

Mẫu đơn này dùng cho hôn nhân đã được cử hành theo thể thức giáo luật công giáo nhưng bị vô hiệu do có ngăn trở tiêu hôn, do sau khi kết hôn mới khám phá ra ngăn trở hay do cha sở sơ xuất đã không xin miễn chuẩn ngăn trở.
GIÁO PHẬN     ................................
GIÁO XỨ          ................................
 
ĐƠN XIN ĐIỀU TRỊ TẠI CĂN HÔN NHÂN
DO CÓ NGĂN TRỞ TIÊU HÔN
Kính thưa Đức Cha  .....................................................
Giám Mục Giáo Phận ……………………
Con ký tên dưới đây là. ..............................   Đt..................
Sinh ngày..........................  tại. .....................................
Rửa tội ngày. .....................tại. ..............................
Hiện cư ngụ tại giáo xứ................................................
Con Ông: ..................................................................
và Bà:. ..........................................................
Con đã kết hôn với: ...............................Đt. .....................
Sinh ngày.............................. tại. .........................
Rửa tội ngày. ....................... tại   ...................................
Con Ông: ................................................................    
và Bà:.............................................................
Chúng con đã cử hành kết hôn tại ........................ ngày……..
Do cha ...........................................................chứng hôn
Chúng con đã sống với nhau được….. năm và đã sinh được …. con. Hôn nhân chúng con đã cử hành bị vô hiệu, do có ngăn trở tiêu hôn là ………….……………….
Hiện nay chúng con vẫn kiên quyết duy trì đời sống vợ chồng.
Chúng con biết rằng với đặc ân điều trị tại căn hôn phối (đ. 1161), theo Giáo Luật, ngăn trở tiêu hôn được miễn chuẩn và không buộc phải cử hành lại nghi thức kết hôn.
Con kính xin Đức Cha thương ban ơn điều trị tại căn để hôn nhân chúng con được thành sự theo Giáo Luật và cho chúng con được yên tâm sống đạo.
(Nếu là hôn nhân hỗn hợp hay dị giáo thì thêm phần cam kết của đ. 1125).
Bên Công Giáo: Con là ……………
Con cam kết:
- Trung thành với đức tin Công Giáo và sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin;
- Sẽ làm hết sức mình để con cái được Rửa tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.
Bên không Rửa tội: Con là ………………….
Con đã được biết về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công Giáo, con cam kết tránh mọi hành vi xúc phạm đến đời sống đức tin Công Giáo và trong việc giáo dục con cái.
Kính xin Đức Cha thương ban phép cho chúng con được kết hôn và chúc lành cho chúng con.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Đức Cha.
Gx.. ................       , ngày ...........................
Chữ ký bên nam                                         Chữ ký bên nữ
 
 
 
Nhận xét và đề nghị của Cha Quản xứ:
…………………………………………….
…………………………………………………
 
=================
 
Phúc đáp của Đức Giám Mục Giáo Phận
 
Tôi ban phép cho hôn phối của:
Ông. ...................................     và bà  .............................
cử hành vào ngày .............................  tại........................
theo thể thức giáo luật, được điều trị tại căn chiếu theo Giáo luật điều 1161, tức là thành sự hóa hôn phối mà không buộc phải lập lại nghi thức cử hành sự ưng thuận kết hôn, bao hàm miễn chuẩn ngăn trở tiêu hôn.
Gp......................, ngày.................................
Giám Mục Giáo Phận ………………..
 
 

7) Điều trị tại căn hôn nhân với miễn chuẩn ngăn trở và thể thức kết hôn.

Mẫu này áp dụng cho trường hợp hôn nhân hỗn hợp hay khác đạo mà trước đây họ chỉ có kết hôn dân sự. Nay bên Công Giáo muốn hợp thức hóa nhưng bên không Công Giáo không muốn gặp linh mục hoặc cử hành hôn phối.
 
GIÁO PHẬN ……………
GIÁO XỨ …………………..
 
ĐƠN XIN ĐIỀU TRỊ TẠI CĂN HÔN NHÂN
VỚI MIỄN CHUẨN NGĂN TRỞ VÀ THỂ THỨC
Kính thưa Đức Cha ………………………………….,
Giám Mục Giáo Phận …………………..
Con ký tên dưới đây là …………………………Đt …………
Sinh………………..tại ………………
Rửa tội……………..… tại ………………….…..
Con Ông: ……………………………………..……
và Bà: ………………………………………………
Hiện cư ngụ tại giáo xứ ………………………………
Con đã kết hôn dân sự với: ………………… Đt ……………
Sinh………………..tại ………………………
Rửa tội…………..… tại ……………………….…..
Con Ông: ……………………………………..……
và Bà: ………………………………………………
Chúng con đã kết hôn ngày ……………., theo thể thức:
□- UBND xã/phường…………….…, ký nhận ngày………
□- Tục lệ địa phương ………………., cử hành ngày………..
Chúng con đã sống với nhau được….. năm và đã sinh được …….con
Hôn nhân chúng con đã vô hiệu, do có
□- Ngăn trở tiêu hôn là: ……………………………
□- Thiếu thể thức kết hôn theo giáo luật.
Hiện nay chúng con vẫn kiên quyết duy trì đời sống vợ chồng, nhưng không thể kết hôn theo thể thức giáo luật vì lý do:        
………………………………………………………………
………………………………………………………………
Con rất đau buồn vì đã sống rối hôn nhân, lỗi luật Giáo Hội, có tội với Chúa.
Với hướng dẫn của cha quản xứ …………………………….
Con kính xin Đức Cha thương ban ơn điều trị tại căn (đ.1161) để hôn nhân chúng con được thành sự theo Giáo Luật và cho con được yên tâm sống đạo.
Bên Công Giáo: Con là ……………………, con cam kết:
- Trung thành với đức tin Công Giáo và sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin;
- Sẽ làm hết sức mình để con cái được Rửa tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.
Bên không Rửa tội: Con là ………………….
Con đã được biết về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công Giáo, con cam kết tránh mọi hành vi xúc phạm đến đời sống đức tin Công Giáo và trong việc giáo dục con cái.
Kính xin Đức Cha thương ban phép cho chúng con được kết hôn và chúc lành cho chúng con.
Chúng con xin hết lòng cảm tạ Đức Cha.
Con xin hết lòng cảm tạ Đức Cha.
Gx.…..………., ngày……………….
 
Nhận xét và đề nghị của Cha Quản xứ:
 
Phúc đáp của Đức Giám Mục Giáo Phận
 
Tôi ban phép cho hôn phối của:
Ông………………………và bà……………………….
cử hành vào ngày ………………….tại……………………
theo thể thức ngoài Công Giáo được điều trị tại căn chiếu theo Giáo luật điều 1161, tức là thành sự hóa hôn phối mà không buộc phải lập lại sự ưng thuận kết hôn, bao hàm miễn chuẩn các ngăn trở và thể thức Giáo Luật.
 
Tòa Giám Mục, ngày………………….
 
Giám Mục Giáo Phận ………
 
 

8) Đơn xin miễn tra vấn trong đặc ân Thánh Phaolô

Trong áp dụng đặc ân Thánh Phaolô, nếu thấy sự tra vấn (interpellatio), quá khó khăn hay thấy có tra vấn cũng vô ích, phải làm đơn xin miễn chuẩn tra vấn.
 
GIÁO PHẬN ….…………………
GIÁO XỨ…………………..
ĐƠN XIN MIỄN CHUẨN TRA VẤN
KẾT HÔN THEO ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ
Kính thưa Đức Cha…………………………….…
Giám Mục Giáo Phận ……………………..
Con là linh mục ………………………
Quản xứ……………….
Con đang phụ trách chuẩn bị hôn phối theo đặc ân Thánh Phaolô cho đôi bạn:
Bên Công Giáo: ………………………………………
Sinh ………….……….. tại ………..…………
Rửa tội: …………….….. tại giáo xứ: ……..…..………
Thêm sức: …………..…. tại giáo xứ…………………..
Con Ông: ……..………… và Bà: ………….……
Hiện cư ngụ tại ………………………………
Bên tân tòng: ………………………………………
Sinh ………………..……….. tại ………………..…………
Rửa tội: ………….…..tại giáo xứ: ………….…..…..…
Thêm sức: ………..…. tại giáo xứ………………
Con Ông: ……………… và Bà: ……….……….
Hiện cư ngụ tại ……………………………………….
Đã có chồng/vợ trước là người lương,
tên là ………………………………
Hiện đang ở tại: ………………………………
Để sự kết hôn theo đặc ân thánh Phaolô của đôi bạn nói trên được hữu hiệu, con kính xin Đức Cha miễn chuẩn việc tra vấn bên lương, theo quy định của Giáo Luật điều 1144§2, vì lý do:
………………………………………………………………
……………………………………………………..……..…
 
Con xin hết lòng cảm tạ Đức Cha.
 
Linh mục quản xứ…………….
 
 
Gp…………………, ngày………………….
 
 
 
 
Giám Mục Giáo Phận ………
 

9) Giấy làm chứng kết hôn cho người không Công Giáo hay dự tòng

Khi thấy cần thiết hay thấy có hồ nghi nào đó đối với người không Công Giáo hoặc người lương học đạo để được kết hôn, cha sở nên yêu cầu họ làm thêm giấy làm chứng, thực hiện bởi cha mẹ hay người thân khác nếu không có cha mẹ.
GIẤY LÀM CHỨNG KẾT HÔN
Cho người lương hay dự tòng
Tôi tên: ………………………….
Sinh ngày:……….…..…Số Đt……………..
Ở tại địa chỉ………………………………….
Họ tên vợ/chồng tôi: ……………………Đt…..………
Tôi là (cha/mẹ …) ………. của anh/chị……………..……
Tôi cam đoan xác nhận anh/chị nói trên (đánh dấu X vào ô vuông):
□- Còn độc thân, chưa hề kết hôn lần nào.
□- Đã kết hôn, nay đã ly dị. Số con đã có………………
□- Đã kết hôn, nay người vợ/chồng kia đã qua đời.
□- Chưa hề có sống chung như vợ chồng với ai.
□- Có ……………đứa con riêng ngoại hôn.
Tôi biết anh/chị này sắp kết hôn với ……………………
Về việc kết hôn này, theo ý riêng thì tôi:
□- Ủng hộ ; □- Phản đối; □- Không có ý kiến
Về việc theo đạo Công Giáo của anh /chị này, tôi
□- Ủng hộ ; □- Phản đối; □- Không có ý kiến
   Ngày……tháng……năm ….
         (Người chứng ký tên)

10) Giấy thông báo đã cử hành hôn phối

GIÁO PHẬN ….…………………
GIÁO XỨ…………………..
Giấy thông báo đã cử hành hôn phối
Kính gửi cha sở Gx………………………Gp…………..  
Kính thưa cha, chúng con xin báo tin để cha ghi vào sổ Rửa tội và/hoặc Hôn Phối
Bên Nam ....................................  Đt....................
Sinh ngày.............................         tại. .....................................
Rửa tội ngày. .....................tại. ..............................
Hiện cư ngụ tại giáo xứ      ................................................
Con Ông: ..................................................................
và Bà:. ..........................................................
Bên Nữ: ...............................Đt. .....................
Sinh ngày..............................tại. .........................
Rửa tội ngày. ............................tại .....................................
Con Ông: ................................................................      
và Bà:.............................................................
Đã cử hành kết hôn tại ............................ngày…...........…..
□ Hôn nhân bí tích
□ Hôn nhân với miễn chuẩn khác đạo
Do linh mục.................................................... chứng hôn
Người chứng 1: …………………………..       
Người chứng 2: …………………………….
Trích sổ Hôn Phối Giáo xứ……………………số ……
 
Gx……………, Ngày………..
Linh mục Quản xứ

11) Đơn xin tòa án hôn phối

 
ĐƠN XIN CÔNG BỐ HÔN NHÂN VÔ HIỆU
Ngày …………tháng ……….…năm ……………
Kính gởi: Tòa Án Giáo Phận ………………………
Tôi (nguyên đơn) là ……………………
Tôi xin Tòa Án Giáo phận thẩm tra và công bố vô hiệu hôn nhân mà tôi đã cử hành với ông/bà………………………
ngày…….….... tại giáo xứ…………….Giáo Phận……………
Tôi nghĩ rằng kết ước hôn nhân của tôi là vô hiệu, với lý do là: ……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
1-    Lý lịch
Lý lịch nguyên đơn Lý lịch bị đơn
Họ tên: …………….
Địa chỉ:…...…….. email………
Điện thoại: …...……….…,
Sinh tại………, ngày …………
□- Không Rửa tội
□- Rửa tội, ngày………..
Tại Gx ………..Giáo phận ……
Học vấn: ………………
Nghề nghiệp:……………
Số con cái trong hôn nhân : …
Hiện nay đang sống:
□- Độc thân
□- Sống như vợ chồng với: ....
từ năm.................và có thêm số con là ...........
Cha: …………………………
Địa chỉ:………… …..
Điện thoại: …………
Mẹ: …………………………
Địa chỉ:……… …………
Điện thoại: ………………
Họ tên: …………….
Địa chỉ:…...…….. email………
Điện thoại: …...……….…,
Sinh tại………, ngày …………
□- Không Rửa tội
□- Rửa tội, ngày………..
Tại Gx ………..Giáo phận ……
Học vấn: ………………
Nghề nghiệp:……………
Số con cái trong hôn nhân : …
Hiện nay đang sống:
□- Độc thân
□- Sống như vợ chồng với: .....
từ năm.................và có thêm số con là ...........
Cha: …………………………...
Địa chỉ:………… …..
Điện thoại: …………
Mẹ: ……………………………
Địa chỉ:……… ………
    Điện thoại: …………..
 
2- Thân nhân hay người khác có thể làm chứng cho tình trạng hôn nhân của tôi là:
Họ tên: ………..…quan hệ……... Điện thoại………………
Họ tên: ………..…quan hệ……... Điện thoại………………
Họ tên: ………..…quan hệ……... Điện thoại………………
Họ tên: ………..…quan hệ……... Điện thoại………………
3- Tài liệu đính kèm
a- Bản tường trình về hôn nhân.
b- Chứng thư Rửa tội, Hôn phối (hoặc bản sao của trang chứng nhận kết hôn của đôi bạn trong sổ Gia Đình Công Giáo)
c- Bản sao tài liệu có giá trị làm chứng (nếu có): văn thư, bệnh án, giấy li dị dân sự ...
 
Giáo xứ ……….……..., ngày ………
Nguyên đơn (ký tên)
 
 
 
Cha Sở xác nhận               
Anh/chị ………………………             
Có cư sở/ bán cư sở tại Giáo xứ……………………  

 
Phần dành riêng cho bị đơn và tòa án
Bị đơn đánh dấu (x) vào ô vuông và ghi ý kiến sơ khởi của mình:
□- Đồng ý xin tiêu hôn; □- Không đồng ý xin tiêu hôn; □- Không quan tâm; □- Đồng ý với lý do xin tiêu hôn của nguyên đơn; □- Không đồng ý, đề nghị lý do tiêu hôn khác: 
……………………………………………………………………………………………….
 
Bị đơn (ký tên)
 
 
(Bị đơn gởi lại văn bản này cho tòa án)
Nếu tòa án liên lạc với bị đơn trực tiếp hay qua điện thoại để ghi chú lại ý kiến thì ký xác nhận.
Người ghi chú
 
Lm.
Vụ án số: ……………
Sắc lệnh: Bản sao của đơn xin này phải được thông báo cho cha bảo hệ được biết, để tham gia vào vụ án và bảo vệ cho dây hôn phối.
Đại Diện Tư Pháp
Lục sự
 
 
 

12) Ủy nhiệm năng quyền chứng hôn tổng quát

 
Giáo Phận. . . . . . . . . .
Giáo xứ: . . . . . . . . . .
 
ỦY NHIỆM NĂNG QUYỀN CHỨNG HÔN TỔNG QUÁT
 
Tôi là Linh mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Quản xứ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chiếu theo Giáo Luật điều 1111, tôi ủy nhiệm năng quyền chứng hôn tổng quát, trong giới hạn địa hạt giáo xứ của tôi, cho:
Linh mục: . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .
Có giáo vụ là: [20] . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thời hạn ủy nhiệm:[21] . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Để hợp luật, cha chứng hôn phải xác tín tình trạng thong dong của người kết ước hôn nhân, chiếu theo quy tắc của luật cũng như về phép của cha sở, nếu có thể, mỗi khi chứng hôn (đ. 1114);
- Sự ủy quyền này sẽ chấm dứt khi tôi thông báo sự thu hồi hoặc có sự từ chối của người thừa ủy và được tôi chấp nhận (đ.142§1); hoặc khi tôi hết nhiệm vụ cha sở của giáo xứ này (đ 142§1).
Làm tại . . . . . . . . . . . . . . . . . ngày . . . . . . .. . . . . . .
Người ủy quyền                     Người thừa ủy
 
 

13) Ủy nhiệm năng quyền chứng hôn riêng biệt

 
Giáo Phận . . . . . . . . . . . . . .
Giáo xứ: . . . . . . . . . . . . . . .
 
ỦY NHIỆM NĂNG QUYỀN CHỨNG HÔN RIÊNG BIỆT
 
Tôi là Linh mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Quản xứ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chiếu theo Giáo Luật điều 1111, tôi ủy nhiệm năng quyền chứng hôn cho:
Linh mục: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 
Để chứng hôn cho đôi bạn:
Nam: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nữ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .,  trong địa hạt Giáo xứ.
 
Làm tại . . . . . . . . . . . . . . . . . ngày . . . . . . . . . . . . . . .
 
Người ủy quyền
 

18) Chứng chỉ Hôn Phối (Việt - Anh)

Giáo Phận (Diocese) …………………….
Giáo Xứ (Parish): ………………..
CHỨNG CHỈ HÔN PHỐI
(Certificate of Matrimony)
Linh mục quản xứ (Priest of parish): ………………….
CHỨNG NHẬN (Hereby certifies):
Bên Nam (Masculine)
Anh (Mr.): ………………….....
Sinh ngày (Date of birth): ………
Nơi sinh (Native place):...………
Rửa tội ngày (Date of Baptism) …
Nơi Rửa tội (Baptized at) ……
Con ông (Child of Mr.): ………
và Bà (Mrs.):      ……..
Giáo xứ (Parish): ……………
Bên Nữ (Feminine)
Chị (Ms.): …………………….
Sinh ngày (Date of birth): ………
Nơi sinh (Native place):...………
Rửa tội ngày (Date of Baptism) …
Nơi Rửa tội (Baptized at) ……….
Con ông (Child of Mr.): …..….…
và Bà (Mrs.):  ………………..
Giáo xứ (Parish): ………………
Đã lãnh nhận Bí tích Hôn Phối
(Received the Sacrament of Matrimony)
Ngày (Date): …………………………………….       
Tại nhà thờ (At the church of): …………………………
Do Linh Mục (By Priest) ………………………………
Hai nhân chứng (Two witnesses):
1.     ………………………………………………
2.     ………………………………………………
Trích từ sổ Hôn Phối số (Extracted from Matrimonial Book No):
Giáo xứ (Parish):    ……………………………………..  
                              Done at ........., …………………
                              Linh Mục quản Xứ (Parish’s Priest)
                    Ký tên, đóng dấu (signed and sealed)     

19) Chứng chỉ Rửa Tội, Thêm Sức (Việt - Anh)

Giáo Phận (Diocese) …………………….
Giáo Xứ (Parish): ………………...
CHỨNG CHỈ BÍ TÍCH
(Sacramental Certificate)
Kính gửi Cha xứ (To: Parish’s Priest):………………………….…
Giáo Phận (Diocese of):............................................................
Tôi - linh mục (I – Priest):………… …………………….....  
Đang quản nhiệm xứ (Be in Charge of Parish): …......................
Chứng nhận (Certifies):     ……………………….…..
Sinh ngày (Date of Birth): …………………………...............     
Quê quán (Native place): ……………………………………
Con ông (Child of Mr.): …………………………….. 
Và Bà (and Mrs.):………………………… ….……..
Rửa tội ngày (Baptized on):       ………………………….. 
Tại nhà thờ (At the church of): ……………………………
Do Linh mục (By Priest): ……………………………….
Người đỡ đầu (Sponsor): ………………………….
Sổ rửa tội số (Baptism’s Book No): …………………………
Thêm Sức (Confirmed on): …………….…………………
Do Đức Giám Mục (By Bishop): …………………….…….
Người đỡ đầu (Sponsor): …………………………………….
Sổ Thêm sức số (Confirmation’s Book No): ….……………....
Nay cấp chứng chỉ bí tích để (Now hereby confer this Certificate to):................................................................................
                    ................., ngày ......tháng .......năm.......
                    Linh Mục quản Xứ (Parish’s Priest)
                    Ký tên, đóng dấu (signed and sealed)     


2- DANH SÁCH RỬA TỘI TIN LÀNH
 
Các Cộng đoàn hay Giáo Hội Tin Lành được Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận là có phép Rửa Tội thành sự hay không thành sự liệt kê dưới đây, được trích từ hai tác giả J.M. Huels và W.H. Woestman:[22]
- JOHN M. HUELS, The Pastoral Companion: A Canon Law Handbook for Catholic Ministry (Third Edition),Quincy, IL, Franciscan Press, 2002, pp. 331-333;
- W.H. WOESTMAN, Canon Law of the Sacraments for Parish Ministry, Ottawa, Saint Paul University, 2007, pp. 367-369.
THÀNH SỰ:
· All Eastern non-Catholics (including all Orthodox churches) · African Methodist Episcopal · Amish · Anglican / Church of England · Assembly of God · Baptists · Christian and Missionary Alliance · Church of the Brethren · Church of Christ · Church of God · Congregational · Disciples of Christ · Episcopal · Evangelical · Evangelical United Brethren · Liberal Catholic · Lutheran · Methodist · Church of the Nazarene · Old Catholic · Old Roman Catholic · Polish National · Presbyterian · Reformed · United Church · United Church of Canada · United Church of Christ · United Reformed · United Church of Australia · Waldensian · Zion

 
HỒ NGHI THÀNH SỰ:
· Mennonite · Moravian · Pentecostal · Seventh Day Adventist
KHÔNG THÀNH SỰ:
· All non-Christian groups and communities (Jewish, Hindu, Muslim, Buddhist, Baha ‘I, Vedanta Society) · Amana Church Society · American Ethical Union · Apostolic Church (“Apostolic Overcoming Holy Church of God”) · Apostolic Faith Mission · Bohemian Free Thinkers · Children of God (“The Family”) · Christadelphians · Christian Community (disciples of Rudolph Steiner) · Christians of Universalist Brotherhood · Church of Christ, Scientist (“Christian Scientists”) – no baptism · Church of Divine Science · Church of David’s Band · Church of Illumination · Church of Jesus Christ of Latter Day Saints (“Mormons”) – as of 2001 · Church of Revelation · Erieside Church · General Assembly of Spiritualists · Hephzibah Faith Missionary Association · House of David Church · Iglesia ni Kristo (Philippines) · Independent Church of Filipino Christians · Jehovah’s Witnesses · Masons / Freemasonry - no baptism · Metropolitan Church Association · National David Spiritual Temple of Christ Church Union · National Spiritualist Association · New Jerusalem Church (Swedenborg or “New Age” Church) · Peoples Church of Chicago · Plymouth Brethren · Quakers (“Society of Friends”) – no baptism · Reunification Church (“Moonies”) · Salvation Army · Shakers (“United Society of Believers”) – no baptism · Spiritualist Church · Unitarians · Universal Emancipation Church.
 
[1] x. Bộ luật 1917, đ.1081§ 2.
[2] x. điều 1081§ 2; 1013. § 1 của bộ luật 1917: "Matrimonii finis primarius est procreatio atque educatio prolis; secundarius mutuum, adiutorium et remedium concupiscentiae".
 
[3] Đặc ân đức tin theo nghĩa rộng thì bao gồm cả ba: đặc ân Thánh Phaolô (đ. 1143), đặc ân thánh Phêrô (đ. 1148, 1490), đặc ân Đức Tin.  Đặc ân Đức Tin, theo nghĩa hẹp, đôi khi cũng được gọi là đặc ân Thánh Phêrô nhưng Tòa Thánh chính thức gọi là đặc ân Đức Tin.
[4] Được hiểu là cho phép đôi bạn cử hành kết hôn.
[5] Ủy quyền tổng quát mà không có văn bản thì vô hiệu.
Giáo Luật cũng dự trù ủy quyền cho giáo dân chứng hôn:
Điều 1112:
§1. Ở đâu thiếu tư tế và phó tế, Giám Mục Giáo Phận có thể uỷ quyền cho giáo dân để chứng hôn, sau khi được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận và được Toà Thánh ban phép.
§2. Phải chọn một người giáo dân có khả năng xứng hợp để có thể đào tạo các đôi vợ chồng tương lai và có đủ tư cách cử hành phụng vụ hôn nhân cách đúng phép.
 
[6] x. JOHN M. HUELS, Empowerment for Ministry: A Complete Manuel on Diocesan Faculties for Priests, Deacons and Lay Ministers, Paulist Press, New Jersey 2003, 56-65.
 
 
 
[7] Giáo Luật không nói xin phép cha sở hay Bản Quyền của cả hai bên nam và nữ hay chỉ một bên. Beal chú giải là chỉ cần phép của một bên, x. J.P. BEAL et alii, New Commentary…, 1333.
[8]. x. Bản năng quyền thập niên 1971-1980, tr. 67.87. Giáo Luật điều 1067 trao cho HĐGM quy định những nguyên tắc về việc rao. Ở VN hiện nay vẫn áp dụng theo Bản năng quyền thập niên này.
[9] Ngay từ khi chấp nhận cho đăng ký tại giáo xứ, khuyên họ nên lo làm giấy kết hôn dân sự. Không đòi phải có giấy chứng nhận kết hôn trước khi rao, mà chỉ đòi phải có trước khi chứng hôn. Nếu sau cùng mà không có thì cha chứng hôn nếu muốn tiến hành thì phải xin phép Đấng Bản Quyền.
[10] Việc này, đôi khi do không biết, cha sở không gởi đến cha sở nơi Rửa Tội.
[11] x. L. SABBARESE, Il matrimonio canonico… 394.
[12] x. J.P. BEAL et alii, New Commentary…, 1382.
Trong trường hợp ngăn trở còn kín đáo thì một bên biết có ngăn trở bên tỏ bày sự ưng thuận trước vị chứng hôn là đủ, không cần có hai nhân chứng. Bên không biết có ngăn trở, không buộc lập lại ưng thuận, có thể hiện diện hoặc không.
 
[13] Ví dụ, một hôn nhân do ngăn trở chỉ có kết hôn dân sự, thì cuộc sống chung của hai vợ chồng không đơn thuần là việc sống dâm dục với nhau. Đức Gioan Phaolô II (x. Tông huấn Familiaris Consortio, 82) nói không chỉ là chuyện họ sống dâm dục nhưng họ cũng có những ràng buộc vợ chồng, khi họ đi tìm sự công nhận vợ chồng từ chính quyền hay xã hội.
[14] Đây là những điều cần thiết, được đề nghị, trong việc áp dụng mục vụ giáo luật Bí Tích Hôn phối.
 
[15]. x. Bản năng quyền thập niên 1971-1980, tr. 67.87. Giáo Luật điều 1067 trao cho HĐGM quy định những nguyên tắc về việc rao. Ở VN hiện nay vẫn áp dụng theo Bản năng quyền thập niên này.
[16] Ví dụ: Chồng ngoại tình rồi về đánh đập hoặc mắng chưởi vợ; chồng rượu chè đánh đập vợ con; cờ bạc gây nợ nần nghiêm trọng hoặc sống du đảng khiến xã hội đen đe dọa người vợ hay chồng kia.
[17] x. Tông thư Mitis Iudex của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, phần hướng dẫn Regole procedurali, art 1.
[18] x. Ibid. art 2&3.
[19] Các mẫu đơn sẽ được cập nhật trên trang:
 http://giaoluatconggiao.com
[20] Chức vụ, như cha phó xứ, cha phụ tá……
[21] Ghi thời hạn theo ngày tháng, hoặc theo giáo vụ, Vd: “Trong thời gian cha Phêrô … làm cha phó”
[22] x. http://www.dosp.org/chancellor/wp-content/uploads/sites/9/3.-Valid-and-Invalid-Baptisms.pdf