NĂM THÁNH MỪNG 350 NĂM
THÀNH LẬP DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
THÀNH LẬP DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
BÀI 7: SỨ MẠNG DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
Nhóm Nghiên Cứu Linh Đạo Mến Thánh Giá
WHĐ (16-06-2020) – Được mời gọi sống sứ mạng tông đồ theo tinh thần của Đức Cha Pierre Lambert de la Motte, người nữ tu Mến Thánh Giá đặt trọng tâm việc truyền giáo vào mầu nhiệm Thập Giá và ý thức rằng: người tông đồ tiếp nối sứ mạng Cứu Thế của Chúa Kitô. Ơn gọi căn bản Dòng Mến Thánh Giá là sống mầu nhiệm tình yêu, hàm chứa sứ mạng tông đồ, vì Chúa Kitô mà người nữ tu Mến Thánh Giá chuyên chú tìm hiểu, yêu mến và bắt chước, là vị tông đồ hoàn hảo của Chúa Cha. Vậy người nữ tu Mến Thánh Giá phải trở nên tông đồ của Chúa Kitô và thông dự vào hành động cứu thế của Người, nghĩa là cứu thế bằng hy sinh và bằng tinh thần trung gian.
Chúa Kitô là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Người chuyển cầu không chỉ bằng lời kinh cầu nguyện cho mỗi người và mọi người, mà bằng cả cuộc đời phục vụ, với đỉnh cao là hành động hiến dâng mạng sống trên Thánh Giá làm giá chuộc cho muôn người. Đức Cha Lambert muốn các nữ tu Mến Thánh Giá phải nhận thức rõ ân huệ đặc biệt Chúa Kitô ban cho họ là được thông dự vào vai trò trung gian và tiếp nối cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người để chuyển cầu cho phần rỗi và hạnh phúc của anh chị em đồng loại.
Theo ý hướng của Đấng Sáng Lập, “tinh thần trung gian” mà các nữ tu Mến Thánh Giá nhận được từ Chúa Kitô phải được thể hiện trong hai sứ vụ quan trọng là tiếp nối nơi bản thân mình cuộc đời lữ thứ hy sinh của Chúa, và chuyển cầu cho lương dân cùng các Kitô hữu bất hảo được ơn hoán cải[1].
I. SỨ MẠNG DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
1. Tiếp nối nơi bản thân mình cuộc đời lữ thứ hy sinh của Chúa Kitô
Người nữ tu Mến Thánh Giá được Chúa Kitô tuyển chọn và ban đầy tinh thần của Người là tinh thần trung gian, để tiếp nối cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người cho đến tận thế, vì thân xác Chúa đã phục sinh vinh hiển nên không còn trực tiếp cảm nhận đau đớn và đau khổ nữa.
Sứ vụ “tiếp nối” này làm cho các nữ tu Mến Thánh Giá hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu Kitô, vì đã dâng mình trọn vẹn cho Người, qua việc tuyên khấn và sống ba lời khuyên Phúc Âm, sống thành cộng đoàn, và “thực hành mọi việc thay cho Chúa Kitô”[2]. Đây là hành vi đáp trả đầy yêu thương của người được Thiên Chúa tuyển chọn cách đặc biệt.
Theo Đức Cha Lambert, người nữ tu Mến Thánh Giá đồng hóa mình với Đức Kitô để tiếp nối sứ mạng cứu rỗi của Người, để “Thiên Chúa, Cha của Người khi nhìn vào thân xác và cánh tay Người mượn, thì chỉ thấy trực diện các đau đớn của Con mình; sự kiện Chúa Cha hằng hữu ưng nhận như thế, phải là quy tắc hướng dẫn tôi về cách ứng xử đối với trường hợp đó và dạy tôi phải giữ tâm thế hoàn toàn thụ động cả bề trong lẫn bề ngoài”[3], nghĩa là chết đi với chính mình, để sống cho Đức Kitô.
Việc chết đi đối với chính mình là cần thiết cho Chúa Giêsu tiếp tục trong chúng ta sứ mạng cứu độ của Người. Đức Cha Lambert thường nói: Đời sống người tông đồ là một cuộc chết đi liên lỉ, “chết đi đối với chính mình và đối với thế gian”[4], nghĩa là đối với “các giác quan, bản tính tự nhiên và lý trí người đời, [để] sống bằng giáo huấn, gương sáng và sự sống của Đức Kitô”[5].
Như thế, căn tính của người tông đồ Mến Thánh Giá là hoàn toàn chết đi cho mình và sống trọn vẹn cho Thiên Chúa, nhất là để Chúa Giêsu sử dụng cuộc đời của họ để tiếp nối hy lễ Thập Giá của Người, nhằm sinh ơn cứu độ cho con người. Nói cách khác, căn tính này hệ tại việc họ làm cho tình yêu của Đức Giêsu-Kitô Chịu-Đóng- Đinh phản chiếu cách trung thực trong tư tưởng, lời nói và việc làm của mình. Đức Cha Lambert diễn tả thực tại ấy như sau: “khi đã tuyên khấn ba lời khấn của đời sống trọn lành là nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời nội tâm, con người mất hết chỗ dựa, trở thành một người hành khất đích thực do bậc sống”[6].
Để có thể “tiếp nối” và “làm thay” cho Chúa Kitô, người nữ tu Mến Thánh Giá phải ý thức và xác tín như Đức Cha Lambert: Tôi “trao gởi và cống hiến thân xác tôi cho Đức Giêsu Kitô để Người dùng mà thực hành những việc đền tội hãm mình và Người có thể tiếp nối sự hy sinh lao nhọc hằng ngày trong một thân xác có khả năng chịu đau khổ do Người mượn lấy và tuyển chọn cho mục đích đó”[7]. Mặt khác, chị em phải ý thức mình là họa ảnh của Đức Kitô, để hằng ngày chiêm ngắm mầu nhiệm tự hủy, vâng phục, nghèo khó của Người, và để cho Chúa Cứu Thế không những chiếm lấy các năng khiếu tâm linh của linh hồn, mà còn trở thành chủ nhân của thân xác mình, để tiếp nối cuộc đời lữ thứ và đau khổ nhờ những hy sinh lao nhọc mà Người thực hiện theo ý muốn qua những lễ vật được thần hóa đó[8].
Sứ mạng tiếp nối cuộc đời đau khổ của Chúa Giêsu cũng mời gọi chị em Mến Thánh Giá đón nhận niềm vui và đau khổ từ Thiên Chúa với cùng một thái độ yêu thương và tạ ơn, vì Chúa Giêsu là Đấng đáng mến tại núi Sọ cũng như tại núi Tabor. Tuy nhiên, Chúa Giêsu “bày tỏ những dấu chứng lớn lao về tình yêu của Người trên núi Sọ hơn là trên núi Tabor”[9]. Chính vì lý do này, bí mật tuyệt vời của ơn gọi Mến Thánh Giá hệ tại ở việc “yêu mến Chúa Giêsu Kitô trong những lúc tối tăm, những thập giá, những hy sinh của chúng ta và trong mức độ Người cho chúng ta uống chén đắng của Người, cũng như khi Người lấp đầy chúng ta bằng những ân tình dịu dàng”[10]. Thật vậy, trong đau khổ tột cùng mà tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa và anh chị em vẫn không suy giảm chứng tỏ rằng tình yêu chúng ta mạnh hơn sự chết.
2. Sứ mạng chuyển cầu
Người nữ tu Mến Thánh Giá thực thi sứ mạng chuyển cầu nơi nguyện đường và trong cuộc sống qua năm nhiệm vụ được Đức Cha Pierre Lambert ấn định trong Luật Tiên Khởi: nhiệm vụ thứ nhất là chuyển cầu trong nguyện đường, bốn nhiệm vụ còn lại là chuyển cầu trong cuộc sống.
2.1 Chuyển cầu nơi nguyện đường
Việc chuyển cầu nơi nguyện đường được thể hiện qua nhiệm vụ thứ nhất: “Nhiệm vụ đầu tiên của tất cả những người đi theo nếp sống này là phải liên lỉ kết hợp nước mắt, việc suy gẫm cầu nguyện và hãm mình đền tội với công nghiệp của Đức Kitô, để cầu xin Thiên Chúa ban ơn ăn năn trở lại cho lương dân trong ba miền truyền giáo thuộc quyền các vị đại diện Tông Tòa, cách riêng ở Đàng Ngoài”[11].
Qua nhiệm vụ này, Đấng Sáng Lập cho thấy: đời sống chiêm niệm và khổ chế chiếm vị trí ưu tiên và phải đi trước mọi hoạt động truyền giáo của chị em Mến Thánh Giá. Ngài khuyên nhủ: “Trước khi gieo vãi hạt giống Phúc Âm, hãy dùng lời cầu nguyện làm cho mưa móc sa xuống trên cánh đồng”[12]. Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa mà người tông đồ có thể hành động với một tinh thần thực sự tự do. Sự tự do này là để cho tinh thần của người tông đồ liên lỉ thâm nhập vào tinh thần của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa không ngừng linh hoạt tinh thần và bao bọc chúng ta, đến nỗi chúng ta không còn tự sức mình hoạt động, nhưng Thiên Chúa hoàn toàn ngự trị trong chúng ta.
Đức Cha Lambert nhấn mạnh: “Để sở hữu, bảo tồn và gia tăng tối ưu bí quyết sống và chết trong Đức Kitô, người kế vị các tông đồ hoặc môn đệ Chúa, dường như cần phải quyết tâm sống đời đền tội toàn diện; phải thực hành khổ chế không chỉ trong sự ăn uống và những việc hãm mình bề ngoài, mà nhất là trong các hành động của con người, nghĩa là trong phạm vi đời sống thể lý và những sinh hoạt của lý trí”[13].
Như thế, cầu nguyện và khổ chế rất cần thiết cho đời sống tông đồ của người nữ tu Mến Thánh Giá. Theo Đức Cha Lambert, chỉ mình Thiên Chúa mới có khả năng hoán cải các tâm hồn, và việc kết hợp hy sinh với cầu nguyện là điều cơ bản khi thi hành sứ vụ tông đồ. Thật vậy, “Thiên Chúa thường gắn liền sự ăn năn trở lại của nhiều người với những hy sinh hãm mình, kinh nguyện và đức bác ái phi thường của các thừa tác viên”[14].
Theo ý hướng của Đấng Sáng Lập, hằng ngày chị em Mến Thánh Giá dâng những hy sinh và lời cầu nguyện để cầu xin Thiên Chúa cho lương dân được ơn biết Chúa, cho các tín hữu sống xa lìa Chúa được ơn hoán cải, cho các nhu cầu của Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương.
2.2. Chuyển cầu trong cuộc sống
Việc chuyển cầu trong nguyện đường phải dẫn tới việc chuyển cầu trong cuộc sống, bằng sự dấn thân phục vụ tha nhân, mà đối tượng ưu tiên là giới nữ và giới trẻ, trong các lãnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
Công việc bác ái của các nữ tu Mến Thánh Giá được thể hiện qua các nhiệm vụ:
- “Dạy các thiếu nữ, giáo cũng như lương, những điều nữ giới cần biết. Nếu vì tình huống hiện nay xảy đến cho đạo Thánh không thể làm được, chị em hãy nhớ rằng khi hoàn cảnh cho phép, thì đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình”[15]. Sứ vụ này hoàn toàn mang tính cách mạng trong bối cảnh văn hóa Việt Nam của thế kỷ XVII. Qua đó ta cũng thấy Đức Cha Lambert có một cảm thức sâu xa về phẩm giá con người. Ngài ý thức rằng không thể có tiến bộ xã hội hoặc đơn giản không thể có sự phát triển nhân bản, nếu không có một mức tối thiểu kiến thức và giáo dục. Ngài cũng biết rằng các bà mẹ không thể giáo dục con cái cách đúng đắn, nếu họ bị trói chặt trong sự ngu dốt là nguồn gốc của sự cùng khổ và tình trạng nô lệ. Ngài quan tâm thăng tiến nữ giới, không phân biệt lương giáo, vì được học là một quyền cơ bản của con người, của nhiều người và mọi người. Hành động đầu tiên của công cuộc truyền giáo phải là hành động biểu lộ cụ thể sự quan tâm và tình thương của Thiên Chúa dành cho mọi người, bất luận thuộc phái tính hay địa vị nào[16].
- “Săn sóc những phụ nữ, thiếu nữ đau ốm bệnh tật cả giáo lẫn lương. Nhờ cơ hội đó khuyên bảo họ lo phần rỗi và trở lại với Chúa”[17]. Mối bận tâm tông đồ đối với Đức Cha Lambert là tìm cách đem người ta về với Chúa. Khi bệnh tật làm cho con người lo âu trước viễn ảnh cái chết, thì họ dễ dàng đón nhận sứ điệp cứu độ và niềm hy vọng hướng về đời sống vĩnh cửu. Đó cũng chính là lúc nảy sinh nhu cầu khẩn thiết phải hoán cải[18].
- “Rửa tội nơi giếng Thánh cho những trẻ nhỏ lâm cơn nguy tử”[19]. Một công tác tông đồ mang tính cổ điển nhưng được thúc đẩy bởi thao thức truyền giáo.
- “ Dùng mọi cách kêu gọi những người phụ nữ và thiếu nữ trụy lạc”[20] trở về đời sống lương thiện.
Từ những nhiệm vụ mà Đấng Sáng Lập đã đề ra cho Dòng Nữ Mến Thánh Giá trong Luật Tiên Khởi và trong Bức Tâm Thư, ta thấy Đức Cha Lambert có một tầm nhìn toàn diện. Thật vậy, bản luật tuy ngắn gọn, nhưng súc tích, phản ánh được tinh hoa của các linh đạo mà Đức Cha Pierre Lambert từng hấp thụ, vừa thích nghi với môi trường xã hội Việt Nam, vừa mang tính “cách mạng” so với não trạng chung thời đó. Tác giả Fauconnet-Buzelin nhận định rằng: “Trong những mục đích mà ngài ấn định cho Tu Hội đầu tiên của các nữ tu bản xứ Châu Á, Đức Cha Lambert đã áp dụng các trực giác thiêng liêng cấp tiến nhất của thời đại ngài, và đi xa hơn nữa, bằng cách liên kết làm một, không tách rời ra được: đời sống chiêm niệm, ơn gọi thừa sai và công tác bác ái là ba trục lớn của những phụ nữ Công Giáo cấp tiến thế kỷ XVI và XVII, nhưng thích nghi cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Giáo Hội Việt Nam [...] và đặt chúng dưới ánh sáng của linh đạo Thánh Giá, linh đạo riêng của ngài”[21].
Ngoài ra, các nhiệm vụ cũng cho thấy sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá bao gồm đầy đủ các hoạt động chính yếu của một đời dâng hiến, cả trong tương quan chiều dọc với Thiên Chúa, và cả trong tương quan chiều ngang với xã hội và tha nhân. Mọi tu hội đều mang sứ vụ tông đồ nhưng mỗi tu hội thường chọn điểm nhấn ưu tiên của mình, hoặc thiên về chiêm niệm hoặc thiên về hoạt động. Điều đặc biệt nơi Đức Cha Lambert là ngài liên kết làm một đời sống chiêm niệm, ơn gọi thừa sai và công tác bác ái. Ngài đặt chiêm niệm và khổ chế lên hàng đầu. Nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến ơn gọi thừa sai như trong thư gửi cho hai nữ tu Anê và Paula: “Để cầu xin Thiên Chúa cho lương dân và tín hữu tội lỗi được ơn ăn năn trở lại”[22]. Như vậy, trong đối tượng của truyền giáo, lương dân là ưu tiên nhưng cũng không quên các tín hữu tội lỗi.
Ngày nay, khi nhìn lại sứ mạng của nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, nhất là về bốn hoạt động bên ngoài mà đối tượng chủ yếu là phụ nữ, chúng ta sẽ cho rằng đó cũng là lẽ thường tình. Nhưng nếu đặt vào bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVII, trong đó vai trò của phụ nữ rất mờ nhạt, có chăng là “tam tòng, tứ đức” trong nếp nhà, thân phận phụ nữ thấp kém như kiểu “thập nữ viết vô”, không được học hành, trong một cơ cấu xã hội do nam giới thống trị, chúng ta mới thấy tầm nhìn cách mạng của Đức Cha Lambert về vai trò của phụ nữ, cụ thể ở đây là vai trò của các nữ tu Mến Thánh Giá. Các chị được giao những nhiệm vụ xã hội như dạy dỗ các thiếu nữ, săn sóc phụ nữ ốm đau, cải hóa phụ nữ trụy lạc. Đó là các đối tượng mà ngài muốn con cái mình ưu tiên phục vụ. Tính chất cách mạng trong tầm nhìn của Đức Cha Lambert còn được thể hiện qua lòng khoan dung bao quát, không phân biệt, “lương cũng như giáo”. Khi đọc lại những trực giác và chủ trương này của Đức Cha Lambert, nhất là về việc giao cho nữ tu trách nhiệm giáo dục phụ nữ, tác giả Fauconnet-Buzelin đã ít nhất hai lần nhận định: “Đó là một biện pháp hoàn toàn cách mạng trong bối cảnh văn hóa của Việt Nam thế kỷ XVII. [...] Vào thế kỷ XVII, ở Pháp, ý tưởng này đã trở nên bình dân nhờ linh mục Vincent de Paul; nhưng trong bối cảnh xã hội Châu Á, đó quả là một cuộc cách mạng đích thực”[23]. Chúng ta có thể gọi Đức Cha Pierre Lambert là vị tiên phong đề cao nữ quyền và giải phóng phụ nữ ở Việt Nam, trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội.
Sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá được đặt trong mối tương quan với đặc sủng sống sứ vụ tông đồ thừa sai rất phù hợp với tinh thần của Công Đồng Vatican II: “Nhà truyền giáo là con người cầu nguyện, hy sinh, mang trong mình cuộc tử nạn của Chúa, tận hiến chính bản thân, gia tăng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân bằng việc thi hành nhiệm vụ hằng ngày”[24].
II. NGƯỜI NỮ TU MẾN THÁNH GIÁ SỐNG SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ
Trải qua bao biến cố thăng trầm, chị em Mến Thánh Giá vẫn trung thành bảo toàn ơn gọi và thi hành sứ mạng đặc biệt của Dòng với sự sáng tạo, thích nghi cần thiết, tuỳ hoàn cảnh địa phương và khả năng của mình. Mọi sáng tạo thích ứng đó luôn trung thành với con người và thời đại, Đức Kitô và Phúc Âm của Người, Giáo Hội và sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới, đời sống tu trì và đặc sủng của Dòng. Chúng ta sẽ lược qua những sinh hoạt tông đồ của các nữ tu Mến Thánh Giá từ lúc mới thành lập Dòng cho đến hôm nay.
1. Giai đoạn hậu bán thế kỷ XVII
Có thể nói, ngay từ những ngày đầu khai sinh, Dòng Mến Thánh Giá đã hiện diện trong hoàn cảnh xã hội vô cùng khó khăn, gian nan thử thách. Mặc cho nguy nan bao vây tứ bề, các nữ tu Mến Thánh Giá vẫn hòa nhập vào nhịp sống của Giáo Hội và xã hội bằng sự dấn thân không biết mệt mỏi. Các chị đã không ngừng thi hành sứ mạng truyền giáo theo tinh thần Đấng Sáng Lập trong sự âm thầm và lòng yêu mến Giáo Hội. Hình ảnh các “Bà Mụ Mến Câu Rút” ở Đàng Ngoài và các “Dì Nhà Phước Mến Thánh Giá” ở Đàng Trong đã khá quen thuộc với đa số giáo dân Việt Nam. Hình ảnh quen thuộc nhất có lẽ là từng nhóm hai người Nhà Mụ quẩy gánh thuốc viên, hoặc hai Dì Nhà Phước tay mang tay nải đầy thuốc gia truyền, rảo khắp các nẻo đường bán thuốc chữa bệnh cho người bình dân, như một kế sinh nhai khiêm tốn, và thi hành sứ mạng tông đồ là tìm trẻ nhỏ lâm cơn nguy tử để rửa tội, và khuyên bảo người ta chăm lo phần rỗi linh hồn...
2. Thế kỷ XVIII - XIX
Dù trong hoàn cảnh nào, các chị Mến Thánh Giá vẫn luôn dấn thân phục vụ Tin Mừng. Đặc biệt trong cơn bách hại, các chị cũng đã chịu chung số phận như các tín hữu khác, rất nhiều nữ tu hiến mình chịu chết vì đức tin. Ngoài ra, vai trò và những việc làm khác của các chị không kém phần ý nghĩa khi so với hành động tử vì đạo, vì những việc làm này vừa thể hiện sức mạnh của đức tin, vừa giúp bảo vệ hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội, vừa củng cố và duy trì cộng đoàn các tín hữu. Các Tu Viện trở thành nơi ẩn núp cho các vị thừa sai và linh mục bản xứ. Các nữ tu nhờ y phục thường dân, dễ ra vào nơi lao tù để thăm viếng, tiếp tế lương thực, nhất là đem Mình Thánh Chúa cho các đấng anh hùng tuyên xưng đức tin; liên lạc, trao thư từ cho các thừa sai và linh mục bản xứ đang phải ẩn trốn. Những nơi mà linh mục không thể vào được, thì các chị mạnh dạn đi tới để an ủi kẻ đau khổ, cứu giúp người yếu đuối, nâng dậy các kẻ đã chối đạo. Các chị đã đồng hành cùng các chứng nhân đức tin từ tòa án đến pháp trường. Khi các sắc chỉ cấm đạo của Nhà Vua ban ra, các Tu Viện bị phá huỷ, các chị phân tán về gia đình nhưng vẫn gan dạ vào làng rửa tội cho trẻ em nguy tử. Vì thế, rất nhiều chị em đã bị bắt, bỏ tù, bị đi đày đến cả đổ máu đào vì Chúa và Tin Mừng[25].
Về giáo dục thiếu nữ, chúng ta biết rằng đa phần phụ nữ thời đó đều thất học và trẻ nữ cũng ít được học hành, nên hoạt động “giáo dục thiếu nữ” đã không thể bao hàm hoạt động giáo dục học đường như ngày nay. Nhưng chắc hẳn các nữ tu Mến Thánh Giá cũng đã tham gia dạy đạo, cộng tác với các linh mục và thừa sai, dẫu cho việc làm này có thể gây nguy hại cho các chị. Một thừa sai xác nhận vào năm 1715: “Các nữ tu Mến Thánh Giá, tuy nhút nhát tự nhiên theo giới tính, đã bí mật thực hành công việc của một người dạy giáo lý cho phụ nữ và thiếu nữ Công Giáo. Bão tố sớm đến với các chị. Chỉ riêng trong tỉnh Nghệ An, ba nhà đã bị phá hủy [...]. Một số trong các nữ tỳ nhiệt thành này của Đức Kitô đã bị bắt và chịu những khổ cực kéo dài trong tù đày; những người khác phải về tá túc ở nhà cha mẹ, và những người khác nữa phải đi ăn xin”[26].
Các nữ tu Mến Thánh Giá thời kỳ này đã thực hiện một nếp sống tu trì mẫu mực, theo sát tinh thần và quy định của Luật Tiên Khởi. Ngoài lao động chân tay nhằm bảo đảm cho một cuộc sống thanh đạm và khổ chế, các chị cũng đã tham gia công việc truyền giáo theo khả năng và phương cách riêng của các chị. Đức Cha Néez nhận định: “Các nữ tu Mến Thánh Giá cộng tác vào công cuộc truyền giáo bằng nhiều việc. Những việc làm này tuy nhỏ bé và âm thầm nhưng được đánh giá là giúp ích rất lớn”[27].
Qua những việc dấn thân phục vụ này, các nữ tu Mến Thánh Giá “thường được các tín hữu và cả lương dân yêu mến và quý trọng”[28]. Đức Cha Retord kể lại trong thư gửi cho cha Laurent ở Lyon vào tháng 01/1846: “Họ đi thăm viếng và an ủi những người đau yếu, giúp chúng tôi dạy dỗ các phụ nữ dự tòng.”[29].
Một trong những hoạt động tông đồ của chị em Mến Thánh Giá là rửa tội cho trẻ em nguy tử, nhất là trong những năm đói kém, dịch bệnh[30]. Riêng năm 1812, “các chị rảo khắp nơi và rửa tội cho khoảng 51.000 sinh linh bé bỏng, nay cũng là từng ấy thiên thần nhỏ, ngời sáng vẻ vô tội và niềm hạnh phúc trước Tòa Thiên Chúa”[31]. Theo linh mục Đinh Thực, “từ năm 1835 đến năm 1844, ở Đàng Trong có 23.445 trẻ em đã được rửa tội; trong năm 1854, 13.581 trẻ em đã được rửa tội trong cùng miền truyền giáo này. Chỉ tại Qui Nhơn, mỗi năm các chị Mến Thánh Giá rửa tội trung bình 10.000 trẻ em trong những năm trước năm 1886”[32].
Trong những lúc đồng bào gặp cảnh đói khổ vì thiên tai, các nữ tu hy sinh một phần nhà của mình để đón tiếp các phụ nữ đau yếu và các trẻ mồ côi[33].
Một đóng góp hữu ích của các nữ tu Mến Thánh Giá là công việc dạy dỗ các thiếu nữ. Trong thư ngày 02/06/1830 gửi cho Hội Truyền Bá Đức tin, Đức Cha Taberd cho biết đang có 16 Nhà dòng Mến Thánh Giá, “tất cả các nhà này sẽ đón nhận các người cùng giới để dạy dỗ và đào tạo họ các công việc thích hợp”. Về hiệu quả của công việc này, Đức Cha Taberd viết: “Thật là một lợi ích lớn lao cho các họ đạo khi có các nữ tu, ngay cả cho các họ đạo lân cận. Chỉ những người ở rất xa mới không được hưởng lợi. Phương cách duy nhất để làm cho các trường này nên hữu ích cho cả miền truyền giáo là cung cấp một số trợ giúp cho các nữ tu, qua đó, các chị có thể ở trong tình trạng đón nhận miễn phí một vài người của mỗi họ đạo. Những người trẻ này, sau khi về lại nhà mình, sẽ trở thành những người mẹ tốt của gia đình, và qua gương sáng cũng như qua những lời dạy dỗ của họ, sẽ là gương mẫu và sự nâng đỡ cho bạn hữu”[34].
Như vậy, sự hiện diện của các nữ tu Mến Thánh Giá trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, được đánh giá là “rất quý báu, nhất là trong những cuộc bách hại”[35]. Dù có khó khăn ra sao, trong khi làm những việc tông đồ, các nữ tu Mến Thánh Giá chú tâm phục vụ ưu tiên cho giới nữ, đây chính là điều mà Đức Cha Lambert thao thức và đặt kỳ vọng vào những nữ tu Mến Thánh Giá. Trong Luật Tiên Khởi ngài viết cho những người con tinh thần của ngài: “Dạy những thiếu nữ, giáo cũng như lương, những điều nữ giới cần biết. Nếu vì tình huống hiện nay xảy đến cho đạo thánh không thể làm được, chị em hãy nhớ rằng khi hoàn cảnh cho phép, thì đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình”[36]. Đó là một trong những nhiệm vụ chính của nữ tu Mến Thánh Giá. Tình yêu của Đấng Sáng Lập đã thâm nhập sâu xa vào đời sống của người Việt, ngài hiểu thế nào là vị thế của người nữ trong văn hóa Việt, ngài hiểu đâu là những thiệt thòi mà nữ giới phải chịu, và đâu là tầm quan trọng nếu người nữ trong gia đình có được sự giáo dục tốt.
Suốt một quá trình dài, tinh thần tu trì và đời sống phục vụ của các nữ tu Mến Thánh Giá đã được xây nên bằng máu, nước mắt và đức hạnh. Các chị là những người thuộc về những thế kỷ trước, nhưng nền móng của các chị dựng nên vẫn còn vững bền cho đến hôm nay và mai sau.
3. Thế kỷ XX đến nay: Thời kỳ phục hưng và phát triển
Trong hoàn cảnh còn khó khăn của những năm sau thời kỳ kháng chiến, chị em Mến Thánh Giá vẫn duy trì truyền thống của các vị tiền bối trong ý hướng của Đấng Sáng Lập và còn làm cho tinh thần ấy thêm ngời sáng, cụ thể hơn trong đời sống cầu nguyện và trong những hoạt động mục vụ của mình. Khi tình thế ổn định hơn, các Hội Dòng tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng của mình, đã tìm ra những đường hướng mới nhằm phục vụ cho đời sống đức tin của giáo dân, nhất là trong công cuộc truyền giáo cho lương dân và tham gia nhiều hơn trong công tác tông đồ xã hội. Cũng với sứ mạng của mình, chị em luôn sẵn sàng cộng tác chặt chẽ với Hàng Giáo Sĩ địa phương trong các lãnh vực, với ước mong cho mọi người được ơn cứu độ.
Trong bầu khí canh tân, trở về nguồn sau Công Đồng Vatican II, chị em ý thức hơn về đặc sủng Mến Thánh Giá của mình trong việc loan báo Tin Mừng. Như các môn đệ được Chúa sai đi, chị em cũng thực hiện những cuộc thăm viếng bằng cách len lỏi vào các khu xóm lao động, nơi mà sự nghèo đói, túng quẫn, đau đớn thể xác lẫn tinh thần luôn chồng chất lên cuộc sống con người.
3.1. Giai đoạn từ năm 1975 - 1985
Sau biến cố năm 1975, nhiều cơ sở, trường học của các Tu Viện bị đóng cửa, các hoạt động tông đồ cũng bị hạn chế rất nhiều. Đây là giai đoạn Chúa mời gọi chị em sống sứ mạng truyền giáo theo tinh thần Mến Thánh Giá cách sâu đậm hơn bằng đời sống cầu nguyện, hy sinh âm thầm, bằng sự hiện diện chứng nhân giữa cộng đoàn dân Chúa nơi môi trường sống và phục vụ của mình. Các chị len lỏi vào các vùng xa xôi hẻo lánh, thiếu linh mục để dạy giáo lý, an ủi người hoạn nạn, nâng đỡ đời sống đức tin cho các tín hữu, chia sẻ cuộc sống nghèo và tìm cách giúp đỡ họ theo khả năng của mình.
3.2. Giai đoạn canh tân từ năm 1985
Với sự phát triển của đất nước, con người và xã hội cũng có nhiều biến đổi, các Hội Dòng cũng cố gắng tìm những hướng đi mới trong việc truyền giáo, để có thể đáp lại những thao thức của Giáo Hội nói chung và cách riêng trong từng Giáo Phận. Đặc biệt, từ khi chị em Mến Thánh Giá có chung một Hiến Chương, việc dấn thân tông đồ của chị em được định hướng rõ rệt qua các lãnh vực:
Giáo dục đức tin: Gắn bó với Giáo Hội địa phương trong công cuộc loan báo Tin Mừng, chị em dấn thân trong các sinh hoạt mục vụ tại các giáo xứ: dạy giáo lý thiếu nhi các cấp, giáo lý dự tòng và hôn nhân, hướng dẫn giáo lý viên, trao Mình Thánh Chúa, thăm viếng kẻ liệt, phục vụ phòng thánh, phụ trách ca đoàn, ban lễ sinh, các hội đoàn...
Giáo dục văn hóa: Song song với việc giáo dục đức tin là việc giáo dục văn hoá. Đó cũng là nhiệm vụ tông đồ cụ thể Đấng Sáng Lập đã đề ra. Ý thức tầm quan trọng ấy, chị em dấn thân nhiều hơn trong lãnh vực này qua việc cộng tác giảng dạy tại các trường trung học, tiểu học, các lớp tình thương, phổ cập, xoá mù chữ, trường mầm non và các nhóm trẻ gia đình tại các nhiệm sở, cơ sở, nơi chị em công tác mục vụ giáo xứ. Trong việc dạy văn hóa cho các cháu mầm non, ngoài việc giúp các cháu về mặt nhân bản, chị em cũng giới thiệu Chúa cho các cháu cũng như các phụ huynh qua sự tận tâm dạy dỗ, phục vụ đơn sơ, khiêm tốn của người nữ tu Mến Thánh Giá nhằm phản chiếu các giá trị Tin Mừng. Bên cạnh đó, chị em còn tìm cách giúp đỡ những em thuộc gia đình nghèo hoặc có hoàn cảnh đáng thương.
Công tác xã hội và y tế: Chị em góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng bào với cả tấm lòng yêu mến qua những công việc cụ thể: giúp những học sinh nghèo có điều kiện đến trường; thăm viếng, trao quà cho người già neo đơn; giúp những gia đình nghèo vùng sâu vùng xa, không phân biệt lương giáo; bảo vệ sự sống: giúp những thiếu nữ lỡ lầm, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, chôn cất thai nhi.
Các Hội Dòng cũng đã mở rộng lãnh vực công tác xã hội chuyên biệt: chăm sóc, nuôi dạy trẻ em khiếm thị, khiếm thính; tham gia hoạt động xã hội tại các mái ấm, trường khuyết tật; phục vụ các bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân AIDS tại trung tâm cai nghiện và các bệnh nhân tại các bệnh viện.
Hoạt động truyền giáo: Theo tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hãy đi ra đến vùng ngoại biên”, người nữ tu Mến Thánh Giá được mời gọi luôn mang trong mình niềm say mến Chúa Giêsu và đầy nhiệt huyết truyền giáo, đặc biệt truyền giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chị em hiện diện tại các giáo điểm vùng cao với châm ngôn 3 cùng: cùng làm, cùng ăn và cùng sống với người dân.
Ngoài ra còn có những công việc phục vụ mới trong hoàn cảnh thực tế hiện nay như: mục vụ di dân, thăm viếng tù nhân...
Những sinh hoạt đa dạng của nữ tu Mến Thánh Giá nhằm phục vụ hạnh phúc cho con người, giúp phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Người nữ tu Mến Thánh Giá luôn có một ý hướng, một ước nguyện xây dựng hạnh phúc vĩnh cửu cho những người mình tận tình phục vụ, để tình yêu của Đấng Chịu-Đóng-Đinh được chuyển trao đến những con tim đang khao khát chân lý và yêu thương. Vì thế, các hoạt động phải được thực hiện với tâm tình cầu nguyện và tinh thần trung gian, để trở thành lời chuyển cầu trong cuộc sống, nối dài lời chuyển cầu trong nguyện đường.
Nhìn chung, các Hội Dòng Mến Thánh Giá đều cố gắng góp phần nhỏ bé của mình trong việc thi hành sứ mạng tông đồ là mục vụ và truyền giáo, để làm cho Giáo Hội mỗi ngày thêm phong phú và mạnh mẽ hơn. Trong âm thầm và khiêm tốn, chị em hiện diện và phục vụ hầu hết ở các Giáo Phận trong nước và một số cộng đoàn ở hải ngoại, từ thành thị đến thôn quê, nơi cao nguyên rừng sâu đến miền quê hẻo lánh để loan báo Tin Mừng. Hiện nay có 30 Hội Dòng Mến Thánh Giá đang phục vụ trong nhiều quốc gia và đây cũng là nguồn năng lực cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.
Qua mọi thời, dù dấn thân bên ngoài hay âm thầm phục vụ trong cộng đoàn, người nữ tu Mến Thánh Giá ý thức sống cách tích cực và thể hiện đặc tính của Dòng là chiêm niệm trong hoạt động, sống sứ mạng thừa sai, gắn bó với Giáo Hội địa phương, đồng thời phát huy những đức tính của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, trung hậu, quả cảm, quên mình trong cuộc đời hiến dâng, để sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và phục vụ hạnh phúc của mọi người[37]. Hành trang chị em mang là tình yêu say mến đối với Chúa Giêsu-Kitô Chịu- Đóng-Đinh, sự khao khát cho phần rỗi các linh hồn và lòng thương cảm sâu xa đối với tha nhân.
Sử gia Francoise Fauconet-Buzelin khẳng định: “Chính chị em Mến Thánh Giá cứu vãn lý tưởng truyền giáo của Đức Cha Lambert và bảo đảm sự trường tồn cho lý tưởng ấy; và trải qua thăng trầm lịch sử, Dòng Mến Thánh Giá vẫn bảo toàn được căn tính thừa sai đặc sắc của mình, nếu không luôn luôn đúng trong thực hành, thì ít nhất luôn đúng trong tinh thần”[38].
Trước nhu cầu cấp bách của việc truyền giáo trong bối cảnh văn hóa xã hội ngày nay, thời đại 4.0 với những phát minh vĩ đại và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chị em Mến Thánh Giá không ngừng nỗ lực để phục vụ cách hiệu quả và đáp ứng những nhu cầu của thời đại. Ước mong mầu nhiệm Thánh Giá đã thấm sâu vào con người Đức Cha Lambert, Đấng Sáng Lập Dòng thế nào, thì linh đạo ấy cũng trở nên men làm dậy bột cho đời sống thánh hiến và phục vụ của chị em Mến Thánh Giá hôm nay như vậy. Để qua đời sống cầu nguyện, hy sinh khổ chế và sứ vụ tông đồ của các chị, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cứu độ cho đến tận thế, hầu nhiều người được ơn hoán cải và lương dân được đón nhận Tin Mừng.
Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGMVN Số 116 (tháng 1 & 2 năm 2020)
Xin đọc thêm:
Bài 1: 350 Năm Dòng Mến Thánh Giá: Cuộc đời Đức cha Pierre Lambert De La Motte
Bài 2: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Lịch sử Dòng Mến Thánh Giá thời kỳ đầu (1670 – 1700)
Bài 3: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Lịch sử thời kỳ tử đạo (thế kỷ XVIII - XIX)
Bài 4: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Công cuộc canh tân Dòng Mến Thánh Giá thế kỷ XX
Bài 5: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Ba mươi Hội Dòng Mến Thánh Giá
Bài 6: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Linh đạo của Đấng Sáng Lập
___________
Chúa Kitô là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Người chuyển cầu không chỉ bằng lời kinh cầu nguyện cho mỗi người và mọi người, mà bằng cả cuộc đời phục vụ, với đỉnh cao là hành động hiến dâng mạng sống trên Thánh Giá làm giá chuộc cho muôn người. Đức Cha Lambert muốn các nữ tu Mến Thánh Giá phải nhận thức rõ ân huệ đặc biệt Chúa Kitô ban cho họ là được thông dự vào vai trò trung gian và tiếp nối cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người để chuyển cầu cho phần rỗi và hạnh phúc của anh chị em đồng loại.
Theo ý hướng của Đấng Sáng Lập, “tinh thần trung gian” mà các nữ tu Mến Thánh Giá nhận được từ Chúa Kitô phải được thể hiện trong hai sứ vụ quan trọng là tiếp nối nơi bản thân mình cuộc đời lữ thứ hy sinh của Chúa, và chuyển cầu cho lương dân cùng các Kitô hữu bất hảo được ơn hoán cải[1].
I. SỨ MẠNG DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
1. Tiếp nối nơi bản thân mình cuộc đời lữ thứ hy sinh của Chúa Kitô
Người nữ tu Mến Thánh Giá được Chúa Kitô tuyển chọn và ban đầy tinh thần của Người là tinh thần trung gian, để tiếp nối cuộc đời lữ thứ hy sinh của Người cho đến tận thế, vì thân xác Chúa đã phục sinh vinh hiển nên không còn trực tiếp cảm nhận đau đớn và đau khổ nữa.
Sứ vụ “tiếp nối” này làm cho các nữ tu Mến Thánh Giá hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu Kitô, vì đã dâng mình trọn vẹn cho Người, qua việc tuyên khấn và sống ba lời khuyên Phúc Âm, sống thành cộng đoàn, và “thực hành mọi việc thay cho Chúa Kitô”[2]. Đây là hành vi đáp trả đầy yêu thương của người được Thiên Chúa tuyển chọn cách đặc biệt.
Theo Đức Cha Lambert, người nữ tu Mến Thánh Giá đồng hóa mình với Đức Kitô để tiếp nối sứ mạng cứu rỗi của Người, để “Thiên Chúa, Cha của Người khi nhìn vào thân xác và cánh tay Người mượn, thì chỉ thấy trực diện các đau đớn của Con mình; sự kiện Chúa Cha hằng hữu ưng nhận như thế, phải là quy tắc hướng dẫn tôi về cách ứng xử đối với trường hợp đó và dạy tôi phải giữ tâm thế hoàn toàn thụ động cả bề trong lẫn bề ngoài”[3], nghĩa là chết đi với chính mình, để sống cho Đức Kitô.
Việc chết đi đối với chính mình là cần thiết cho Chúa Giêsu tiếp tục trong chúng ta sứ mạng cứu độ của Người. Đức Cha Lambert thường nói: Đời sống người tông đồ là một cuộc chết đi liên lỉ, “chết đi đối với chính mình và đối với thế gian”[4], nghĩa là đối với “các giác quan, bản tính tự nhiên và lý trí người đời, [để] sống bằng giáo huấn, gương sáng và sự sống của Đức Kitô”[5].
Như thế, căn tính của người tông đồ Mến Thánh Giá là hoàn toàn chết đi cho mình và sống trọn vẹn cho Thiên Chúa, nhất là để Chúa Giêsu sử dụng cuộc đời của họ để tiếp nối hy lễ Thập Giá của Người, nhằm sinh ơn cứu độ cho con người. Nói cách khác, căn tính này hệ tại việc họ làm cho tình yêu của Đức Giêsu-Kitô Chịu-Đóng- Đinh phản chiếu cách trung thực trong tư tưởng, lời nói và việc làm của mình. Đức Cha Lambert diễn tả thực tại ấy như sau: “khi đã tuyên khấn ba lời khấn của đời sống trọn lành là nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời nội tâm, con người mất hết chỗ dựa, trở thành một người hành khất đích thực do bậc sống”[6].
Để có thể “tiếp nối” và “làm thay” cho Chúa Kitô, người nữ tu Mến Thánh Giá phải ý thức và xác tín như Đức Cha Lambert: Tôi “trao gởi và cống hiến thân xác tôi cho Đức Giêsu Kitô để Người dùng mà thực hành những việc đền tội hãm mình và Người có thể tiếp nối sự hy sinh lao nhọc hằng ngày trong một thân xác có khả năng chịu đau khổ do Người mượn lấy và tuyển chọn cho mục đích đó”[7]. Mặt khác, chị em phải ý thức mình là họa ảnh của Đức Kitô, để hằng ngày chiêm ngắm mầu nhiệm tự hủy, vâng phục, nghèo khó của Người, và để cho Chúa Cứu Thế không những chiếm lấy các năng khiếu tâm linh của linh hồn, mà còn trở thành chủ nhân của thân xác mình, để tiếp nối cuộc đời lữ thứ và đau khổ nhờ những hy sinh lao nhọc mà Người thực hiện theo ý muốn qua những lễ vật được thần hóa đó[8].
Sứ mạng tiếp nối cuộc đời đau khổ của Chúa Giêsu cũng mời gọi chị em Mến Thánh Giá đón nhận niềm vui và đau khổ từ Thiên Chúa với cùng một thái độ yêu thương và tạ ơn, vì Chúa Giêsu là Đấng đáng mến tại núi Sọ cũng như tại núi Tabor. Tuy nhiên, Chúa Giêsu “bày tỏ những dấu chứng lớn lao về tình yêu của Người trên núi Sọ hơn là trên núi Tabor”[9]. Chính vì lý do này, bí mật tuyệt vời của ơn gọi Mến Thánh Giá hệ tại ở việc “yêu mến Chúa Giêsu Kitô trong những lúc tối tăm, những thập giá, những hy sinh của chúng ta và trong mức độ Người cho chúng ta uống chén đắng của Người, cũng như khi Người lấp đầy chúng ta bằng những ân tình dịu dàng”[10]. Thật vậy, trong đau khổ tột cùng mà tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa và anh chị em vẫn không suy giảm chứng tỏ rằng tình yêu chúng ta mạnh hơn sự chết.
2. Sứ mạng chuyển cầu
Người nữ tu Mến Thánh Giá thực thi sứ mạng chuyển cầu nơi nguyện đường và trong cuộc sống qua năm nhiệm vụ được Đức Cha Pierre Lambert ấn định trong Luật Tiên Khởi: nhiệm vụ thứ nhất là chuyển cầu trong nguyện đường, bốn nhiệm vụ còn lại là chuyển cầu trong cuộc sống.
2.1 Chuyển cầu nơi nguyện đường
Việc chuyển cầu nơi nguyện đường được thể hiện qua nhiệm vụ thứ nhất: “Nhiệm vụ đầu tiên của tất cả những người đi theo nếp sống này là phải liên lỉ kết hợp nước mắt, việc suy gẫm cầu nguyện và hãm mình đền tội với công nghiệp của Đức Kitô, để cầu xin Thiên Chúa ban ơn ăn năn trở lại cho lương dân trong ba miền truyền giáo thuộc quyền các vị đại diện Tông Tòa, cách riêng ở Đàng Ngoài”[11].
Qua nhiệm vụ này, Đấng Sáng Lập cho thấy: đời sống chiêm niệm và khổ chế chiếm vị trí ưu tiên và phải đi trước mọi hoạt động truyền giáo của chị em Mến Thánh Giá. Ngài khuyên nhủ: “Trước khi gieo vãi hạt giống Phúc Âm, hãy dùng lời cầu nguyện làm cho mưa móc sa xuống trên cánh đồng”[12]. Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa mà người tông đồ có thể hành động với một tinh thần thực sự tự do. Sự tự do này là để cho tinh thần của người tông đồ liên lỉ thâm nhập vào tinh thần của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa không ngừng linh hoạt tinh thần và bao bọc chúng ta, đến nỗi chúng ta không còn tự sức mình hoạt động, nhưng Thiên Chúa hoàn toàn ngự trị trong chúng ta.
Đức Cha Lambert nhấn mạnh: “Để sở hữu, bảo tồn và gia tăng tối ưu bí quyết sống và chết trong Đức Kitô, người kế vị các tông đồ hoặc môn đệ Chúa, dường như cần phải quyết tâm sống đời đền tội toàn diện; phải thực hành khổ chế không chỉ trong sự ăn uống và những việc hãm mình bề ngoài, mà nhất là trong các hành động của con người, nghĩa là trong phạm vi đời sống thể lý và những sinh hoạt của lý trí”[13].
Như thế, cầu nguyện và khổ chế rất cần thiết cho đời sống tông đồ của người nữ tu Mến Thánh Giá. Theo Đức Cha Lambert, chỉ mình Thiên Chúa mới có khả năng hoán cải các tâm hồn, và việc kết hợp hy sinh với cầu nguyện là điều cơ bản khi thi hành sứ vụ tông đồ. Thật vậy, “Thiên Chúa thường gắn liền sự ăn năn trở lại của nhiều người với những hy sinh hãm mình, kinh nguyện và đức bác ái phi thường của các thừa tác viên”[14].
Theo ý hướng của Đấng Sáng Lập, hằng ngày chị em Mến Thánh Giá dâng những hy sinh và lời cầu nguyện để cầu xin Thiên Chúa cho lương dân được ơn biết Chúa, cho các tín hữu sống xa lìa Chúa được ơn hoán cải, cho các nhu cầu của Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương.
2.2. Chuyển cầu trong cuộc sống
Việc chuyển cầu trong nguyện đường phải dẫn tới việc chuyển cầu trong cuộc sống, bằng sự dấn thân phục vụ tha nhân, mà đối tượng ưu tiên là giới nữ và giới trẻ, trong các lãnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý và đức tin.
Công việc bác ái của các nữ tu Mến Thánh Giá được thể hiện qua các nhiệm vụ:
- “Dạy các thiếu nữ, giáo cũng như lương, những điều nữ giới cần biết. Nếu vì tình huống hiện nay xảy đến cho đạo Thánh không thể làm được, chị em hãy nhớ rằng khi hoàn cảnh cho phép, thì đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình”[15]. Sứ vụ này hoàn toàn mang tính cách mạng trong bối cảnh văn hóa Việt Nam của thế kỷ XVII. Qua đó ta cũng thấy Đức Cha Lambert có một cảm thức sâu xa về phẩm giá con người. Ngài ý thức rằng không thể có tiến bộ xã hội hoặc đơn giản không thể có sự phát triển nhân bản, nếu không có một mức tối thiểu kiến thức và giáo dục. Ngài cũng biết rằng các bà mẹ không thể giáo dục con cái cách đúng đắn, nếu họ bị trói chặt trong sự ngu dốt là nguồn gốc của sự cùng khổ và tình trạng nô lệ. Ngài quan tâm thăng tiến nữ giới, không phân biệt lương giáo, vì được học là một quyền cơ bản của con người, của nhiều người và mọi người. Hành động đầu tiên của công cuộc truyền giáo phải là hành động biểu lộ cụ thể sự quan tâm và tình thương của Thiên Chúa dành cho mọi người, bất luận thuộc phái tính hay địa vị nào[16].
- “Săn sóc những phụ nữ, thiếu nữ đau ốm bệnh tật cả giáo lẫn lương. Nhờ cơ hội đó khuyên bảo họ lo phần rỗi và trở lại với Chúa”[17]. Mối bận tâm tông đồ đối với Đức Cha Lambert là tìm cách đem người ta về với Chúa. Khi bệnh tật làm cho con người lo âu trước viễn ảnh cái chết, thì họ dễ dàng đón nhận sứ điệp cứu độ và niềm hy vọng hướng về đời sống vĩnh cửu. Đó cũng chính là lúc nảy sinh nhu cầu khẩn thiết phải hoán cải[18].
- “Rửa tội nơi giếng Thánh cho những trẻ nhỏ lâm cơn nguy tử”[19]. Một công tác tông đồ mang tính cổ điển nhưng được thúc đẩy bởi thao thức truyền giáo.
- “ Dùng mọi cách kêu gọi những người phụ nữ và thiếu nữ trụy lạc”[20] trở về đời sống lương thiện.
Từ những nhiệm vụ mà Đấng Sáng Lập đã đề ra cho Dòng Nữ Mến Thánh Giá trong Luật Tiên Khởi và trong Bức Tâm Thư, ta thấy Đức Cha Lambert có một tầm nhìn toàn diện. Thật vậy, bản luật tuy ngắn gọn, nhưng súc tích, phản ánh được tinh hoa của các linh đạo mà Đức Cha Pierre Lambert từng hấp thụ, vừa thích nghi với môi trường xã hội Việt Nam, vừa mang tính “cách mạng” so với não trạng chung thời đó. Tác giả Fauconnet-Buzelin nhận định rằng: “Trong những mục đích mà ngài ấn định cho Tu Hội đầu tiên của các nữ tu bản xứ Châu Á, Đức Cha Lambert đã áp dụng các trực giác thiêng liêng cấp tiến nhất của thời đại ngài, và đi xa hơn nữa, bằng cách liên kết làm một, không tách rời ra được: đời sống chiêm niệm, ơn gọi thừa sai và công tác bác ái là ba trục lớn của những phụ nữ Công Giáo cấp tiến thế kỷ XVI và XVII, nhưng thích nghi cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Giáo Hội Việt Nam [...] và đặt chúng dưới ánh sáng của linh đạo Thánh Giá, linh đạo riêng của ngài”[21].
Ngoài ra, các nhiệm vụ cũng cho thấy sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá bao gồm đầy đủ các hoạt động chính yếu của một đời dâng hiến, cả trong tương quan chiều dọc với Thiên Chúa, và cả trong tương quan chiều ngang với xã hội và tha nhân. Mọi tu hội đều mang sứ vụ tông đồ nhưng mỗi tu hội thường chọn điểm nhấn ưu tiên của mình, hoặc thiên về chiêm niệm hoặc thiên về hoạt động. Điều đặc biệt nơi Đức Cha Lambert là ngài liên kết làm một đời sống chiêm niệm, ơn gọi thừa sai và công tác bác ái. Ngài đặt chiêm niệm và khổ chế lên hàng đầu. Nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến ơn gọi thừa sai như trong thư gửi cho hai nữ tu Anê và Paula: “Để cầu xin Thiên Chúa cho lương dân và tín hữu tội lỗi được ơn ăn năn trở lại”[22]. Như vậy, trong đối tượng của truyền giáo, lương dân là ưu tiên nhưng cũng không quên các tín hữu tội lỗi.
Ngày nay, khi nhìn lại sứ mạng của nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, nhất là về bốn hoạt động bên ngoài mà đối tượng chủ yếu là phụ nữ, chúng ta sẽ cho rằng đó cũng là lẽ thường tình. Nhưng nếu đặt vào bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVII, trong đó vai trò của phụ nữ rất mờ nhạt, có chăng là “tam tòng, tứ đức” trong nếp nhà, thân phận phụ nữ thấp kém như kiểu “thập nữ viết vô”, không được học hành, trong một cơ cấu xã hội do nam giới thống trị, chúng ta mới thấy tầm nhìn cách mạng của Đức Cha Lambert về vai trò của phụ nữ, cụ thể ở đây là vai trò của các nữ tu Mến Thánh Giá. Các chị được giao những nhiệm vụ xã hội như dạy dỗ các thiếu nữ, săn sóc phụ nữ ốm đau, cải hóa phụ nữ trụy lạc. Đó là các đối tượng mà ngài muốn con cái mình ưu tiên phục vụ. Tính chất cách mạng trong tầm nhìn của Đức Cha Lambert còn được thể hiện qua lòng khoan dung bao quát, không phân biệt, “lương cũng như giáo”. Khi đọc lại những trực giác và chủ trương này của Đức Cha Lambert, nhất là về việc giao cho nữ tu trách nhiệm giáo dục phụ nữ, tác giả Fauconnet-Buzelin đã ít nhất hai lần nhận định: “Đó là một biện pháp hoàn toàn cách mạng trong bối cảnh văn hóa của Việt Nam thế kỷ XVII. [...] Vào thế kỷ XVII, ở Pháp, ý tưởng này đã trở nên bình dân nhờ linh mục Vincent de Paul; nhưng trong bối cảnh xã hội Châu Á, đó quả là một cuộc cách mạng đích thực”[23]. Chúng ta có thể gọi Đức Cha Pierre Lambert là vị tiên phong đề cao nữ quyền và giải phóng phụ nữ ở Việt Nam, trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội.
Sứ mạng Dòng Mến Thánh Giá được đặt trong mối tương quan với đặc sủng sống sứ vụ tông đồ thừa sai rất phù hợp với tinh thần của Công Đồng Vatican II: “Nhà truyền giáo là con người cầu nguyện, hy sinh, mang trong mình cuộc tử nạn của Chúa, tận hiến chính bản thân, gia tăng tình yêu Thiên Chúa và tha nhân bằng việc thi hành nhiệm vụ hằng ngày”[24].
II. NGƯỜI NỮ TU MẾN THÁNH GIÁ SỐNG SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ
Trải qua bao biến cố thăng trầm, chị em Mến Thánh Giá vẫn trung thành bảo toàn ơn gọi và thi hành sứ mạng đặc biệt của Dòng với sự sáng tạo, thích nghi cần thiết, tuỳ hoàn cảnh địa phương và khả năng của mình. Mọi sáng tạo thích ứng đó luôn trung thành với con người và thời đại, Đức Kitô và Phúc Âm của Người, Giáo Hội và sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới, đời sống tu trì và đặc sủng của Dòng. Chúng ta sẽ lược qua những sinh hoạt tông đồ của các nữ tu Mến Thánh Giá từ lúc mới thành lập Dòng cho đến hôm nay.
1. Giai đoạn hậu bán thế kỷ XVII
Có thể nói, ngay từ những ngày đầu khai sinh, Dòng Mến Thánh Giá đã hiện diện trong hoàn cảnh xã hội vô cùng khó khăn, gian nan thử thách. Mặc cho nguy nan bao vây tứ bề, các nữ tu Mến Thánh Giá vẫn hòa nhập vào nhịp sống của Giáo Hội và xã hội bằng sự dấn thân không biết mệt mỏi. Các chị đã không ngừng thi hành sứ mạng truyền giáo theo tinh thần Đấng Sáng Lập trong sự âm thầm và lòng yêu mến Giáo Hội. Hình ảnh các “Bà Mụ Mến Câu Rút” ở Đàng Ngoài và các “Dì Nhà Phước Mến Thánh Giá” ở Đàng Trong đã khá quen thuộc với đa số giáo dân Việt Nam. Hình ảnh quen thuộc nhất có lẽ là từng nhóm hai người Nhà Mụ quẩy gánh thuốc viên, hoặc hai Dì Nhà Phước tay mang tay nải đầy thuốc gia truyền, rảo khắp các nẻo đường bán thuốc chữa bệnh cho người bình dân, như một kế sinh nhai khiêm tốn, và thi hành sứ mạng tông đồ là tìm trẻ nhỏ lâm cơn nguy tử để rửa tội, và khuyên bảo người ta chăm lo phần rỗi linh hồn...
2. Thế kỷ XVIII - XIX
Dù trong hoàn cảnh nào, các chị Mến Thánh Giá vẫn luôn dấn thân phục vụ Tin Mừng. Đặc biệt trong cơn bách hại, các chị cũng đã chịu chung số phận như các tín hữu khác, rất nhiều nữ tu hiến mình chịu chết vì đức tin. Ngoài ra, vai trò và những việc làm khác của các chị không kém phần ý nghĩa khi so với hành động tử vì đạo, vì những việc làm này vừa thể hiện sức mạnh của đức tin, vừa giúp bảo vệ hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội, vừa củng cố và duy trì cộng đoàn các tín hữu. Các Tu Viện trở thành nơi ẩn núp cho các vị thừa sai và linh mục bản xứ. Các nữ tu nhờ y phục thường dân, dễ ra vào nơi lao tù để thăm viếng, tiếp tế lương thực, nhất là đem Mình Thánh Chúa cho các đấng anh hùng tuyên xưng đức tin; liên lạc, trao thư từ cho các thừa sai và linh mục bản xứ đang phải ẩn trốn. Những nơi mà linh mục không thể vào được, thì các chị mạnh dạn đi tới để an ủi kẻ đau khổ, cứu giúp người yếu đuối, nâng dậy các kẻ đã chối đạo. Các chị đã đồng hành cùng các chứng nhân đức tin từ tòa án đến pháp trường. Khi các sắc chỉ cấm đạo của Nhà Vua ban ra, các Tu Viện bị phá huỷ, các chị phân tán về gia đình nhưng vẫn gan dạ vào làng rửa tội cho trẻ em nguy tử. Vì thế, rất nhiều chị em đã bị bắt, bỏ tù, bị đi đày đến cả đổ máu đào vì Chúa và Tin Mừng[25].
Về giáo dục thiếu nữ, chúng ta biết rằng đa phần phụ nữ thời đó đều thất học và trẻ nữ cũng ít được học hành, nên hoạt động “giáo dục thiếu nữ” đã không thể bao hàm hoạt động giáo dục học đường như ngày nay. Nhưng chắc hẳn các nữ tu Mến Thánh Giá cũng đã tham gia dạy đạo, cộng tác với các linh mục và thừa sai, dẫu cho việc làm này có thể gây nguy hại cho các chị. Một thừa sai xác nhận vào năm 1715: “Các nữ tu Mến Thánh Giá, tuy nhút nhát tự nhiên theo giới tính, đã bí mật thực hành công việc của một người dạy giáo lý cho phụ nữ và thiếu nữ Công Giáo. Bão tố sớm đến với các chị. Chỉ riêng trong tỉnh Nghệ An, ba nhà đã bị phá hủy [...]. Một số trong các nữ tỳ nhiệt thành này của Đức Kitô đã bị bắt và chịu những khổ cực kéo dài trong tù đày; những người khác phải về tá túc ở nhà cha mẹ, và những người khác nữa phải đi ăn xin”[26].
Các nữ tu Mến Thánh Giá thời kỳ này đã thực hiện một nếp sống tu trì mẫu mực, theo sát tinh thần và quy định của Luật Tiên Khởi. Ngoài lao động chân tay nhằm bảo đảm cho một cuộc sống thanh đạm và khổ chế, các chị cũng đã tham gia công việc truyền giáo theo khả năng và phương cách riêng của các chị. Đức Cha Néez nhận định: “Các nữ tu Mến Thánh Giá cộng tác vào công cuộc truyền giáo bằng nhiều việc. Những việc làm này tuy nhỏ bé và âm thầm nhưng được đánh giá là giúp ích rất lớn”[27].
Qua những việc dấn thân phục vụ này, các nữ tu Mến Thánh Giá “thường được các tín hữu và cả lương dân yêu mến và quý trọng”[28]. Đức Cha Retord kể lại trong thư gửi cho cha Laurent ở Lyon vào tháng 01/1846: “Họ đi thăm viếng và an ủi những người đau yếu, giúp chúng tôi dạy dỗ các phụ nữ dự tòng.”[29].
Một trong những hoạt động tông đồ của chị em Mến Thánh Giá là rửa tội cho trẻ em nguy tử, nhất là trong những năm đói kém, dịch bệnh[30]. Riêng năm 1812, “các chị rảo khắp nơi và rửa tội cho khoảng 51.000 sinh linh bé bỏng, nay cũng là từng ấy thiên thần nhỏ, ngời sáng vẻ vô tội và niềm hạnh phúc trước Tòa Thiên Chúa”[31]. Theo linh mục Đinh Thực, “từ năm 1835 đến năm 1844, ở Đàng Trong có 23.445 trẻ em đã được rửa tội; trong năm 1854, 13.581 trẻ em đã được rửa tội trong cùng miền truyền giáo này. Chỉ tại Qui Nhơn, mỗi năm các chị Mến Thánh Giá rửa tội trung bình 10.000 trẻ em trong những năm trước năm 1886”[32].
Trong những lúc đồng bào gặp cảnh đói khổ vì thiên tai, các nữ tu hy sinh một phần nhà của mình để đón tiếp các phụ nữ đau yếu và các trẻ mồ côi[33].
Một đóng góp hữu ích của các nữ tu Mến Thánh Giá là công việc dạy dỗ các thiếu nữ. Trong thư ngày 02/06/1830 gửi cho Hội Truyền Bá Đức tin, Đức Cha Taberd cho biết đang có 16 Nhà dòng Mến Thánh Giá, “tất cả các nhà này sẽ đón nhận các người cùng giới để dạy dỗ và đào tạo họ các công việc thích hợp”. Về hiệu quả của công việc này, Đức Cha Taberd viết: “Thật là một lợi ích lớn lao cho các họ đạo khi có các nữ tu, ngay cả cho các họ đạo lân cận. Chỉ những người ở rất xa mới không được hưởng lợi. Phương cách duy nhất để làm cho các trường này nên hữu ích cho cả miền truyền giáo là cung cấp một số trợ giúp cho các nữ tu, qua đó, các chị có thể ở trong tình trạng đón nhận miễn phí một vài người của mỗi họ đạo. Những người trẻ này, sau khi về lại nhà mình, sẽ trở thành những người mẹ tốt của gia đình, và qua gương sáng cũng như qua những lời dạy dỗ của họ, sẽ là gương mẫu và sự nâng đỡ cho bạn hữu”[34].
Như vậy, sự hiện diện của các nữ tu Mến Thánh Giá trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, được đánh giá là “rất quý báu, nhất là trong những cuộc bách hại”[35]. Dù có khó khăn ra sao, trong khi làm những việc tông đồ, các nữ tu Mến Thánh Giá chú tâm phục vụ ưu tiên cho giới nữ, đây chính là điều mà Đức Cha Lambert thao thức và đặt kỳ vọng vào những nữ tu Mến Thánh Giá. Trong Luật Tiên Khởi ngài viết cho những người con tinh thần của ngài: “Dạy những thiếu nữ, giáo cũng như lương, những điều nữ giới cần biết. Nếu vì tình huống hiện nay xảy đến cho đạo thánh không thể làm được, chị em hãy nhớ rằng khi hoàn cảnh cho phép, thì đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình”[36]. Đó là một trong những nhiệm vụ chính của nữ tu Mến Thánh Giá. Tình yêu của Đấng Sáng Lập đã thâm nhập sâu xa vào đời sống của người Việt, ngài hiểu thế nào là vị thế của người nữ trong văn hóa Việt, ngài hiểu đâu là những thiệt thòi mà nữ giới phải chịu, và đâu là tầm quan trọng nếu người nữ trong gia đình có được sự giáo dục tốt.
Suốt một quá trình dài, tinh thần tu trì và đời sống phục vụ của các nữ tu Mến Thánh Giá đã được xây nên bằng máu, nước mắt và đức hạnh. Các chị là những người thuộc về những thế kỷ trước, nhưng nền móng của các chị dựng nên vẫn còn vững bền cho đến hôm nay và mai sau.
3. Thế kỷ XX đến nay: Thời kỳ phục hưng và phát triển
Trong hoàn cảnh còn khó khăn của những năm sau thời kỳ kháng chiến, chị em Mến Thánh Giá vẫn duy trì truyền thống của các vị tiền bối trong ý hướng của Đấng Sáng Lập và còn làm cho tinh thần ấy thêm ngời sáng, cụ thể hơn trong đời sống cầu nguyện và trong những hoạt động mục vụ của mình. Khi tình thế ổn định hơn, các Hội Dòng tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng của mình, đã tìm ra những đường hướng mới nhằm phục vụ cho đời sống đức tin của giáo dân, nhất là trong công cuộc truyền giáo cho lương dân và tham gia nhiều hơn trong công tác tông đồ xã hội. Cũng với sứ mạng của mình, chị em luôn sẵn sàng cộng tác chặt chẽ với Hàng Giáo Sĩ địa phương trong các lãnh vực, với ước mong cho mọi người được ơn cứu độ.
Trong bầu khí canh tân, trở về nguồn sau Công Đồng Vatican II, chị em ý thức hơn về đặc sủng Mến Thánh Giá của mình trong việc loan báo Tin Mừng. Như các môn đệ được Chúa sai đi, chị em cũng thực hiện những cuộc thăm viếng bằng cách len lỏi vào các khu xóm lao động, nơi mà sự nghèo đói, túng quẫn, đau đớn thể xác lẫn tinh thần luôn chồng chất lên cuộc sống con người.
3.1. Giai đoạn từ năm 1975 - 1985
Sau biến cố năm 1975, nhiều cơ sở, trường học của các Tu Viện bị đóng cửa, các hoạt động tông đồ cũng bị hạn chế rất nhiều. Đây là giai đoạn Chúa mời gọi chị em sống sứ mạng truyền giáo theo tinh thần Mến Thánh Giá cách sâu đậm hơn bằng đời sống cầu nguyện, hy sinh âm thầm, bằng sự hiện diện chứng nhân giữa cộng đoàn dân Chúa nơi môi trường sống và phục vụ của mình. Các chị len lỏi vào các vùng xa xôi hẻo lánh, thiếu linh mục để dạy giáo lý, an ủi người hoạn nạn, nâng đỡ đời sống đức tin cho các tín hữu, chia sẻ cuộc sống nghèo và tìm cách giúp đỡ họ theo khả năng của mình.
3.2. Giai đoạn canh tân từ năm 1985
Với sự phát triển của đất nước, con người và xã hội cũng có nhiều biến đổi, các Hội Dòng cũng cố gắng tìm những hướng đi mới trong việc truyền giáo, để có thể đáp lại những thao thức của Giáo Hội nói chung và cách riêng trong từng Giáo Phận. Đặc biệt, từ khi chị em Mến Thánh Giá có chung một Hiến Chương, việc dấn thân tông đồ của chị em được định hướng rõ rệt qua các lãnh vực:
Giáo dục đức tin: Gắn bó với Giáo Hội địa phương trong công cuộc loan báo Tin Mừng, chị em dấn thân trong các sinh hoạt mục vụ tại các giáo xứ: dạy giáo lý thiếu nhi các cấp, giáo lý dự tòng và hôn nhân, hướng dẫn giáo lý viên, trao Mình Thánh Chúa, thăm viếng kẻ liệt, phục vụ phòng thánh, phụ trách ca đoàn, ban lễ sinh, các hội đoàn...
Giáo dục văn hóa: Song song với việc giáo dục đức tin là việc giáo dục văn hoá. Đó cũng là nhiệm vụ tông đồ cụ thể Đấng Sáng Lập đã đề ra. Ý thức tầm quan trọng ấy, chị em dấn thân nhiều hơn trong lãnh vực này qua việc cộng tác giảng dạy tại các trường trung học, tiểu học, các lớp tình thương, phổ cập, xoá mù chữ, trường mầm non và các nhóm trẻ gia đình tại các nhiệm sở, cơ sở, nơi chị em công tác mục vụ giáo xứ. Trong việc dạy văn hóa cho các cháu mầm non, ngoài việc giúp các cháu về mặt nhân bản, chị em cũng giới thiệu Chúa cho các cháu cũng như các phụ huynh qua sự tận tâm dạy dỗ, phục vụ đơn sơ, khiêm tốn của người nữ tu Mến Thánh Giá nhằm phản chiếu các giá trị Tin Mừng. Bên cạnh đó, chị em còn tìm cách giúp đỡ những em thuộc gia đình nghèo hoặc có hoàn cảnh đáng thương.
Công tác xã hội và y tế: Chị em góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng bào với cả tấm lòng yêu mến qua những công việc cụ thể: giúp những học sinh nghèo có điều kiện đến trường; thăm viếng, trao quà cho người già neo đơn; giúp những gia đình nghèo vùng sâu vùng xa, không phân biệt lương giáo; bảo vệ sự sống: giúp những thiếu nữ lỡ lầm, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, chôn cất thai nhi.
Các Hội Dòng cũng đã mở rộng lãnh vực công tác xã hội chuyên biệt: chăm sóc, nuôi dạy trẻ em khiếm thị, khiếm thính; tham gia hoạt động xã hội tại các mái ấm, trường khuyết tật; phục vụ các bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân AIDS tại trung tâm cai nghiện và các bệnh nhân tại các bệnh viện.
Hoạt động truyền giáo: Theo tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hãy đi ra đến vùng ngoại biên”, người nữ tu Mến Thánh Giá được mời gọi luôn mang trong mình niềm say mến Chúa Giêsu và đầy nhiệt huyết truyền giáo, đặc biệt truyền giáo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chị em hiện diện tại các giáo điểm vùng cao với châm ngôn 3 cùng: cùng làm, cùng ăn và cùng sống với người dân.
Ngoài ra còn có những công việc phục vụ mới trong hoàn cảnh thực tế hiện nay như: mục vụ di dân, thăm viếng tù nhân...
Những sinh hoạt đa dạng của nữ tu Mến Thánh Giá nhằm phục vụ hạnh phúc cho con người, giúp phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Người nữ tu Mến Thánh Giá luôn có một ý hướng, một ước nguyện xây dựng hạnh phúc vĩnh cửu cho những người mình tận tình phục vụ, để tình yêu của Đấng Chịu-Đóng-Đinh được chuyển trao đến những con tim đang khao khát chân lý và yêu thương. Vì thế, các hoạt động phải được thực hiện với tâm tình cầu nguyện và tinh thần trung gian, để trở thành lời chuyển cầu trong cuộc sống, nối dài lời chuyển cầu trong nguyện đường.
Nhìn chung, các Hội Dòng Mến Thánh Giá đều cố gắng góp phần nhỏ bé của mình trong việc thi hành sứ mạng tông đồ là mục vụ và truyền giáo, để làm cho Giáo Hội mỗi ngày thêm phong phú và mạnh mẽ hơn. Trong âm thầm và khiêm tốn, chị em hiện diện và phục vụ hầu hết ở các Giáo Phận trong nước và một số cộng đoàn ở hải ngoại, từ thành thị đến thôn quê, nơi cao nguyên rừng sâu đến miền quê hẻo lánh để loan báo Tin Mừng. Hiện nay có 30 Hội Dòng Mến Thánh Giá đang phục vụ trong nhiều quốc gia và đây cũng là nguồn năng lực cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.
Qua mọi thời, dù dấn thân bên ngoài hay âm thầm phục vụ trong cộng đoàn, người nữ tu Mến Thánh Giá ý thức sống cách tích cực và thể hiện đặc tính của Dòng là chiêm niệm trong hoạt động, sống sứ mạng thừa sai, gắn bó với Giáo Hội địa phương, đồng thời phát huy những đức tính của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, trung hậu, quả cảm, quên mình trong cuộc đời hiến dâng, để sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc và phục vụ hạnh phúc của mọi người[37]. Hành trang chị em mang là tình yêu say mến đối với Chúa Giêsu-Kitô Chịu- Đóng-Đinh, sự khao khát cho phần rỗi các linh hồn và lòng thương cảm sâu xa đối với tha nhân.
Sử gia Francoise Fauconet-Buzelin khẳng định: “Chính chị em Mến Thánh Giá cứu vãn lý tưởng truyền giáo của Đức Cha Lambert và bảo đảm sự trường tồn cho lý tưởng ấy; và trải qua thăng trầm lịch sử, Dòng Mến Thánh Giá vẫn bảo toàn được căn tính thừa sai đặc sắc của mình, nếu không luôn luôn đúng trong thực hành, thì ít nhất luôn đúng trong tinh thần”[38].
Trước nhu cầu cấp bách của việc truyền giáo trong bối cảnh văn hóa xã hội ngày nay, thời đại 4.0 với những phát minh vĩ đại và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chị em Mến Thánh Giá không ngừng nỗ lực để phục vụ cách hiệu quả và đáp ứng những nhu cầu của thời đại. Ước mong mầu nhiệm Thánh Giá đã thấm sâu vào con người Đức Cha Lambert, Đấng Sáng Lập Dòng thế nào, thì linh đạo ấy cũng trở nên men làm dậy bột cho đời sống thánh hiến và phục vụ của chị em Mến Thánh Giá hôm nay như vậy. Để qua đời sống cầu nguyện, hy sinh khổ chế và sứ vụ tông đồ của các chị, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục cứu độ cho đến tận thế, hầu nhiều người được ơn hoán cải và lương dân được đón nhận Tin Mừng.
Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGMVN Số 116 (tháng 1 & 2 năm 2020)
Xin đọc thêm:
Bài 1: 350 Năm Dòng Mến Thánh Giá: Cuộc đời Đức cha Pierre Lambert De La Motte
Bài 2: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Lịch sử Dòng Mến Thánh Giá thời kỳ đầu (1670 – 1700)
Bài 3: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Lịch sử thời kỳ tử đạo (thế kỷ XVIII - XIX)
Bài 4: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Công cuộc canh tân Dòng Mến Thánh Giá thế kỷ XX
Bài 5: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Ba mươi Hội Dòng Mến Thánh Giá
Bài 6: 350 năm Dòng Mến Thánh Giá: Linh đạo của Đấng Sáng Lập
___________
[1] X. Nhóm NCLĐMTG, “Bức Tâm Thư”, sđd., 8, tr.41.
[2] Nt., 9, tr.41.
[3] Nhóm NCLĐMTG, “Bài Tự Sự”, sđd., I,11, tr.59.
[4] Nhóm NCLĐMTG, “Suy Nghĩ 2”, sđd., 13, tr.138.
[5] Nhóm NCLĐMTG, “Bức Tâm Thư”, sđd., 10, tr.41.
[6] Nhóm NCLĐMTG, “Nguyện Ngắm 4”, sđd., 1, tr.148-149.
[7] Nhóm NCLĐMTG, “Bài Tự Sự”, sđd., I,4, tr.58.
[8] X. nt., VI,9, tr.68.
[9] Nhóm NCLĐMTG, “Tình Yêu Tinh Tuyền”, sđd., 3, tr.155.
[10] Nt., 4, tr.155.
[11] Nhóm NCLĐMTG, “ Luật Tiên Khởi” sđd., III,1, tr.29.
[12] Nhóm NCLĐMTG, Tiểu Sử - Bút Tích Đức Cha Phêrô-Maria Lambert de la Motte, sđd., số 31, tr.57.
[13] Nhóm NCLĐMTG, “Suy Nghĩ 2”, sđd., 21-22, tr.139.
[14] Nhóm NCLĐMTG, “Trực Giác”, sđd., 1, tr.141.
[15] Nhóm NCLĐMTG, “Luật Tiên Khởi”, sđd., III,2, tr.29.
[16] X. F. F. Buzelin, Quá Trình Hình Thành Dòng Nữ Mến Thánh Giá, phần I, số 20.
[17] Nhóm NCLĐMTG, “Luật Tiên Khởi”, sđd., III,3, tr.29.
[18] X. F. F. Buzelin, Quá Trình Hình Thành Dòng Nữ Mến Thánh Giá, sđd., số 20, số 21.
[19] Nhóm NCLĐMTG, “Luật Tiên Khởi”, sđd., III,4, tr.29.
[20] Nt.
[21] F. F. Buzelin, Người Cha Bị Lãng Quên..., sđd., tr.430.
[22] Nhóm NCLĐMTG, “Bức Tâm Thư”, sđd., 8, tr.41.
[23] X. F. F. Buzelin, Người Cha Bị Lãng Quên..., sđd., tr.432.
[24] Sắc lệnh Đến Với Muôn Dân - Ad Gentes, số 25.
[25] Đinh Thực, sđd., tr.93.
[26] AMEP, vol. 131, p.571.
[27] Ibib.,vol. 1100, p.412.
[28] Ibib.,vol. 690, p.613.
[29] bib.,vol. 697, pp.830-831.
[30] Cf. Nouvelles Lettres Édifiantes des Missions de la Chine et des Indes Orientales (NLE), vol. 8, Paris, le Clerc, 1821, pp.319-320.
[31] Abbé Migne, sđd., col. 94-95.
[32] Đinh Thực, sđd., tr.91.
[33] Cf. NLE, vol. 8, p.289.
[34] APF, vol. 5, 1831, p.396.
[35] L'Ami de la religion, journal ecclésiastique, politique et littéraire, tome 127, Paris, Le Clerc, 1845, p.584.
[36] Nhóm NCLĐMTG, “Luật Tiên Khởi”, sđd., III,2, tr.29.
[37] X. Hiến Chương Bảy Hội Dòng Mến Thánh Giá Tổng Giáo Phận TP.HCM, 2000, điều 6,3.
[38] F. F. Buzelin, Quá Trình Hình Thành Dòng Nữ Mến Thánh Giá Trong Tư Tưởng Của Đức Cha Lambert, phần I, số 11.12