
“Hoành hoành nghĩa khí khí quần gian cụ
Lẫm lẫm trung thành vạn cổ sư”
Cha Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm (sách điển ngữ các thánh tr.216) còn có danh xưng khác là Mai Ngũ (theo sổ gốc, ngài mang họ Mai, một dòng tộc lương dân).
Sinh năm 1781, tại giáo họ Bồng Trung – xứ Kẻ Bền – giáo phận Thanh Hóa, thuộc làng Đông Biện – xã Vĩnh Tân – huyện Vĩnh Lộc – tỉnh Thanh Hóa. Theo tục truyền, ngài được sinh ra trong dòng tộc họ Mai, một gia đình lương dân. Do hoàn cảnh khó khăn gia đình này đã cho đi làm con nuôi trong gia đình công giáo mang họ Đỗ và được rửa tội với tên thánh Giacôbê. Vì thế trong Đỗ tộc gia phả được tìm thấy năm 1940, ngài lại được ghi danh trong dòng tộc họ Đỗ. Nhiều người gọi ngài là Giacôbê Đỗ Mai Năm.
Cậu Ngũ vào nhà Đức Chúa Trời từ nhỏ, sau đó học tiếng Latinh ở chủng viện Vĩnh Trị, khi thành thầy giảng thì ở lại giúp chủng viện luôn. Và sau đó Bề trên gửi thầy đi học Triết học và Thần học để làm linh mục.
Năm 1813, ở tuổi 32, thầy Giacôbê Đỗ Mai Năm được chịu chức linh mục và đi làm mục vụ ở một số giáo xứ. Nhận thấy cha Giacôbê là một người thánh thiện, đạo hạnh, phù hợp với công tác đào tạo, Bề trên đã đưa cha về giúp chủng viện Vĩnh Trị khoảng năm 1830.
Thời Minh Mạng (1820-1840), một ông vua khét tiếng là gét đạo, nhiều sử gia đã đặt cho ông là "Nêrô của Việt Nam". Đã liên tiếp ra 7 sắc chỉ cấm đạo. Trong thời kỳ này, các cơ sở tôn giáo bị tàn phá, chủng viện Vĩnh Trị, nơi cha Giacôbê cũng bị đóng cửa, các chủng sinh và cha giáo phải lẩn trốn khắp nơi. Cha Năm ở nhà ông Trùm Tôn, họ Kẻ Nguồi ba năm, rồi nhà ông Trùm Đích làng Vĩnh Trị.
Trong thời gian ẩn trú như thế, cha Năm đã sống hòa mình vui vẻ với mọi người. Cha hay kể truyện cho trẻ em nghe, cùng với các chủng sinh giúp nhổ cỏ ruộng cho chủ nhà, cha làm các việc nhỏ mọn chẳng phiền hà bao giờ. Đặc biệt, cha yêu thương săn sóc những người nghèo. Tất cả những gì có được do giáo dân biếu, cha thường dành dụm cho người khó.
Thời gian này, quan quân lùng xục khắp nơi, dù ở ẩn như một người dân, cha vẫn bị phát hiện. Khi quân lính bao vây làng Vĩnh Trị, cha Năm thắt lưng, xăn quần định trà trộn vào đám dân chúng đi làm cơm cho quan ăn. Nhưng chưa kịp ra khỏi nhà thì quân lính đến. Khi thấy ông cụ trắng trẻo, râu dài, họ chặn hỏi: “Ông là ai”. Cha Năm vui vẻ trả lời: “Tôi là người nhà này”. Ngay lúc ấy có hai người tên là Tỷ và Xuân được quan thuê đi do thám nơi ở của các Đạo Trưởng, trước đã giả xin vào làm việc trong nhà ông Lý Mỹ, liền đến chỉ vào cha và kêu lên: “Đúng Đạo Trưởng ở nhà này đây”. Vẫn giọng điềm tĩnh như mọi khi cha Năm khẳng khái trả lời: “Phải chính tôi đây”. Thế là cha bị bắt.
Cha bị bắt, bị tống giam vào ngục Nam Định cùng với ông Trùm Antôn Đích và người con rể là Micae Nguyễn Huy Mỹ, lý trưởng làng Kẻ Vĩnh.
Quan quân đã dùng nhiều cực hình tra tấn cha và hai cha con ông trùm, bắt bước qua Thánh giá nhưng không thành; quan quyền lại dùng những lời dụ ngọt khuyên lơn bỏ đạo nhưng cha Giacôbê can trường tuyên xưng :
"Tôi là đạo trưởng làm sao dám bỏ đạo hay đạp ảnh tượng tôi tôn kính được. Tôi vốn khuyên dạy giáo hữu phải giữ đạo vững vàng, thà chết không thà bỏ đạo, thì tôi phải giữ lời tôi đã khuyên dạy kẻ khác chứ. Nếu đạo trưởng mà không dám chịu chết vì đạo, thì còn ai chịu chết vì đạo nữa".
Trong biên bản thẩm vấn, dựa vào lời khai của Cha Giacôbê Năm, có đoạn viết : "Không nhà cửa, không vợ con, không anh em, theo đạo Da tô từ tấm bé, sống nay đây mai đó. Đến khi khôn lớn, gặp Tây dương Đạo trưởng là Giám mục Jacques Longer Gia (1752+1831), Giám mục hiệu tòa Gortina, cai quản Giáo phận Tây Đàng Ngoài, giảng đạo ở Vĩnh Trị, y đến nghe giảng, nhập nhiễm giáo lý, nghe quen tiếng Lăng-sa và được Giám mục Giacôbê cấp chứng chỉ đạo trưởng và sai đi giảng đạo tà..."
Lời khai này có mục đích không để tiết lộ quê hương, họ hàng, bổn đạo, để khỏi gây liên lụy nhưng cũng miêu tả đúng cách sống cô đơn, bấp bênh của thầy cả thời cấm cách.
Ngày 11-08-1838, án lệnh tử được vua Minh Mạng châu phê. Ngày 12-08-1838, đoàn quan quân hơn 200 người, dưới quyền quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh nổi tiếng ghét đạo; điều Cha Giacôbê, ông trùm Antôn Đích và lý trưởng Micae Mỹ ra pháp trường Bảy Mẫu. Ông Lý Thi, người con trai ông trùm Đích đã trải chiếc chiếu hoa lớn cho ba vị cùng qùi gối cầu nguyện. Lý hình vung gươm chém, lần lượt từng cái đầu của các chứng nhân anh hùng : cha Gacôbê Đỗ Mai Năm, ông trùm Antôn Nguyễn Đích và lý trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ rơi xuống. Dân lương cũng như giáo ùa vào phá vòng vây để thấm máu các đấng tử đạo.
Cha Giacôbê, hưởng thọ 57 tuổi, 25 năm phục vụ trong sứ vụ Linh mục.
Thi hài ba đấng được ông Lý Thi đưa về làng Vĩnh Trị ngày trong đêm giữa một rừng đèn đuốc sáng ngời do giáo dân ra rước về. Xác cha thánh Đỗ Mai Năm được an táng tại Nhà thờ, đầu của ngài phải bêu ở tỉnh ba ngày theo như bản án, sau mới đặt vào nồi chôn ở đầu quan tài.
Về sau, Giám mục Pierre Retord Liêu (1803+1858) truyền cải táng Cha Đỗ Mai Năm đưa về Chủng viện Hội Thừa Sai Paris. Nhưng vì thời kỳ cấm đạo ngặt không đưa về được. Ông trùm Trứ ở xứ Kẻ Tương gìn giữ cho đến hết giai đoạn cấm đạo. Sau Đức cha truyền rước xác cha về Nhà Chung Kẻ Sở.
Cha Giacôbê Đỗ Mai Năm được nâng lên bậc Chân Phước ngày 27-05-1900 do Đức thánh cha Lêô XIII và ngày 19-06-1988, Đức thánh cha Gioan Phaolô II tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh tại Giáo đô Roma.
Lễ kính ngài vào ngày 12/08 hàng năm.
Năm 2009, Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh đã ấn định ngày 12/08 hàng năm là ngày hành hương của giáo phận, tại đền thánh kính ngài thuộc giáo họ Bồng Trung, giáo xứ Kẻ Bền, xã Vĩnh Tân – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.
Sinh năm 1781, tại giáo họ Bồng Trung – xứ Kẻ Bền – giáo phận Thanh Hóa, thuộc làng Đông Biện – xã Vĩnh Tân – huyện Vĩnh Lộc – tỉnh Thanh Hóa. Theo tục truyền, ngài được sinh ra trong dòng tộc họ Mai, một gia đình lương dân. Do hoàn cảnh khó khăn gia đình này đã cho đi làm con nuôi trong gia đình công giáo mang họ Đỗ và được rửa tội với tên thánh Giacôbê. Vì thế trong Đỗ tộc gia phả được tìm thấy năm 1940, ngài lại được ghi danh trong dòng tộc họ Đỗ. Nhiều người gọi ngài là Giacôbê Đỗ Mai Năm.
Cậu Ngũ vào nhà Đức Chúa Trời từ nhỏ, sau đó học tiếng Latinh ở chủng viện Vĩnh Trị, khi thành thầy giảng thì ở lại giúp chủng viện luôn. Và sau đó Bề trên gửi thầy đi học Triết học và Thần học để làm linh mục.
Năm 1813, ở tuổi 32, thầy Giacôbê Đỗ Mai Năm được chịu chức linh mục và đi làm mục vụ ở một số giáo xứ. Nhận thấy cha Giacôbê là một người thánh thiện, đạo hạnh, phù hợp với công tác đào tạo, Bề trên đã đưa cha về giúp chủng viện Vĩnh Trị khoảng năm 1830.
Thời Minh Mạng (1820-1840), một ông vua khét tiếng là gét đạo, nhiều sử gia đã đặt cho ông là "Nêrô của Việt Nam". Đã liên tiếp ra 7 sắc chỉ cấm đạo. Trong thời kỳ này, các cơ sở tôn giáo bị tàn phá, chủng viện Vĩnh Trị, nơi cha Giacôbê cũng bị đóng cửa, các chủng sinh và cha giáo phải lẩn trốn khắp nơi. Cha Năm ở nhà ông Trùm Tôn, họ Kẻ Nguồi ba năm, rồi nhà ông Trùm Đích làng Vĩnh Trị.
Trong thời gian ẩn trú như thế, cha Năm đã sống hòa mình vui vẻ với mọi người. Cha hay kể truyện cho trẻ em nghe, cùng với các chủng sinh giúp nhổ cỏ ruộng cho chủ nhà, cha làm các việc nhỏ mọn chẳng phiền hà bao giờ. Đặc biệt, cha yêu thương săn sóc những người nghèo. Tất cả những gì có được do giáo dân biếu, cha thường dành dụm cho người khó.
Thời gian này, quan quân lùng xục khắp nơi, dù ở ẩn như một người dân, cha vẫn bị phát hiện. Khi quân lính bao vây làng Vĩnh Trị, cha Năm thắt lưng, xăn quần định trà trộn vào đám dân chúng đi làm cơm cho quan ăn. Nhưng chưa kịp ra khỏi nhà thì quân lính đến. Khi thấy ông cụ trắng trẻo, râu dài, họ chặn hỏi: “Ông là ai”. Cha Năm vui vẻ trả lời: “Tôi là người nhà này”. Ngay lúc ấy có hai người tên là Tỷ và Xuân được quan thuê đi do thám nơi ở của các Đạo Trưởng, trước đã giả xin vào làm việc trong nhà ông Lý Mỹ, liền đến chỉ vào cha và kêu lên: “Đúng Đạo Trưởng ở nhà này đây”. Vẫn giọng điềm tĩnh như mọi khi cha Năm khẳng khái trả lời: “Phải chính tôi đây”. Thế là cha bị bắt.
Cha bị bắt, bị tống giam vào ngục Nam Định cùng với ông Trùm Antôn Đích và người con rể là Micae Nguyễn Huy Mỹ, lý trưởng làng Kẻ Vĩnh.
Quan quân đã dùng nhiều cực hình tra tấn cha và hai cha con ông trùm, bắt bước qua Thánh giá nhưng không thành; quan quyền lại dùng những lời dụ ngọt khuyên lơn bỏ đạo nhưng cha Giacôbê can trường tuyên xưng :
"Tôi là đạo trưởng làm sao dám bỏ đạo hay đạp ảnh tượng tôi tôn kính được. Tôi vốn khuyên dạy giáo hữu phải giữ đạo vững vàng, thà chết không thà bỏ đạo, thì tôi phải giữ lời tôi đã khuyên dạy kẻ khác chứ. Nếu đạo trưởng mà không dám chịu chết vì đạo, thì còn ai chịu chết vì đạo nữa".
Trong biên bản thẩm vấn, dựa vào lời khai của Cha Giacôbê Năm, có đoạn viết : "Không nhà cửa, không vợ con, không anh em, theo đạo Da tô từ tấm bé, sống nay đây mai đó. Đến khi khôn lớn, gặp Tây dương Đạo trưởng là Giám mục Jacques Longer Gia (1752+1831), Giám mục hiệu tòa Gortina, cai quản Giáo phận Tây Đàng Ngoài, giảng đạo ở Vĩnh Trị, y đến nghe giảng, nhập nhiễm giáo lý, nghe quen tiếng Lăng-sa và được Giám mục Giacôbê cấp chứng chỉ đạo trưởng và sai đi giảng đạo tà..."
Lời khai này có mục đích không để tiết lộ quê hương, họ hàng, bổn đạo, để khỏi gây liên lụy nhưng cũng miêu tả đúng cách sống cô đơn, bấp bênh của thầy cả thời cấm cách.
Ngày 11-08-1838, án lệnh tử được vua Minh Mạng châu phê. Ngày 12-08-1838, đoàn quan quân hơn 200 người, dưới quyền quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh nổi tiếng ghét đạo; điều Cha Giacôbê, ông trùm Antôn Đích và lý trưởng Micae Mỹ ra pháp trường Bảy Mẫu. Ông Lý Thi, người con trai ông trùm Đích đã trải chiếc chiếu hoa lớn cho ba vị cùng qùi gối cầu nguyện. Lý hình vung gươm chém, lần lượt từng cái đầu của các chứng nhân anh hùng : cha Gacôbê Đỗ Mai Năm, ông trùm Antôn Nguyễn Đích và lý trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ rơi xuống. Dân lương cũng như giáo ùa vào phá vòng vây để thấm máu các đấng tử đạo.
Cha Giacôbê, hưởng thọ 57 tuổi, 25 năm phục vụ trong sứ vụ Linh mục.
Thi hài ba đấng được ông Lý Thi đưa về làng Vĩnh Trị ngày trong đêm giữa một rừng đèn đuốc sáng ngời do giáo dân ra rước về. Xác cha thánh Đỗ Mai Năm được an táng tại Nhà thờ, đầu của ngài phải bêu ở tỉnh ba ngày theo như bản án, sau mới đặt vào nồi chôn ở đầu quan tài.
Về sau, Giám mục Pierre Retord Liêu (1803+1858) truyền cải táng Cha Đỗ Mai Năm đưa về Chủng viện Hội Thừa Sai Paris. Nhưng vì thời kỳ cấm đạo ngặt không đưa về được. Ông trùm Trứ ở xứ Kẻ Tương gìn giữ cho đến hết giai đoạn cấm đạo. Sau Đức cha truyền rước xác cha về Nhà Chung Kẻ Sở.
Cha Giacôbê Đỗ Mai Năm được nâng lên bậc Chân Phước ngày 27-05-1900 do Đức thánh cha Lêô XIII và ngày 19-06-1988, Đức thánh cha Gioan Phaolô II tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh tại Giáo đô Roma.
Lễ kính ngài vào ngày 12/08 hàng năm.
Năm 2009, Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh đã ấn định ngày 12/08 hàng năm là ngày hành hương của giáo phận, tại đền thánh kính ngài thuộc giáo họ Bồng Trung, giáo xứ Kẻ Bền, xã Vĩnh Tân – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.