NIỀM TRI ÂN CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Kính thưa cộng đoàn!
Theo liên lịch phụng vụ, vào Chúa nhật XXXIII hằng năm, Giáo hội cho chúng ta mừng kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đây là dịp để mọi kitô hữu nhìn lại giai đoạn thử thách nhưng rất anh hùng của Giáo hội việt nam trong quá khứ. Đặc biệt, để mỗi chúng ta tôn vinh mẫu gương đức tin của các Ngài mà không một mỹ từ nào có thể diễn tả, không một bút họa nào có thể vẽ thành và không một hùng biện nào có thể tán dương cho trọn. Tưởng nhớ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta không đơn thuần ôn lại những trang sử bi hùng, những dòng lịch sử tối sáng trong dòng lịch sử Giáo hội Việt nam, nhưng chúng ta cũng tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho toàn thể Giáo hội những gương anh dũng, những nhân chứng của niềm hy vọng, không phải cho một thời gian đã qua nhưng còn cho đời sống đức tin của chúng ta hôm nay.
Vậy, thưa cộng đoàn! Các Thánh Tử đạo Việt Nam là những ai ? Các ngài là cha ông, là anh chị em, là họ hàng thân thuộc… của chúng ta. Các ngài đã từng sống trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S thân yêu này và từng dấu chân của các ngài đã đặt trên các con đường mà chúng ta đang đi. Nói chung, các ngài cũng là những con người như chúng ta, cùng một phong tục, một văn hóa như chúng ta. Và xét về mặt con người, các ngài cũng có những mặt tình cảm, mặt giới hạn và yếu đuối như chúng ta. Nhưng các ngài đã trung thành với Chúa cho đến cùng, bất chấp mọi gian nan thử thách, bất chấp những sự tra tấn dã man và các ngài đã dùng cái chết thảm thương của mình để nói với tất cả con cháu và toàn thể thế giới rằng: “ chỉ có một Thiên Chúa là Đấng chúng ta tôn thờ, yêu mến. và thà chết chứ chẳng thà bỏ đạo”. Chính niềm tin kiêu hùng oanh liệt của các ngài cùng với bao thăng trầm, với đầu rơi máu đổ, nhuộm thắm trên mảnh đất Việt nam này mà hạt giống Tin mừng mới trổ sinh bông hạt. Bởi đâu mà các ngài được can đảm và mạnh mẽ như thế? Chính là nhờ ơn Chúa. Vậy chúng ta hãy cùng với các ngài tạ ơn Chúa và chúng ta hãy chia vui với các ngài, vì những đau khổ chóng qua của đời này đã hết, số phận đời đời của các ngài đã được định đoạt. Các ngài hưởng nhan thánh Chúa đến muôn thuở muôn đời và không còn lo âu sợ hãi gì nữa.
Kính thưa cộng đoàn! Trong ít phút ngắn ngủi này, chúng ta cùng nhìn lại những giờ phút đau thương nhưng đầy hùng tráng mà các Thánh Tử Đạo Việt nam đã trải qua. Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày lễ tôn phong 117 vị anh hùng tử đạo Việt nam lên hàng hiển thánh, ngài nói: “từ năm 1533 tức là từ khi cuộc rao giảng Tin mừng bắt đầu rao giảng tại vùng Đông Nam Á, Giáo Hội Việt nam trong suốt 3 thế kỷ đã phải chịu những cuộc bách hại liên tiếp nhau. Đã có hàng ngàn Kitô hữu chịu tử đạo và rất nhiều người khác đã chết trong rừng núi, những vùng ma thiêng nước độc, nơi mà họ bị lưu đầy tới…”.
Trong số hàng trăm ngàn người tử đạo. Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 117 vị lên bậc hiển thánh vào ngày 19.06.1988: gồm 8 Giám mục, 50 Linh mục, 16 thầy giảng, 1 chủng sinh và 42 Giáo dân thuộc mọi tầng lớp xã hội (công chức, quân nhân, y sỹ, thương gia, công nhân, nông dân, trùm họ, lý trưởng…).
Các ngài đã phải chịu mọi thứ khổ hình mà người ta có thể nghĩ ra: một chút nhân đạo như bị gông cùm, bị xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói.
Nhẹ nhàng như bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi phơi nắng vv..
Quyết liệt hơn thì bị trảm quyết, tức là chặt đầu. Xử giảo, tức là thắt cổ. Thiêu sinh, tức là đốt cháy khi còn sống.
Vô cùng man rợ và hiểm độc như bị xử lăng trì, tức là chặt tay chân trước khi bị chém đầu. Xử bá đao, tức là lóc 100 miếng thịt trông thân thể…
Quả như lời của Chúa Giêsu đã tiên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người ghen ghét. Nhưng ai bền trí đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ” (Mt 10,12 ). Chính dòng máu anh hùng tử đạo ấy, để lại nhiều bài học cho mỗi Kitô hữu chúng ta.
Bài học về giá trị của niềm tin:
Đức tin là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa nhưng nhiều khi chúng ta không ý thức được giá trị của Đức tin. Phải ở trong những hoàn cảnh bị thử thách con người mới thấy được Đức tin có giá trị to lớn như thế nào.
Phaolô Mợi bị bắt đem ra xử.
Quan nói với anh: “Anh đạp lên Thánh giá đi, tôi sẽ cho anh một nén bạc”.
Phaolô Mợi không trả lời.
Quan nói tiếp: “Vậy thì một nén vàng?”
Dạ bẩm quan chưa đủ.
Vậy anh muốn bao nhiêu?
Bẩm quan lớn, quan lớn muốn cho tôi bước qua Thánh giá thì quan lớn phải cho tôi đủ vàng bạc để tôi mua được một Linh hồn khác!.
Vâng! Làm sao mà có đủ vàng bạc để mua được một linh hồn!. Chúng ta hãy cố gắng sống thế nào để hiện tại chúng ta đang sống không trở thành một quá khứ tủi nhục cho tương lai mà ngược lại phải trở nên bài học đáng tự hào cho hậu thế như các thánh tử đạo của chúng ta.
Bài học về giá trị của lòng trung thành:
Trong một bài diễn văm Hitler đã tuyên bố một câu làm nức lòng các chiến sĩ của ông. Ông nói: “thế giới này sẽ thuộc về những kẻ gan dạ”. Nietszche thì nói: “lao công của các bạn là chiến đấu. Hòa bình của các bạn là chiến thắng”. Victor Hugo: “Đồi Calvaire ở đầu đường và hào quang cũng xuất hiện ở đó”. Thánh Lựu thì nói: “Đạo Chúa đã nhập vào xương vào tủy của tôi, làm sao tôi có thể chối bỏ được”. Còng chính Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Nước trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy”. Như thế, sẽ không có vinh quang cho những ai không chịu chiến đấu. Sẽ không có chiến thắng cho những ai không dám đương đầu với những khó khăn và sẽ không có phần thưởng cho những ai không chịu hy sinh vì nghĩa Nước trời.
Để kết thúc, tôi xin được mượn lời của Thánh Phaolô: “tôi tin chắc rằng, cho dầu là sự chết hay sự sống, hiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loại thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta”. (Rm 8,13 ). Máu của các bậc anh hùng là hạt giống nảy sinh đức tin của mỗi tín hữu chúng ta. Nhờ công đức, gương sáng của các Ngài mà chúng ta có được đức tin như ngày hôm nay.
Xin các bậc Tổ Tiên Anh Hùng tha thứ cho chúng ta về những lầm lỗi bất kính. Xin tiếp tục cầu bầu cùng Chúa phù hộ cho đoàn con cháu biết tiếp nối cha ông sống xứng đáng danh Kitô hữu, xứng danh con Chúa, mạnh mẽ, yêu thương, và một lòng sắt son với đức tin công Giáo, đức tin tông truyền. Chúng con nguyện sống chứng nhân, không hổ danh các bậc tiền bối anh hùng. Khấu đầu trước các bậc Tiền Nhân, cảm mến tri ân, cùng thắp lên những nén hương lòng. Xin các Ngài vui nhận.
Theo liên lịch phụng vụ, vào Chúa nhật XXXIII hằng năm, Giáo hội cho chúng ta mừng kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đây là dịp để mọi kitô hữu nhìn lại giai đoạn thử thách nhưng rất anh hùng của Giáo hội việt nam trong quá khứ. Đặc biệt, để mỗi chúng ta tôn vinh mẫu gương đức tin của các Ngài mà không một mỹ từ nào có thể diễn tả, không một bút họa nào có thể vẽ thành và không một hùng biện nào có thể tán dương cho trọn. Tưởng nhớ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta không đơn thuần ôn lại những trang sử bi hùng, những dòng lịch sử tối sáng trong dòng lịch sử Giáo hội Việt nam, nhưng chúng ta cũng tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho toàn thể Giáo hội những gương anh dũng, những nhân chứng của niềm hy vọng, không phải cho một thời gian đã qua nhưng còn cho đời sống đức tin của chúng ta hôm nay.
Vậy, thưa cộng đoàn! Các Thánh Tử đạo Việt Nam là những ai ? Các ngài là cha ông, là anh chị em, là họ hàng thân thuộc… của chúng ta. Các ngài đã từng sống trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S thân yêu này và từng dấu chân của các ngài đã đặt trên các con đường mà chúng ta đang đi. Nói chung, các ngài cũng là những con người như chúng ta, cùng một phong tục, một văn hóa như chúng ta. Và xét về mặt con người, các ngài cũng có những mặt tình cảm, mặt giới hạn và yếu đuối như chúng ta. Nhưng các ngài đã trung thành với Chúa cho đến cùng, bất chấp mọi gian nan thử thách, bất chấp những sự tra tấn dã man và các ngài đã dùng cái chết thảm thương của mình để nói với tất cả con cháu và toàn thể thế giới rằng: “ chỉ có một Thiên Chúa là Đấng chúng ta tôn thờ, yêu mến. và thà chết chứ chẳng thà bỏ đạo”. Chính niềm tin kiêu hùng oanh liệt của các ngài cùng với bao thăng trầm, với đầu rơi máu đổ, nhuộm thắm trên mảnh đất Việt nam này mà hạt giống Tin mừng mới trổ sinh bông hạt. Bởi đâu mà các ngài được can đảm và mạnh mẽ như thế? Chính là nhờ ơn Chúa. Vậy chúng ta hãy cùng với các ngài tạ ơn Chúa và chúng ta hãy chia vui với các ngài, vì những đau khổ chóng qua của đời này đã hết, số phận đời đời của các ngài đã được định đoạt. Các ngài hưởng nhan thánh Chúa đến muôn thuở muôn đời và không còn lo âu sợ hãi gì nữa.
Kính thưa cộng đoàn! Trong ít phút ngắn ngủi này, chúng ta cùng nhìn lại những giờ phút đau thương nhưng đầy hùng tráng mà các Thánh Tử Đạo Việt nam đã trải qua. Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày lễ tôn phong 117 vị anh hùng tử đạo Việt nam lên hàng hiển thánh, ngài nói: “từ năm 1533 tức là từ khi cuộc rao giảng Tin mừng bắt đầu rao giảng tại vùng Đông Nam Á, Giáo Hội Việt nam trong suốt 3 thế kỷ đã phải chịu những cuộc bách hại liên tiếp nhau. Đã có hàng ngàn Kitô hữu chịu tử đạo và rất nhiều người khác đã chết trong rừng núi, những vùng ma thiêng nước độc, nơi mà họ bị lưu đầy tới…”.
Trong số hàng trăm ngàn người tử đạo. Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 117 vị lên bậc hiển thánh vào ngày 19.06.1988: gồm 8 Giám mục, 50 Linh mục, 16 thầy giảng, 1 chủng sinh và 42 Giáo dân thuộc mọi tầng lớp xã hội (công chức, quân nhân, y sỹ, thương gia, công nhân, nông dân, trùm họ, lý trưởng…).
Các ngài đã phải chịu mọi thứ khổ hình mà người ta có thể nghĩ ra: một chút nhân đạo như bị gông cùm, bị xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói.
Nhẹ nhàng như bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi phơi nắng vv..
Quyết liệt hơn thì bị trảm quyết, tức là chặt đầu. Xử giảo, tức là thắt cổ. Thiêu sinh, tức là đốt cháy khi còn sống.
Vô cùng man rợ và hiểm độc như bị xử lăng trì, tức là chặt tay chân trước khi bị chém đầu. Xử bá đao, tức là lóc 100 miếng thịt trông thân thể…
Quả như lời của Chúa Giêsu đã tiên báo: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người ghen ghét. Nhưng ai bền trí đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ” (Mt 10,12 ). Chính dòng máu anh hùng tử đạo ấy, để lại nhiều bài học cho mỗi Kitô hữu chúng ta.
Bài học về giá trị của niềm tin:
Đức tin là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa nhưng nhiều khi chúng ta không ý thức được giá trị của Đức tin. Phải ở trong những hoàn cảnh bị thử thách con người mới thấy được Đức tin có giá trị to lớn như thế nào.
Phaolô Mợi bị bắt đem ra xử.
Quan nói với anh: “Anh đạp lên Thánh giá đi, tôi sẽ cho anh một nén bạc”.
Phaolô Mợi không trả lời.
Quan nói tiếp: “Vậy thì một nén vàng?”
Dạ bẩm quan chưa đủ.
Vậy anh muốn bao nhiêu?
Bẩm quan lớn, quan lớn muốn cho tôi bước qua Thánh giá thì quan lớn phải cho tôi đủ vàng bạc để tôi mua được một Linh hồn khác!.
Vâng! Làm sao mà có đủ vàng bạc để mua được một linh hồn!. Chúng ta hãy cố gắng sống thế nào để hiện tại chúng ta đang sống không trở thành một quá khứ tủi nhục cho tương lai mà ngược lại phải trở nên bài học đáng tự hào cho hậu thế như các thánh tử đạo của chúng ta.
Bài học về giá trị của lòng trung thành:
Trong một bài diễn văm Hitler đã tuyên bố một câu làm nức lòng các chiến sĩ của ông. Ông nói: “thế giới này sẽ thuộc về những kẻ gan dạ”. Nietszche thì nói: “lao công của các bạn là chiến đấu. Hòa bình của các bạn là chiến thắng”. Victor Hugo: “Đồi Calvaire ở đầu đường và hào quang cũng xuất hiện ở đó”. Thánh Lựu thì nói: “Đạo Chúa đã nhập vào xương vào tủy của tôi, làm sao tôi có thể chối bỏ được”. Còng chính Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Nước trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy”. Như thế, sẽ không có vinh quang cho những ai không chịu chiến đấu. Sẽ không có chiến thắng cho những ai không dám đương đầu với những khó khăn và sẽ không có phần thưởng cho những ai không chịu hy sinh vì nghĩa Nước trời.
Để kết thúc, tôi xin được mượn lời của Thánh Phaolô: “tôi tin chắc rằng, cho dầu là sự chết hay sự sống, hiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loại thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta”. (Rm 8,13 ). Máu của các bậc anh hùng là hạt giống nảy sinh đức tin của mỗi tín hữu chúng ta. Nhờ công đức, gương sáng của các Ngài mà chúng ta có được đức tin như ngày hôm nay.
Xin các bậc Tổ Tiên Anh Hùng tha thứ cho chúng ta về những lầm lỗi bất kính. Xin tiếp tục cầu bầu cùng Chúa phù hộ cho đoàn con cháu biết tiếp nối cha ông sống xứng đáng danh Kitô hữu, xứng danh con Chúa, mạnh mẽ, yêu thương, và một lòng sắt son với đức tin công Giáo, đức tin tông truyền. Chúng con nguyện sống chứng nhân, không hổ danh các bậc tiền bối anh hùng. Khấu đầu trước các bậc Tiền Nhân, cảm mến tri ân, cùng thắp lên những nén hương lòng. Xin các Ngài vui nhận.
Lm. Jos Phan Thanh Cảnh