Được Rửa Tội Và Được Sai Đi: ngày 13 tháng 10 năm 2019

12/10/2019
566
 

Lời Chúa: 2V 5, 14-17; Tv 98, 1.2-4; 2Tm 2,  8-13; Lc 17, 11-19

"Lòng biết ơn là ký ức của trái tim." Thật sốc khi đọc thấy chỉ có một trong mười người phong cùi được  Giê-su chữa lành trở lại để nói lời "cảm ơn." Biết ơn không chỉ là một nghĩa vụ xã hội mà chúng ta chia sẻ, nhưng biết ơn còn là một biểu hiện của nội tâm của chúng ta, và nó cũng trở thành một hành vi tâm linh.

Câu chuyện Tin Mừng về sự chữa lành mười người phong cùi có thể đã được mô phỏng theo câu chuyện trong Cựu Ước về việc chữa lành ông Na-a-man. Na-a-man là chỉ huy của quân đội Sy-ri-a và là một người đàn ông tuyệt vời, một cố vấn đáng tin cậy của nhà vua và một chiến binh dũng cảm, nhưng ông lại bị bệnh phong, một căn bệnh đáng sợ nhất trong thế giới cổ đại. Cần một cô bé, một tù nhân chiến tranh người Israel, để giúp "người đàn ông vĩ đại" này khám phá ra cách chữa lành. Một cô gái giấu tên nói với vợ của Na-a-man rằng ông ấy sẽ được chữa khỏi nếu ông đến với "nhà tiên tri ở Samaria" (2V 5, 3).

Trước tiên, Na-a-man phải xin phép vua A-ram, người bảo ông trình diện với vua Israel cùng với lá thư (do Vua A-ram viết). Mang theo một số lễ vật, Na-a-man lên đường đi đến Israel với bức thư, mà nhà vua Israel đã hiểu lầm (về bức thư này). Nghĩ rằng vua A-ram có ý định khiêu khích ông, nhà vua Israel xé áo mình ra trong sự tức giận. Tiên tri Ê-li-sa, khi nghe về điều này, đã nói nhà vua gửi cho tiên tri người bệnh: "Hãy để người ấy đến với tôi, thì sẽ biết rằng có một ngôn sứ ở Israel" (2V 5, 8). Cuộc gặp gỡ cá nhân và công nhận Na-a-man là  quan trọng cho việc quay trở lại với chức chỉ huy quân đội. Na-a-man đã đến nhà Ê-li-sa với một đoàn tuỳ tùng ấn tượng. Đang nắm giữ vị trí của một người chỉ huy quân đội, Na-a-man mong đợi một nghi thức chữa bệnh phức tạp hơn so với yêu cầu của Ê-li-sa. Nhưng nhà tiên tri không đi ra ngoài để gặp ông, mà gửi một sứ giả để chỉ dạy những gì cần phải làm: rửa bảy lần trên sông Gio-đan (một dấu hiệu tiên tri về bí tích rửa tội của chúng ta). Điều này quá đơn giản để Na-a-man tin. Ông không nên gặp riêng nhà tiên tri sao? Họ không có những dòng sông tốt hơn ở Da-mas-cus sao? Tường thuật cho thấy một phần đang được điều trị trong khi phần khác đang được chữa lành. Việc chữa bệnh là thể chất; sự chữa lành là nội tâm bên trong. Mặc dù Na-a-man phẫn nộ nhưng ông vẫn vâng lời. Khi nhận ra mình được chữa lành, ông quay lại để cảm ơn Ê-li-sa và tặng quà như một dấu hiệu của lòng biết ơn. Đây là lần cuối cùng ông trực tiếp được gặp nhà tiên tri. Sự chữa lành hoàn toàn và sự hoán cải thực sự là kết quả của sự vâng phục của ông đối với lời của vị tiên tri, là kết quả của cuộc gặp gỡ cá nhân với Ê-li-sa và là kết quả của sự trung gian bí tích và của nước sông Gio-đan. Đó là một cuộc gặp gỡ giúp ông nhận ra Thiên Chúa của Israel.

Trong bài đọc Tin Mừng, Thánh Luca cho phép chúng ta gặp lại khuôn mặt của người lạ, khi chúng ta theo Chúa Giê-su trên hành trình của Người. Hành trình này có mục tiêu về địa lý là Giê-ru-sa-lem, nhưng kết thúc hành trình là sự hiến dâng cuộc sống của Người trên thập giá, đây là dấu hiệu sự hiến thân một cách trọn vẹn của Chúa Con cho Chúa Cha và công trình cứu độ phổ quát của Người. Chúa Giê-su đang tiến về Giê-ru-sa-lem, một "thành phố linh thiêng", nhưng để đến đó, Người đi qua các vùng đất Do Thái coi là quá gần gũi với dân ngoại (gọi "Ga-li-lê của dân ngoại") hoặc thậm chí không trong sạch bởi vì là nơi sinh sống của những kẻ dị giáo (dân Samaria).

Chính theo con đường đầy rủi ro này, Chúa Giê-su gặp một nhóm người nằm trong số những người bị thiệt thòi nhất thời bấy giờ: những người phong cùi (như Na-a-man the Syria). Bệnh phong là một bệnh ngoài da được coi là một hình phạt dành cho những người có tội (xem Vua Uzziah trong 2Sb 26,20). Nó được coi là ghê tởm và những nạn nhân này không thích hợp cho việc thờ phượng hoặc sống chung trong cộng đồng, vì vậy họ buộc phải sống tách biệt với phần còn lại của xã hội (xem Lv 13, 46). Những người phong hủi bị loại trừ ra khỏi xã hội này buộc phải đi lang thang trong cô độc, chỉ có những người phong cùi khác đi cùng và luôn phải hô lên khi họ đến gần khu vực có người ở. Họ cũng bị sỉ nhục bởi thực tế là họ phải mặc quần áo rách rưới và không được che đầu.

Một nhóm mười người phong cùi đến gặp Chúa Giê-su. Họ xin được giúp đỡ, xin được tiếp cận như họ mong đợi từ đàng xa. Tất cả họ đều kêu la và van xin Chúa Giê-su: "Lạy Thầy Giê-su, xin thương xót chúng tôi!" (Lc 17, 13). Khi gọi Chúa Giê-su là "Thầy", họ muốn trở nên như là những môn đệ của Người. Chúa Giê-su nhìn thấy họ và tỏ lòng quan tâm tới họ, Người yêu cầu họ thực hiện một hành động cụ thể: "Hãy tỏ mình ra cho các tư tế" (Lc 17, 14). Ở Israel, các tư tế chịu trách nhiệm chẩn đoán cả sự xuất hiện và sự biến mất của căn bệnh (xem Lv 13, 9-10; 14, 2).

Đến gần Chúa Giê-su, mười người phong cùi giữ khoảng cách nhất định. Sự cách ly này đã được luật thanh sạch quy định (xem Lv 13, 45-46). Điều này cũng có thể cho chúng ta thấy rằng những người phong cùi này bị đồng hóa như người ngoại, bị mọi người xa lánh và bị “cách ly" (Cv 2,39); bất chấp sự tủi hổ đau thương về tình trạng của họ, họ đã nghe thấy tiếng gọi của Chúa. Đó là một chi tiết nhằm dạy chúng ta rằng Chúa là người chủ động thu hẹp khoảng cách với họ. Những người phong cùi quay sang xem Chúa Giê-su như là "Thầy" thay vì với danh hiệu là "Chúa", và điều này có thể cho  rằng đức tin của họ đối với Chúa Giê-su chỉ ở điểm khởi đầu. Họ cầu xin Chúa thương xót và họ tuân theo mệnh lệnh của Người, nhưng họ không nhận thức được ý nghĩa thực sự của sự chữa lành của họ.

Thánh sử Luca nhấn mạnh đến việc Chúa Giê-su đã "nhìn thấy" mười người phong cùi khi Người đáp lại lời cầu xin của họ. Ở một vài nơi khác trong Tin Mừng của mình, Thánh sử Luca cũng biểu lộ mối tương quan giữa "thấy" với "cứu thoát" (Lc 13, 12). Trong cuộc gặp gỡ ban đầu này, sự chữa lành không diễn ra ngay lập tức, như trường hợp của Na-a-man. Trung thành với luật, Chúa Giê-su đã ra lệnh cho những người phong cùi trình bày với các tư tế (Lc 17, 14). Do đó, sự chữa lành sẽ ngụ ý lắng nghe lời của Chúa Giê-su, và như trong trường hợp của Na-a-man, họ cần phải tỏ lòng biết ơn với người chữa lành. Chín trong số những người phong cùi, mặc dù họ có ý định tuân theo chỉ dẫn của Chúa Giê-su và đặc biệt là đặc ân được gặp gỡ trực tiếp Người, họ không thể chấp nhận rủi ro rất lớn: trở lại với Chúa Giê-su. Chỉ một trong số họ đã làm, người đó lại là một người Samari, do đó anh ta là một "kẻ thù". Nhưng khi "nhận ra" (hoặc như một số bản dịch  là "thấy") rằng anh ta đã được chữa lành, anh ta trở lại với Chúa Giê-su (Lc 17, 15). Đối với Thánh Luca, sự "nhìn thấy" của anh ta có nghĩa là con mắt đức tin của người Samaria đã được mở ra. Vấn đề bây giờ là lúc đưa ra quyết định cá nhân đối với đức tin đó, và điều này xảy ra khi anh ta quyết định "trở lại" với Chúa Giê-su. Việc trở lại tôn vinh Thiên Chúa của một “người lạ” (người Samaria), anh ta đã phục mình dưới chân của “Thầy” để cảm ơn, điều này cho thấy rằng trong cuộc gặp gỡ cá vị thứ hai này với Chúa Giê-su, người Samaria không chỉ đơn giản là trả một món nợ về tình nghĩa, mà còn trải qua một sự chữa lành hoàn toàn và một sự biến đổi bên trong. Lòng biết ơn thường được bày tỏ với Thiên Chúa; đây là trường hợp duy nhất trong Tân Ước nơi lòng biết ơn như vậy được tỏ bày với Chúa Giê-su. Cuối cùng, đức tin vào Chúa Giê-su của người xa lạ đã biến đổi anh ta, sẵn sàng để được gửi đi cho một sứ mệnh: "Hãy đứng lên và đi" (Lc 17,19, xem thêm Lc 10, 3).

Sự chữa lành của Na-a-man và của mười người phong cùi là hai câu chuyện gắn liền với chủ đề biến đổi bên trong xảy ra thông qua một cuộc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa. Cuộc gặp gỡ này diễn ra bắt đầu từ một cuộc khủng hoảng cá nhân, hay vì một căn bệnh nghiêm trọng có thể xảy ra, và đó là một sự khởi đầu ​​thiêng liêng. Điều này tùy thuộc vào cá nhân của người thực hiện bước tiếp theo để nhận ra và đón nhận ý nghĩa của gặp gỡ này, điều sẽ giúp dẫn đến sự biến đổi và trở về.

Sự chữa lành chỉ có thể đối với những người mà sự chữa lành về thể xác và lòng biết ơn được đan xen nhau; sự chữa lành cơ thể và chuyển đổi trái tim giao nhau. Nước sông Gio-đan và sự liên quan đến các tư tế làm nổi bật tầm quan trọng của hành động bí tích trong công việc cứu độ. Đây không phải là một sự chữa bệnh đơn giản, cá nhân và trừu tượng trong tự nhiên. Từ việc bị tách rời và bị loại trừ, chúng ta được hòa giải với chính mình, chính bản thân chúng ta với cộng đồng, bởi vì chúng ta được hòa giải từ trong thâm sâu của trái tim với Thiên Chúa, điều này được thực hiện bởi Thiên Chúa trong Chúa Giê-su Kitô qua hành động của Giáo Hội. Như Na-a-man và những người Samaria bị phong hủi, chỉ những người trải qua kinh nghiệm thanh lọc và hòa giải này mới có thể được tái hòa nhập cộng đồng và được sai đi thi hành sứ vụ.

Nhiệm vụ của Giáo Hội là mang lại và truyền tải ân sủng cứu độ của Thiên Chúa bởi vì điều này nhằm tái tạo con người từ sự hủy diệt của tội lỗi, từ sự tách biệt của cái chết. Đón nhận Tin Mừng có nghĩa là bước vào Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, chấp nhận cái chết tái tạo của Người và suy ngẫm về lòng trung thành của Người trong sự phục sinh. Tái sinh trong giếng rửa tội, nơi sông Gio-đan mới của Giáo hội và biết ơn về sự cứu rỗi, chúng ta tr thành những người truyền giáo trong những kinh nghiệm thường ngày của cuộc sống: đứng dậy, ra đi, và trở về nhà của bạn. Những người khác sẽ được chọn làm tông đồ truyền giáo ở nước ngoài, và có lẽ là thù địch và ngoại giáo, ở những vùng đất như: Ga-li-lê của dân ngoại, Samaria của những kẻ dị giáo và Syria của những kẻ ngoại đạo.

 
Trích từ tác phẩm: "Được Rửa Tội Và Được Sai Đi"