"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
Đối với nhà thơ Đỗ Trung Quân, Quê Hương là thế. Nhưng đối với tôi, một cô bé xa quê, hai từ "Quê Hương" nghe sao thật thiêng liêng và cao quý, đến nỗi với riêng tôi, quê hương như một cái gì đó mà luôn tôi luôn ngong ngóng hướng về mỗi khi tôi đi xa. Tây Trác quê tôi, có lẽ trong mắt biết bao người có lẽ khá mới mẻ, lạ lẫm… nhưng với tôi lại là một bầu trời kỷ niệm, với biết bao niềm vui nỗi buồn, nơi đó đã nuôi tôi lớn khôn… đó là nơi tôi luôn muốn quay về mỗi khi tôi mệt mỏi bởi những cái nghiệt ngã của dòng đời.
Nhắc tới quê hương Tây Trác, trong tâm hồn tôi chợt biết bao kỷ niệm đua nhau ùa về. Tây Trác quê tôi, là nơi tôi được sinh ra và lớn lên, là nơi chất chứa cả bầu trời kỷ niệm, nơi cho tôi sự yên bình, ấm áp.
Tôi, Cô giáo GenZ chập chững mới ra trường, trong tôi luôn muốn mình sẽ là một cô giáo vùng cao, với ước mong bé nhỏ là sẽ đưa những con chữ về với quê hương Tây Trác, nơi đó vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn, với ước mong “những con chữ ấy” như những tia sáng nhỏ le lói hầu có thể định hướng cho các em nhỏ tiến về tương lai. Mang trong mình sức trẻ của một GenZ chính hiệu, tôi mạnh mẽ tiến về “mái trường tuổi thơ” nơi mà tôi đã được dạy những con chữ đầu đời… quê hương tây Trác.
Ngoài là một cô giáo vùng cao dạy văn hóa, tôi cũng là một Giáo lý viên, một huynh trưởng, một cô giáo dạy về Đức tin trong một xứ đạo nhỏ mang tên Thánh Anton Tây Trác. Chính nơi ngôi thánh đường nhỏ bé ấy đã cho tôi đức tin và là nơi nuôi dưỡng đức tin ngay từ khi tôi còn là một cô bé. Có lẽ, cũng chính môi trường thánh thiêng ấy đã gợi lên trong tôi ước mơ trở thành một cô giáo.
…Thời gian thoảng qua như một cơn gió, sau bao năm tạm xa quê hương dùi mài kinh sử, tôi lại được trở về với ngôi thánh đường bé nhỏ Anton Tây Trác để được khoác trên mình chiếc áo TNTT và khăn quàng đỏ thắm. Ngày trở về tôi cảm thấy mọi sự khá lạ lẫm, vì đã thay đổi khá nhiều; khuôn viên giáo xứ đang dần đổi thay, công trình xây dựng dỡ dang với những viên gạch cũng như những đống xà bần... nhưng vẫn toát lên được nỗi thân quen nơi bầu không khí thánh thiêng của xứ đạo.
Tôi nay là một huynh trưởng. Như cái tên của nó, sứ mạng của tôi là chăm lo, dạy dỗ đức tin cho các em thiếu nhi. Đó là một sự hãnh diện của gia đình và là niềm tự hào của riêng tôi. Vì ơn gọi Huynh Trưởng không phải xuất phát từ chính tôi mà là từ chính Chúa. Đó là điều làm tôi “phải tự hào”, tự hào nghề huynh trưởng, “việc không lương mà sống bằng tình thương”
Như mỗi tuần đến lớp, nhưng hôm nay thật lạ, trong tâm hồn tôi thổn thức những hoài niệm, bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ chợt “ùa về không thể phanh gấp” khi nhìn thấy các em thiếu nhi mỗi em một vẻ cứ chăm chăm chú chú nắn nót từng nét chữ, ánh mắt đăm chiêu, vẻ mặt nhăn nhó như đang cố nhớ một điều gì… à các em đang làm bài thi. Hôm nay, giáo xứ tổ chức thi Giáo lý học kỳ I.
Nhìn dáng người nhỏ nhắn, đang cố gắng tìm cho mình một điểm tựa để ghi bài. Những chiếc “ghế” trở thành “những chiếc bàn”, những hành lang nhà xứ trở thành phòng học, hay những đầu gối trở thành những điểm tựa vững chãi để ghi bài tự lúc nào không hay… Tôi thương các em! Tôi thương cái sự thiếu thốn, tôi thương những sự sáng tạo, tôi thương những nụ cười, sự căng thẳng lo âu, tôi thương sự ngây thơ chân chất và tôi thương con người nơi đây, nơi mảnh đất Mường, tôi thương quê tôi.
Những hình ảnh con người của quê tôi là thế, nó chân chất, nó mộc mạc đơn sơ… nó thiếu thốn nhiều thứ… nhưng tôi tin chắc một điều mà quê tôi không thiếu, đó là Đức tin và những ước mơ! Tôi ước mơ, một ngày nào đó, quê tôi, giáo xứ Antôn Tây Trác, sẽ có được ngôi nhà thờ nhỏ xinh để thờ phượng Chúa xứng đáng, một nơi có những điều kiện cơ bản để cho các em thiếu nhi được đào luyện đức tin. Tôi ước mơ nơi xứ Mường nhỏ bé ấy, sẽ không còn cảnh các em thiếu nhi dùng ghế làm bàn, nơi hành lang trở thành lớp học, hay những đầu gối được tự do ngồi nghiêm trang trong một phòng học thoải mái hơn… tôi ước mơ nơi vùng quê nhỏ bé ấy sẽ là chiếc nôi dưỡng nuôi những hạt mầm bé nhỏ trở thành một tán cây thật lớn nơi “chim trời có thể xây tổ”.
Tôi tin, đó không chỉ là nỗi ước mong của riêng cá nhân tôi mà là của rất nhiều người nữa trong xứ Mường, đặc biệt là vị “cha chung” của chúng tôi, Cha Phero, một người Cha rất chăm lo cho đời sống đức tin của chúng tôi. Tôi cảm nhận được những nỗi lo lắng, trăn trở của Cha về giáo xứ, nơi vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Nhưng trong đức tin, chúng tôi luôn tin tưởng rằng, trong Chúa mọi sự đều có thể nếu chúng tôi đặt trọn niềm tin nơi Ngài.
Tây Trác quê tôi là thế đó, chẳng quá đặc biệt, chẳng quá nổi trội nhưng tôi vẫn yêu nó, đơn giản vì đó chính là một phần của tôi, là ký ức của tuổi thơ tôi và là hiện tại của tôi… mời bạn một lần ghé đến Tây Trác quê tôi!
Maria Bùi Tuyết
Nhắc tới quê hương Tây Trác, trong tâm hồn tôi chợt biết bao kỷ niệm đua nhau ùa về. Tây Trác quê tôi, là nơi tôi được sinh ra và lớn lên, là nơi chất chứa cả bầu trời kỷ niệm, nơi cho tôi sự yên bình, ấm áp.
Tôi, Cô giáo GenZ chập chững mới ra trường, trong tôi luôn muốn mình sẽ là một cô giáo vùng cao, với ước mong bé nhỏ là sẽ đưa những con chữ về với quê hương Tây Trác, nơi đó vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn, với ước mong “những con chữ ấy” như những tia sáng nhỏ le lói hầu có thể định hướng cho các em nhỏ tiến về tương lai. Mang trong mình sức trẻ của một GenZ chính hiệu, tôi mạnh mẽ tiến về “mái trường tuổi thơ” nơi mà tôi đã được dạy những con chữ đầu đời… quê hương tây Trác.
Ngoài là một cô giáo vùng cao dạy văn hóa, tôi cũng là một Giáo lý viên, một huynh trưởng, một cô giáo dạy về Đức tin trong một xứ đạo nhỏ mang tên Thánh Anton Tây Trác. Chính nơi ngôi thánh đường nhỏ bé ấy đã cho tôi đức tin và là nơi nuôi dưỡng đức tin ngay từ khi tôi còn là một cô bé. Có lẽ, cũng chính môi trường thánh thiêng ấy đã gợi lên trong tôi ước mơ trở thành một cô giáo.
…Thời gian thoảng qua như một cơn gió, sau bao năm tạm xa quê hương dùi mài kinh sử, tôi lại được trở về với ngôi thánh đường bé nhỏ Anton Tây Trác để được khoác trên mình chiếc áo TNTT và khăn quàng đỏ thắm. Ngày trở về tôi cảm thấy mọi sự khá lạ lẫm, vì đã thay đổi khá nhiều; khuôn viên giáo xứ đang dần đổi thay, công trình xây dựng dỡ dang với những viên gạch cũng như những đống xà bần... nhưng vẫn toát lên được nỗi thân quen nơi bầu không khí thánh thiêng của xứ đạo.
Tôi nay là một huynh trưởng. Như cái tên của nó, sứ mạng của tôi là chăm lo, dạy dỗ đức tin cho các em thiếu nhi. Đó là một sự hãnh diện của gia đình và là niềm tự hào của riêng tôi. Vì ơn gọi Huynh Trưởng không phải xuất phát từ chính tôi mà là từ chính Chúa. Đó là điều làm tôi “phải tự hào”, tự hào nghề huynh trưởng, “việc không lương mà sống bằng tình thương”
Như mỗi tuần đến lớp, nhưng hôm nay thật lạ, trong tâm hồn tôi thổn thức những hoài niệm, bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ chợt “ùa về không thể phanh gấp” khi nhìn thấy các em thiếu nhi mỗi em một vẻ cứ chăm chăm chú chú nắn nót từng nét chữ, ánh mắt đăm chiêu, vẻ mặt nhăn nhó như đang cố nhớ một điều gì… à các em đang làm bài thi. Hôm nay, giáo xứ tổ chức thi Giáo lý học kỳ I.
Nhìn dáng người nhỏ nhắn, đang cố gắng tìm cho mình một điểm tựa để ghi bài. Những chiếc “ghế” trở thành “những chiếc bàn”, những hành lang nhà xứ trở thành phòng học, hay những đầu gối trở thành những điểm tựa vững chãi để ghi bài tự lúc nào không hay… Tôi thương các em! Tôi thương cái sự thiếu thốn, tôi thương những sự sáng tạo, tôi thương những nụ cười, sự căng thẳng lo âu, tôi thương sự ngây thơ chân chất và tôi thương con người nơi đây, nơi mảnh đất Mường, tôi thương quê tôi.
Những hình ảnh con người của quê tôi là thế, nó chân chất, nó mộc mạc đơn sơ… nó thiếu thốn nhiều thứ… nhưng tôi tin chắc một điều mà quê tôi không thiếu, đó là Đức tin và những ước mơ! Tôi ước mơ, một ngày nào đó, quê tôi, giáo xứ Antôn Tây Trác, sẽ có được ngôi nhà thờ nhỏ xinh để thờ phượng Chúa xứng đáng, một nơi có những điều kiện cơ bản để cho các em thiếu nhi được đào luyện đức tin. Tôi ước mơ nơi xứ Mường nhỏ bé ấy, sẽ không còn cảnh các em thiếu nhi dùng ghế làm bàn, nơi hành lang trở thành lớp học, hay những đầu gối được tự do ngồi nghiêm trang trong một phòng học thoải mái hơn… tôi ước mơ nơi vùng quê nhỏ bé ấy sẽ là chiếc nôi dưỡng nuôi những hạt mầm bé nhỏ trở thành một tán cây thật lớn nơi “chim trời có thể xây tổ”.
Tôi tin, đó không chỉ là nỗi ước mong của riêng cá nhân tôi mà là của rất nhiều người nữa trong xứ Mường, đặc biệt là vị “cha chung” của chúng tôi, Cha Phero, một người Cha rất chăm lo cho đời sống đức tin của chúng tôi. Tôi cảm nhận được những nỗi lo lắng, trăn trở của Cha về giáo xứ, nơi vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Nhưng trong đức tin, chúng tôi luôn tin tưởng rằng, trong Chúa mọi sự đều có thể nếu chúng tôi đặt trọn niềm tin nơi Ngài.
Tây Trác quê tôi là thế đó, chẳng quá đặc biệt, chẳng quá nổi trội nhưng tôi vẫn yêu nó, đơn giản vì đó chính là một phần của tôi, là ký ức của tuổi thơ tôi và là hiện tại của tôi… mời bạn một lần ghé đến Tây Trác quê tôi!
Maria Bùi Tuyết