Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: (68) Vượt qua lười biếng

05/12/2022
1397

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO
Bài 68: VƯỢT QUA LƯỜI BIẾNG
 
Thiên Di CND - CSA

Hỏi: Dù là sinh viên phải học tập, nhưng nhiều khi trong con vẫn bị cám dỗ lười biếng. Không biết có cách nào giúp con siêng năng học tập, chăm chỉ làm việc hay không ah?

Trả lời:



Bạn thân mến,

Khi đọc câu hỏi của bạn, tôi cũng mỉm cười với mình vì đôi khi chính tôi cũng rơi vào tình trạng uể oải, trì hoãn một vài việc không làm ngay hoặc khó tập trung vào công việc mình được giao. Để vượt qua tình trạng này, tôi xin mách bạn một vài gợi ý, bạn hãy áp dụng thử xem. Tôi hi vọng bạn sẽ sớm khắc phục tình trạng lười của mình.

Nguyên nhân của sự lười biếng?

Tình trạng lười biếng, uể oải, chây lỳ, thiếu sức sống, trì hoãn công việc. Đó là những từ ngữ dùng để diễn đạt sự thiếu nhanh nhẹn, thiếu sự sẵn sàng trước công việc, học tập hay một trách nhiệm nào đó của chúng ta. Ở đây bạn dùng từ lười biếng.

Người rơi vào tình trạng này có những nguyên nhân rất khác nhau:

- Có thể bạn lười vì không muốn đối diện với việc gì đó mà bạn không thích, hay “việc đó chán phèo”, nó không phải sở trường của bạn, bạn đang thiếu động lực, hoặc bạn quá nhiều việc và bạn không biết bắt đầu từ đâu.

- Đôi khi bạn cảm thấy căng thẳng với người cùng cộng tác chung với mình hoặc việc đó quá sức mình làm dẫn đến tình trạng “ngao ngán” mỗi khi bắt đầu.

- Cũng có thể cơ thể bạn rơi vào tình trạng bão hòa, mệt mỏi trước hằng tá những công việc ùa đến…

- Bạn bắt đầu điệp khúc “để mai tính” và ngày mai sẽ mãi là ngày mai vì bạn chưa thể bắt đầu.

Thực sự mà nói, lười biếng, biếng nhác không phải là tính cách mà chúng ta mong muốn, nó là những khoảnh khắc cơ thể muốn trống rỗng không thiết tha với công việc, học tập. Nếu cứ để tình trạng lười biếng này kéo dài thì không ổn chút nào bạn ạ.

Cùng nhìn lại trước sự biếng nhác

Vì vậy, mỗi khi rơi vào tình trạng này, bạn nên ngồi lại trong tĩnh lặng, cầu nguyện và suy nghĩ xem điều gì khiến bạn nản chí, chưa dám bắt đầu? Phải chăng bạn đang mệt mỏi, bị tổn thương, bạn bị kẹt trong sự kỳ vọng quá sức mình. Hay đơn giản bạn chưa có nguồn cảm hứng, động lực để bắt tay vào học tập hay làm bất cứ việc gì… Một khi biết được nguyên nhân cản trở bạn siêng năng nhanh nhẹn trong mọi việc bạn sẽ sớm vượt qua sự uể oải của bản thân thôi.

1. Lên kế hoạch và theo đuổi những mục tiêu ưu tiên

Đầu tiên bạn nên lập kế hoạch cho một ngày sống của mình, có những mục tiêu – mục đích rõ ràng, phân bố thời gian hợp lý. Nên xác định rõ đâu là việc ưu tiên cần giải quyết trước mắt, việc gì quan trọng nhất cần hoàn thành trước tiên.

Chỉ làm một việc ở một thời điểm cho hoàn thành rồi chuyển sang việc tiếp theo. Một người làm việc tùy hứng, làm 2 -3 việc một lúc, quá thoải mái về thời gian và cách xử lý tình huống sẽ khó thành công trong cuộc sống.

Trong việc học tập, bạn hãy lập kế hoạch cho những môn học mình cần phải hoàn thành, đưa ra những mục tiêu rõ ràng, giới hạn thời gian để hoàn thành mục tiêu của môn học đó. Với chương trình học mỗi ngày, bạn cần phải có lịch học cụ thể, tập trung hoàn thành những môn học đưa ra, có thời gian đọc sách nghiên cứu tài liệu, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ.

Bạn không nên dễ dàng bỏ qua kế hoạch mỗi ngày, nếu ngày hôm nay không hoàn thành thì ngày mai việc học sẽ bị nhiều hơn… và nếu mãi trì hoãn thì bài vở dồn lại sẽ thật khủng khiếp.

2. Hãy sống kỷ luật bản thân

Xin đừng nghiền phim “Để Mai Tính”, tiếng Anh là: Fool for Love, trong đó có “fool- người bị lừa phỉnh”. Bạn cần tỉnh táo để sắp xếp thời khóa biểu của mình. Bạn cần bắt đầu kỷ luật trật tự với việc sắp xếp gọn gàng gian phòng riêng của mình, sắp xếp căn phòng có trật tự ngăn nắp, loại bỏ những thứ không cần thiết. Những thói quen hằng ngày như đọc sách, học bài, nghiên cứu tài liệu luôn được duy trì. Việc rèn luyện bản thân có một tinh thần minh mẫn, một thể xác khỏe mạnh rất cần thiết cho cuộc sống của bạn.

Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục, đi ngủ sớm thức dậy sớm… Đây là cách rèn luyện cơ bản để cuộc sống có trật tự kỷ luật, theo thời gian thói quen kỷ luật này trở thành nếp sống lành mạnh của bạn. Nếu có lý do nào khiến bạn muốn thoái lui với những kỷ luật rèn luyện kia, bạn cần nghiêm túc đối diện với chính mình và vượt qua sự lười biếng nhé.

3. Nghĩ đến kết quả của công việc

Bên cạnh đó, để vượt qua sự lười biếng, trì hoãn công việc… bạn không nên nghĩ đến những khó khăn tiêu cực của công việc bạn phải làm. Thay vào đó bạn nghĩ đến điều tích cực, phần thưởng, kết quả tốt đẹp sau khi hoàn tất công việc mình làm. Tỉ như “Công việc này kết thúc sẽ rất thú vị đây!”, “môn học này thật thú vị!” (Tự kỷ ám thị trong trường hợp này cũng tốt!) Một khi hoàn thành tốt công việc của mình, bạn có thể tự thưởng cho mình như một sự khuyến khích bản thân (ví dụ: tự mua sách tặng mình, ăn một cây kem, uống một ly trà sữa… Tất nhiên là tự thưởng lành mạnh nha bạn).

4. Sống trọn vẹn giây phút hiện tại

Khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc đời bạn là ngay chính lúc này đây. Giây phút hiện tại là món quà mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tương lai sẽ như thế nào hoàn toàn tùy thuộc giây phút hiện tại. Nhưng nhiều khi người ta lại thích sống với hoài niệm; với ảo vọng tương lai xa xôi. Cố nghĩ về quá khứ, ráng tưởng tượng về tương lai, họ quên luôn giây phút hiện tại để bắt tay vào hành động.

Bạn đừng để sự chần chừ, lưỡng lự ngăn cản bạn bắt tay vào dự định kế hoạch của mình. Bạn không bắt đầu thì chẳng bao giờ đạt đến mục tiêu, và sẽ không có kết thúc. Thời gian hiện tại chính là tài sản quý giá nhất của mỗi chúng ta. Có ai đó đã từng nói “sự trì hoãn là nấm mồ chôn vùi các ý tưởng”. Bạn có ý tưởng về một bản thiết kế thời trang, nhưng lại cứ trì hoãn bắt tay vào những nét vẽ đầu tiên, sự trì hoãn này cùng với thời gian sẽ làm mất đi ý tưởng sáng tạo của bạn.

Thật là tiếc, đến một lúc nào đó, ý tưởng của bạn đã biến mất cùng với sự tiêu biến của thời gian. Một nhà tư tưởng đã nói: “Có hai điều lấy đi sự bình yên tâm hồn của chúng ta đó là những việc chưa hoàn thành và những việc còn chưa bắt đầu” (Khuyết danh).
5. Tự ám thị “tôi có thể làm được”

Nỗi sợ luôn là một yếu tố đắc lực cho sự trì hoãn lảng tránh thực tế cuộc sống. Sự sợ hãi ngự trị khiến chúng ta suy nghĩ tiêu cực, không kiểm soát được nỗi sợ bạn có thể căng thẳng và bạn chẳng thể làm gì ngoài việc co lại với chính mình. Vì sợ nên chúng ta không dám đối diện với thử thách, không dám bắt tay với bất cứ một điều gì mới lạ. Chúng ta cần khống chế nỗi sợ bằng những câu nói động viên, tự ám thị chính mình:

“Tôi làm được việc đó!”; “Tôi sẽ không lùi bước!”; “Chuyện đó không đáng để tôi quá lo lắng như vậy!”.

Ở đây, chúng ta đang cần một sự can đảm, lòng dũng cảm để đối mặt với sợ hãi của chính mình. Lòng dũng cảm sẽ giúp ta có một năng lực tích cực để khởi động lại tất cả, bứt phá sự lười biếng nhút nhát đang không chế chúng ta.

Ở góc độ niềm tin Kitô giáo, chúng ta cảm thấy an lòng vì trước sự sợ hãi, khó khăn của cuộc sống Thiên Chúa luôn là Đấng chở che bảo vệ và yêu thương quan phòng cho chúng ta. Ngài luôn dành cho con người những gì tốt nhất. “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23 (22),4). Trong Tin Mừng thuật lại, trước nỗi lo âu của môn đệ, Đức Giêsu củng cố niềm tin của họ “Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” (Ga 14,27). Giống như các môn đệ xưa bạn hãy can đảm lên vì Đấng Quan Phòng vẫn luôn bên cạnh bạn “chính Thầy đây, đừng sợ!” (Mc 6,50)

6. Buông bỏ máy móc – điện thoại

Phải nhìn nhận rằng công nghệ thông tin đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống của con người. Những tiện ích của nó mang lại thật nhiều và hiệu quả, nhưng cũng phải thừa nhận phương tiện này đã chiếm lĩnh cuộc sống và chi phối nhiều đến mối bận tâm của con người.

Chúng ta tiêu phí hàng giờ để lướt mạng và dễ dàng quên luôn một vài công việc cần giải quyết trong ngày. Phương tiện tìm kiếm Google quá tiện ích dễ khiến người ta không cần phải suy nghĩ tư duy chỉ cần một cái click là có hàng triệu triệu những đáp án.

Sự trì hoãn, bê trễ công việc, học tập nảy sinh từ những “cái lỡ hẹn” của chúng ta. Hãy để điện thoại qua một bên và vận động cơ thể cho linh hoạt, hãy sắp xếp cuộc sống cho gọn gàng và hoàn thành những kế hoạch đang chờ bạn. Đừng tiêu phí thời gian chỉ để lướt qua cuộc sống trên chiếc Iphone, đừng để tin nhắn điện thoại cắt ngang sự tập trung của chúng ta.

7. Cần có những người bạn nâng đỡ bạn

Ở một hoàn cảnh nào đó, sự uể oải, thiếu sức sống không muốn động tay chân là do tình trạng chán nản. Sự chán nản chiến lĩnh con người bạn khiến bạn chẳng muốn đối diện với thực tế cuộc sống. Lúc này, bạn rất dễ bị tổn thương, bạn nghĩ: “Sự thu mình vào vỏ óc giúp tôi thật an toàn”.

Thật nguy hiểm sự chán nản đang giết bạn từ từ trong sự buồn nản của bản thân. Bạn cần vượt qua cuộc khủng hoảng này bằng một sự mở lòng, lắng nghe những lời khuyên từ những người bạn, người thầy, người thân... Tình thương, sự khích lệ chân thành, những lời động viên đúng lúc sẽ là động lực giúp bạn vượt qua sự ngờ vực của bản thân. Bạn bè chân thành, chính trực sẽ giúp bạn ra khỏi vỏ ốc của mình để bước ra thế giới trong tin yêu và phó thác.

Con đường dẫn đến thành công không có chỗ cho kẻ lười biếng. “Ngồi mát ăn bát vàng” không xứng với anh hùng, hào kiệt. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện, chiến đấu, cố gắng không ngừng. Sống không có hoạch định là ta đã tự hoạch định cho sự thất bại của bản thân. “Thua keo này, ta bày keo khác” sẽ giúp ta chiến thắng.

(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 4, Nxb Tôn Giáo, 04/2021)

Đọc thêm:
Bài 67: Ý nghĩa của Bí tích Giao hòa
Bài 66: Chúa ơi! Con là người ngoại giáo
Bài 65: Kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc
Bài 64: Giáo hội và vấn đề đồng tính
Bài 63: Kitô hữu là ai?
Bài 62: Chỉ một lần sống trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?
Bài 61: Hoàn thiện trong Đức Kitô
Bài 60: Nghe và làm theo Lời Chúa
Bài 59: Vấn đề sự sống đời sau
Bài 58: Các Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước
Bài 57: Ươm mầm đức tin
Bài 56: Tự do
Bài 55: Sống chiều sâu
Bài 54: Bận lòng cùng Chúa
Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời
Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo
Bài 51: Vợ, hay “con vợ”?
Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt
Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình
Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ
Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?
Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng
Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?
Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ
Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa
Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?
Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?
Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa
Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?
Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh
Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội
Bài 36: Những nơi thờ phượng
Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?
Bài 34: Robot thánh
Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội
Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo
Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai
Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?
Bài 29: Cám dỗ tính dục
Bài 28: Chết trong an bình?
Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba
Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)
Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)
Bài 24: Giống nhau không?
Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn
Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình
Bài 21: Một đời để sống
Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời
Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!
Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta
Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo
Bài 16: Tương thân tương ái
Bài 15: Áo giáp chống nạn
Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội
Bài 13: Vấn đề truyền giáo
Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên
Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo
Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình
Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”
Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt
Bài 07: Nhanh từ từ thôi
Bài 06: Hiện tượng bóng ma
Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!
Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa
Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!
Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?
Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời