Ba Thánh Lễ Trong Ngày Giáng Sinh
27/12/2017
2044
Hỏi: Khi nào, nơi nào và tại sao việc thực hành Thánh lễ Đêm Giáng Sinh bắt đầu? F.S., Columbus, Ohio.
Đáp: Như nhiều thực hành phụng vụ, nguồn gốc của ba Thánh Lễ Giáng Sinh (lể đêm, rạng đông và lễ ngày) không hoàn toàn chắc chắn.
Lễ giáng Sinh như là một lễ phụng vụ nhằm ngày 25/12. bắt nguồn tại Roma, khoảng năm 330. Rất có thể lễ này được cử hành lần đầu tiên trong Đền Thờ Thánh Phêrô khi vừa mới hoàn tất.
Từ Roma việc cử hành lễ Giáng Sinh sau đó từ từ lan tràn về phía Đông và lần hồi được hội nhập vào trong lịch phụng vụ tại các Nhà Thờ chính. Một số những Nhà Thờ này đã mửng lễ sinh nhật Chúa Kitô trong ngày 6/1. và các Nhà Thờ đó tiếp tục đặt tầm quan trọng hơn cho ngày này dầu sau khi chấp nhận ngày Lễ Giáng Sinh vào ngày 25/12.
Trong thời kỳ này Giáo Hội tại Jerusalem đã thiết lập một số tập quán riêng.
Egeria, một người nữ đã làm một cuộc hành hương dài tới Đất Thánh từ năm 381 tới năm 384, diển tả cách thức những Kitô hữu thành Jerusalem đã kính nhớ mầu nhiệm Giáng Sinh ngày 6/1 với một canh thức nửa đêm tại Bêlem, tiếp sau là một cuộc kiệu đèn tới Jerusalem lúc rạng đông là đến Nhà thờ Phục Sinh (Anastasis trong tiếng Hy lạp).
50 năm sau tại Roma, Đức Giáo Hoàng Sixtus III (432-440) đã quyết định kinh nhớ sự công bố thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria tại Công Đồng Ephesus (431) bằng cách xây dựng vương cung lớn của Đức Maria Cả trên đồi Esquiline.
Giữa những yếu tố khác Đức Sixtus III đã xây dựng một nguyện đường diễn lại hang Belem.(Những thánh tích Máng Cỏ, ngày nay còn gặp thấy trong vương cung Đức Bà Cả, không có đặt trong nguyện đường này cho tới thế kỷ thứ 7.) Đức Sixtus, có lẻ cảm hứng theo tập quán đêm canh thức tổ chức tại Jerusalem, đã thiết lập việc thực hành một Thánh Lễ nữa đêm trong nhà nguyện giống hang đá này.
Tại Roma đã có thói quen kính nhớ những lễ quan trọng với hai nghi lễ, một ban đêm và một lúc rạng đông. Dễ mà thấy rằng lễ đơn giản do Đức Sixtus III khai trương tại vương cung Đức Maria Cả đã gia tăng phần quan trọng và đã phát triển. Phát triển đầu tiên là nghi lễ Giáng sinh xưa nhất, được hát tại vương cung thánh đường Phêrô, cũng đã bắt đầu được tổ chức tại vương cung Đức Maria Cả.
Một phát triển nữa đã xảy ra lối 550. Đức Giáo Hoàng, và một số thành viên giáo triều, đã cử hành Thánh Lễ thứ hai lúc nào đó trước rạng đông tại Nhà thờ Thánh Anastasia.
Lúc đầu sự này xảy ra bởi vì lễ thánh Anastasia cũng nhằm ngày 25/12 và không dính dáng gì với lễ Giáng Sinh. Nhưng sau này, có lẻ được cảm hứng bởi thực hành Thánh Lễ rạng đông trong Nhà Thờ Phục Sinh tại Jerusalem, và cọng với với sự tương tợ mang danh Anastasia, việc cử hành này được biến thành Lễ Giáng Sinh thứ hai.
Sau Thánh lễ hầu như-riêng này, Đức Giáo Hoàng đi thẳng tới vương cung thánh Phêrô nơi một cộng đoàn rộng lớn tín hữu chờ nghi lễ rạng đông trọng thể Giáng Sinh. Tập quán này tiếp tục ít nhất tới thời Đức giáo Hoàng Gregory VII ( qua đời năm 1085).
Lúc đầu đặc ân ba sự cử hành trong lễ Giáng Sinh dành riêng cho Đức Giáo Hoàng. Bằng chứng thứ nhất chúng ta có về một linh mục độc nhất cử hành ba Thánh Lễ là từ Đan Viện Cluny trước năm 1156.
Tất cả các linh mục còn có thể lợi dụng đặc ân này và cử hành ba Thánh Lễ trong Ngày Giáng Sinh miễn là tôn trọng những giờ thích hợp. Thánh Lễ thứ nhất cử hành Nữa Đêm (Thánh lễ Vọng ngày 24 Dec. không tính là lễ thứ nhất trong ba Thánh Lễ}, lễ thứ hai lúc rạng đông và lễ thứ ba trong một giờ nào đó trong ngày.
* * *
Thay thế kinh Tin Kính
Trả lời của chúng tôi về sự bỏ hay thay thế kinh Tin Kính, chúng tôi đã nhận rất nhiều thư từ, cho nên chúng tôi xin trả lời rõ thêm hơn nữa so với lần trước..
Về việc bỏ kinh Tin Kính, một linh mục nêu rõ rằng quyển Nghi Thức cho sự Gia Nhập Kitô Giáo của người Lớn cống hiến khả năng bỏ kinh tin kính khi những sự khảo hạch được cử hành với Tuyển- nhân trong những ngày Chúa Nhật thứ Ba, thư Bốn và thư Năm mùa Chay (số 156), nghĩa là:
"Khi cử hành Bí Tích Thánh Thể sau đó, kinh cầu được tiếp tục với những lời cầu chung bình thường cho các nhu cầu Giáo Hội và cho các nhu cầu của toàn thế giới; lúc đó nếu luật buộc thì phải tuyên xưng đức tin. Nhưng vì những lý do mục vụ những kinh cầu chung này và sự tuyên xưng đức tin có thể bỏ. Lúc đó phụng vụ Thánh Thể bắt đầu như thường lệ với sự chuẩn bị các lễ vật."
Một sự chọn lựa tương tự cũng xảy đến trong một vài lúc khác như "Sự gởi các người Tân Tòng đi chịu Khảo Sát" điều này xảy ra trong giáo xứ khi nghi Thức Khảo Sát sẽ do giám mục tại nhà thờ chánh toà (x. 117 RCIA).
Trong trường hợp này chúng ta đứng trước một khả năng được sử dụng nếu và khi có những lý do mục vụ chính đáng phải làm vậy. Sự chính đáng của khả năng này phải luôn luôn được giải thích cho các tín hữu hầu tránh sự lẫn lộn khi bỏ kinh tin kính.
Một độc giả tại Biloxi, Mississippi, hỏi có được bỏ kinh tin kính bất cứ khi nào một vòng hoa Mùa Vọng hay là một quang cảnh Giáng Sinh được làm phép trong Thánh Lễ không. Tác giả đã viết, Sách các Phép "nhắc rằng việc làm phép được thực hiện trong Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng (BB 1509), và Sách Nghi thức Làm Phép trong Thánh Lễ nhắc trước hết bài giảng (1517), rồi đọc (trong năm 1518), "Những kinh cầu chung tiếp theo." Không nhắc tới việc Xưng Đức Tin."
Những ví dụ đến từ phần này của sách các Phép, sách đó không phải là thành phần của bản gốc Latinh nhưng được phê chuẩn bổ sung xử dụng tại Hoa Kỳ. Không như trường hợp của những sự Xem Xét, nơi khả năng bỏ kinh tin kính được nhắc tới rõ ràng, sự vắng bóng bất cứ chỉ dẫn nào ở đây có lẽ là một trường hợp của sự quên sót nghi thức.
Vì kinh tin kính không thường bị bỏ sót, cả trong những dịp long trọng như những lễ phong chức linh mục, điều xem ra kỳ lạ là một sự làm phép nhỏ mọn một tràng hoa Mùa Vọng lại là dịp bỏ kinh tin kính.
Về sự thay thế kinh tin kính bằng việc lập lại những lời hứa rửa tội trong Chúa Nhật Phục Sinh, một độc giả đã nói đúng rằng đó không phải là một thực hành phổ quát. Đúng hơn, đó là một thích ứng Giáo Hội phê chuẩn dành cho Hoa Kỳ và có thể đã phê chuẩn cho một số hội đồng giám mục khác.
Cũng có chỉ rõ rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II thỉnh thoảng đã thay thế sự lập lại các lời hứa cho kinh tin kính trong những Thánh Lễ Ngày Thế Giới Trẻ
Sự Tòa Thánh phê chuẩn như vậy, hay là một sáng kiến cá nhân của Đức Giáo Hoàng là nhà lập pháp tối cao, cần phải có cho một sự thay đổi như thế, phải chỉ rõ rằng một linh mục không nên mạo muội đưa sự thay đổi đó vào trong phụng vụ theo ý riêng mình. Điều này cũng áp dụng cả khi sự thay đổi đó xem ra thích hợp, như cho lễ Phép Rửa của Chúa Giêsu.
Đối với những dịp như thế, như một độc giả khác ghi nhận, nghi thức làm phép và rảy nước thánh lúc đầu Thánh Lễ (điều này cũng gọi là phép rửa ) cũng có thể được sử dụng rất có ích.
Điều chắc chắn là các lời hứa rửa tội là một hính thức khác đúng đắn cho sự tuyên xưng đức tin. Nhưng Giáo Hội có những lý do mục vụ chính đáng cho việc dành sự lập lại những lời hứa rửa tội vào những lúc và những tình huống đặc biệt và đòi buộc công thức xưng đúc tin bình thường là việc đọc kinh tin kính.
Tuy nhiên, nếu dịp đó biện hộ cho điếu ấy, nghi thức lập lại những lời hứa rửa tội có thể được sử dụng với kinh tin kính hay là trong những ngày không buộc đọc kinh tin kính. Những dịp ấy có thể là những cuộc hành hương hay là sự bế mạc những tuần tỉnh tâm và những buổi linh thao thiêng liêng.
Điều này đưa chúng ta tới chủ đề sử dụng hoặc Kinh Tin Kính Nicene hay là Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong một ngày Chúa Nhật. Một độc giả nghiêm trọng ghi nhận rằng "Cha đã viết [...] 'Theo sách lễ mới Latinh Kinh Tin Kính các Tông Đồ có thể được sử dụng trong Mùa Chay, Phục Sinh và trong những Thánh Lễ cho Con Trẻ. Một số xứ đã được phép sử dụng kinh Tin Kính các Tông Đồ mỗi ngày Chúa Nhật."
Tôi thiết nghĩ đó là một sự lựa chọn trong mỗi quốc gia, mỗi Chúa Nhật. Luật chữ đỏ là: "19. Thay vì kinh tin kính công đồng Nicé-Constantino, nhất là trong mùa Chay và mùa phục sinh, có thể dùng kinh tin kính rửa tội của Giáo Hội Roma gọi là của các Tông Đồ" (Sách lễ Roma, trang 513). Nghĩa tiếng "praesertim-nhất là" là cách riêng, cách đặc biệt."
Luật chữ đỏ có thể được chuyển dịch thế này: "Kinh tin kính rửa tội của Giáo Hội Roma, gọi là kinh Tin Kính các Tông Đồ, có thể được sử dụng thay thế kinh Tin kính Nicene-Constantinopolitan, cách riêng trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh."
Người viết thư nhận định coh chúng tôi nói đúng rằng dưới sự trình bày này Kinh Tin Kính các Tông Đồ có thể được đọc mỗi ngày Chúa Nhật và bỏ ra một bên kinh Tin Kính Nicene.
Nhưng, tôi tưởng nếu một sự giải thích như thế được áp dụng rộng rải, thì sẽ đi ngược lại ý muốn của nhà lập pháp và sẽ làm nghèo sự phong phú của phụng vụ.
Qua luật chữ đỏ này Giáo Hội bày tỏ một sự ước muốn cả hai kinh tin kính sẽ được biết và sử dụng bởi tất cả các người tín hữu. Kinh Tin Kinh
Nicene sẽ được sử dụng thường đang khi kinh Tin Kính các Tông Đồ sẽ được sử dụng tùy dịp. Sự nhắc tơi nguồn gốc giáo lý đầu tiên của kinh tin Kính các Tông Đồ như là một kinh tin kính rửa tội là một sự chỉ dẫn tại sao kinh ấy được đề nghị cách riêng cho Mùa Chay và Phục Sinh.
Được sử dụng cách này, những lợi ích của hai kinh tin kính có thể nổi bật. Kinh Tin Kính ngắn gọn các Tông Đồ có thể được sử dụng để diễn tả những giáo lý thiết yếu của đức tin trong bối cảnh phép rửa tội và sự cam kết rửa tội.
Kinh Tin Kính Nicene có tính thần học hơn cung cấp một thuận lợi đào sâu những yếu tố thiết yếu này và mầu nhiệm của Chúa kitô và của phần rỗi chúng ta.
Cũng phải nhớ rằng theo lịch sử, chính kinh Tin kính Nicene được đưa vào trước trong phụng vụ Thánh Thể. Và điều này lúc đầu không được thực hiện để nhắc lại bí tích rửa tội nhưng đúng hơn để bày tỏ sự viên mãn đức tin trong Chúa Giêsu Kitô. Cũng vậy, chính kinh tin kính này, chớ không phải kinh tin kính các Tông đồ, được đọc trong phụng vụ trong mọi hình thức Kitô Giáo.
Tin bài khác