QUI CHẾ HỘI ĐỒNG LINH MỤC GIÁO PHẬN THANH HÓA (DỰ THẢO)

01/06/2020
3178
Xin bấm vào đây để tải tài liệu về


DỰ THẢO QUY CHẾ HỘI ĐỒNG LINH MỤC
GIÁO PHẬN THANH HÓA
___________________________________________________________________

LỜI MỞ

Cùng chia sẻ đời sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa và chức Tư tế duy nhất của Chúa Kitô qua bí tích Rửa tội và đặc biệt qua bí tích Truyền chức, Giám mục và Linh mục hợp thành Linh mục đoàn duy nhất trong giáo phận, cùng cộng tác trong thừa tác vụ, cũng như trong chức năng giáo huấn, thánh hoá và hướng dẫn Dân Chúa (PO 7).
Giữa lòng Linh mục đoàn duy nhất ấy, Hội Thánh mong muốn Hội đồng Linh mục được hình thành như là đại diện Linh mục đoàn giáo phận để cùng với Đức Giám mục và dưới sự chỉ đạo của Ngài suy tư và đối thoại, lắng nghe và nghiên cứu mọi chương trình phục vụ cộng đoàn Dân Chúa và trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Đáp lại mong muốn của Hội Thánh, Đức Giám mục Giáo phận quyết định ban hành Quy Chế này và thành lập Hội Đồng Linh Mục Giáo phận Thanh Hóa dựa trên các giáo huấn của Công đồng Vaticanô II, bộ Giáo luật 1983, và các chỉ thị của Thánh bộ Giáo sĩ.
 
  1. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH

Khoản 1.
Hội Đồng Linh Mục (HĐLM) bao gồm các linh mục đại diện cho linh mục đoàn. HĐLM như là nghị viện của Giám Mục Giáo Phận (GMGP), giúp Đức GMGP trong việc quản trị giáo phận theo quy định của Giáo Luật nhằm tăng tính hiệu quả cho thiện ích mục vụ nơi cộng đoàn Dân Chúa được trao phó cho Đức Giám Mục (x. đ. 495,1).

Khoản 2.
HĐLM có Đức GMGP làm Chủ Tịch với sự trợ giúp của Tổng Đại Diện (hoặc Phó Chủ Tịch HĐLM). HĐLM được triệu tập bởi Đức GMGP và Ngài là người ấn định các vấn đề cần bàn thảo (x. đ. 500,1).

Khoản 3
HĐLM chỉ có tính chất tham vấn; HĐLM không bao giờ có thể hành động mà không có GMGP (x. đ. 500,3). Đức GMGP phận hỏi ý kiến HĐLM trong các vụ việc quan trọng, nhưng Ngài cần sự ưng thuận trong các trường hợp được nêu lên cụ thể trong Bộ Giáo Luật (đ. 500,2).

Theo quy định của Bộ Giáo Luật 1983, Đức GMGP tham khảo ý kiến (x. đ 127) của HĐLM trong các trường hợp sau:
  • Triệu tập công nghị giáo phận (đ. 461,1);
  • Thành lập, giải thể hoặc thay đổi quan trọng một giáo xứ (đ. 515,2);
  • Quy định đóng ghóp của các giáo xứ và thù lao cho các linh mục đang phục vụ giáo xứ (đ. 531);
  • Thiết lập các Hội Đồng Mục Vụ ở các giáo xứ (đ. 536);
  • Xây dựng nhà thờ (đ.1215,2);
  • Chuyển nhà thờ sang sử dụng vào mục đích trần thế (đ. 1222,2);
  • Quy định mức thuế cho các pháp nhân công dưới quyền của Đức GMGP (đ.1236).

Khoản 4.
  1. Trong các thành viên của HĐLM, Đức GMGP tự do bổ nhiệm một số linh mục để thiết lập thành Ban Tư Vấn với các nhiệm vụ được quy định theo Giáo luật (đ. 502).
  2. Đức GMGP thành lập một Ban gồm một số linh mục quản xứ là thành viên của HĐLM để Ngài tham khảo về vấn đề thuyên chuyển các linh mục coi sóc giáo xứ (đ.1742).
 
  1. CƠ CẤU TỔ CHỨC, THÀNH PHẦN VÀ NHIỆM KỲ HĐLM
Khoản 5. HĐLM có cơ cấu tổ chức như sau:
  1. Chủ tịch HĐLM
Đức GMGP là Chủ tịch của HĐLM, Ngài triệu tập, chủ tọa và đưa ra đề tài để bàn thảo, ban hành quy chế của HĐLM.
  1. Hội đồng
Hội đồng bao gồm khoảng một nửa là số thành viên do bầu chọn (đ. 497), số còn lại là các thành viên theo chức vụ (ex officio), ngoài ra còn có các thành viên do Đức GMGP chỉ định để sao cho cơ cấu tổ chức cũng như chức năng của HĐLM thể hiện được tính hiệp thông phẩm trật hiệp nhất trong sự hiến thánh và sứ vụ của tất cả các linh mục với Đức Giám Mục của mình (x. Presbyterorum ordinis, n.7).
 
  1. Các thành viên do sự bầu chọn tự do của các linh mục:
  • Mỗi khóa bầu một linh mục đại diện (12)
  • Mỗi hạt bầu một linh mục đại diện (7)
  1. Các thành viên theo chức vụ (ex officio) (theo quy chế của HĐLM (đ. 497)
  • Linh mục Tổng Đại Diện
  • Các cha hạt trưởng
  • Giám đốc ĐCV
  • Linh mục Chưởng ấn
  • Cha Quản lý Giáo phận
  • Đại diện tư pháp
  1. Các thành viên do Đức GMGP tự do chỉ định (đ. 497,3)
Ngài chỉ định sau khi đã có kết quả của cuộc bầu cử các thành viên theo khoản 5,2,a.
  1. Tổng cộng: 38 thành viên.
 
  1. Ban Thường Vụ
Đức GMGP chủ trì HĐLM để bầu ra một Phó Chủ tịch HĐLM cũng như các thành viên trong Ban Thường Vụ HĐLM gồm một Tổng Thư ký, một Phó Tổng Thư ký... Ban Thường vụ có nhiệm vụ điều phối các công việc của HĐLM để cho có tính nhất quán và liên tục.
                     Khoản 6. (đ.498)
Người có quyền bầu cử và trúng cử vào HĐLM là:
  • Tất các các linh mục triều có giáo tịch thuộc giáo phận hiện đang làm việc.
  • Các linh mục thuộc tu hội đời không nhập tịch giáo phận và các linh mục thành viên của một hội dòng hoặc tu đoàn tông đồ đang hiện diện và được Bản quyền giáo phận trao phó nhiệm vụ phục vụ trong giáo phận.
  • Không bầu những thành viên theo luật, được liệt kê khoản 5,2,b.
                     Khoản 7
Đức GMGP sẽ thông báo ngày bầu cử trước một tháng, ấn định ngày và nơi bầu, ngày thông báo kết quả. Cách thức bầu theo thể thức trực tiếp và theo đa số quá bán. Nếu chưa đạt yêu cầu, sẽ bầu chọn một trong hai người nhiều phiếu nhất; nếu hai người này đồng phiếu, sẽ chọn theo thứ tự ưu tiên sau đây:
          a. theo năm lãnh tác vụ linh mục.
          b. theo tuổi.
          c. theo vần ABC.
 
  1. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG

Khoản 8 .
HĐLM được Đức GMGP triệu tập 2 lần/năm và có thể được triệu tập bất thường theo yêu cầu của GMGP hoặc của đa số tuyệt đối các linh mục thành viên HĐLM.  

Khoản 9
Đức GMGP chủ tọa hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch HĐLM chủ trì các buổi hội thảo của HĐLM. Ban Thư ký sẽ thông báo thời gian và địa điểm tổ chức các phiên họp.

Khoản 10
Các thành viên có nghĩa vụ tham dự đầy đủ mọi lần triệu tập và không được vắng mặt trong tất cả các buổi của kỳ họp. Nếu vắng mặt phải có lý do và phải báo cho Ban Thư Ký.

Khoản 11
Trong những vấn đề đòi hỏi thẩm quyền chuyên môn, Đức GMGP có thể mời những chuyên viên đến để thuyết trình trước HĐLM về những vấn đề chuyên biệt đó. Nhưng chuyên viên được mời đó không có quyền biểu quyết.

Khoản 12
Thư ký điều hành, sau khi tham khảo ý kiến vị chủ tọa, có thể cho biểu quyết vấn đề đang thảo luận. Cách thức biểu quyết theo đa số tương đối của số thành viên hiện diện. Tùy vấn đề, có thể biểu quyết bằng phiếu kín hay bằng hình thức giơ tay. Tất cả các thành viên hiện diện đều tham gia biểu quyết, nhưng các thành viên trực tiếp liên hệ trong vấn đề đang thảo luận không tham gia biểu quyết. Kết quả biểu quyết chỉ có giá trị tư vấn cho quyết định của Đức Giám mục.
 
  1. MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC THÀNH PHẦN VÀ BAN NGÀNH KHÁC TRONG GIÁO PHẬN

Khoản 13
Mỗi một linh mục nghị viên đại diện cho các linh mục nên phải nói tiếng nói của họ và trong các phiên họp phải chuẩn bị bài phát biểu đúc rút từ quá trình tiếp xúc trao đổi với các anh em linh mục.

Khoản 14
Các thành viên trong Ban Tư Vấn được chọn từ các thành viên của HĐLM và cùng có chức năng trợ giúp GMGP cho nên giữa Ban Tư Vấn và HĐLM có mối liên lạc chặt chẽ với nhau. Ban Tư Vấn có thể xin phép GMGP để nghe ý kiến của HĐLM về cả nhứng điều thuộc quyền Ban Tư Vấn nhưng có ảnh hưởng tới hàng linh mục giáo phận.

Khoản 15
HĐLM phải có mối liên lạc chặt chẽ với các ban ngành khác trong giáo phận.
 
  1. NHIỆM KỲ CỦA HĐLM

Khoản 16
  1. HĐLM có nhiệm kỳ là 5 năm. Cuối nhiệm kỳ, HĐLM bầu lại toàn phần sau khi bầu chọn Quản hạt.
  2. Thành viên do bầu chọn có thể tái cử 1 lần, thành viên do chức vụ hoặc do ĐGM chỉ định có thể tái cử nhiều lần.
  3. Thành viên của HĐLM hết quyền thành viên trong các trường hợp:
  • Xuất tịch và phục vụ ở giáo phận khác
  • Thay đổi chức vụ, nếu là thành viên theo luật (ex officio)
  • Đang bị án phạt theo hình luật
  • Bị bãi nhiệm nếu vắng mặt không lý do chính đáng ba lần liên tiếp.
  • Từ nhiệm được GMGP chấp thuận.
  1. HĐLM sẽ bị giải thể khi giáo phận trống tòa đ. 501,2, hoặc bị Đức GMGP giải thể do không hoàn thành nhiệm vụ được trao phó, hoặc có sự lạm dụng nghiêm trọng đ. 501,3.

LỜI KẾT
          Qui chế HĐLM này gồm 16 điều và có hiệu lực áp dụng kể từ ngày ĐGM giáo phận phê chuẩn. Những điều không được nêu lên trong Quy chế, sẽ áp dụng theo quy định của Bộ Giáo luật 1983. Mọi thay đổi và điều chỉnh Quy chế đều phải được Đức Giám mục chuẩn nhận bằng văn bản, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Linh mục.
Ban hành tại Tòa Giám Mục Thanh Hóa, ngày… tháng… năm 2020,


+ Giuse Nguyễn Đức Cường
Giám mục giáo phận Thanh Hóa

 
 
TÒA GIÁM MC THANH HÓA
50 NGUYỄN TRƯỜNG TỘ, PHƯỜNG TRƯỜNG THI, THÀNH PHỐ THANH HOÁ - VIỆT NAM
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ CHUẨN QUI CHẾ HỘI ĐỒNG LINH MỤC
VÀ BAN THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG LINH MỤC GIÁO PHẬN THANH HÓA
Nhiệm kỳ 2020-2025
  • Chiếu theo khoản 5 của Qui chế  HĐLM giáo phận Thanh Hóa
  • Dựa theo kết quả bầu cử của Ban Thường Vụ HĐLM giáo phận Thanh Hóa ngày… tháng… năm 2020.
Tôi, Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, bằng văn thư này:
  1. Phê chuẩn Qui chế Hội đồng Linh mục giáo phận Thanh Hóa.
  2. Phê chuẩn Ban Thường Vụ HĐLM giáo phận Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 với các chức danh sau:
           Phó Chủ tịch:         linh mục…..
           Tổng Thư ký:         linh mục….
           Phó Tổng Thư ký: linh mục…
  1. Ban Thường Vụ bắt đầu thực thi nhiệm vụ kể từ ngày được phê chuẩn.
Ban hành tại TGM Thanh Hóa, ngày… tháng… năm 2020,

 + Giuse Nguyễn Đức Cường
Giám mục giáo phận Thanh Hóa