Tháng Truyền Giáo: Theo Bước Chân Truyền Giáo Của Thánh Phanxicô Xaviê

03/10/2019
3471
Trong suốt cuộc đời dương thế, những bước chân của thánh Phanxicô Xavivê đã rong ruổi khắp vùng Á Đông (Ấn Ðộ, Macao, Nhật Bản, Trung Hoa). Đã có biết bao nhiêu người được rửa tội qua bàn tay của ngài, và biết bao nhiêu người được đón nhận Tin Mừng cứu rỗi. Khi nhìn lại những dòng chảy lịch sử của công cuộc truyền giáo trong Giáo hội hoàn vũ, và cách riêng là những đóng góp của ngài, lòng tôi đầy cảm phục. Từ một chàng trai trẻ trung năng động, được sinh ra trong một gia đình quyền quý, động lực nào đã thôi thúc chàng trai trẻ ấy bỏ lại gia đình, quê hương, xóm làng và cả một tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn để ra đi loan báo Tin Mừng?  Những câu hỏi ấy gợi lên cho tôi nhiều suy nghĩ và thao thức.
 

Thánh Phanxicô Xaviê đã được đánh động bởi câu nói của thánh I-nhã “Được lời lãi cả và thế gian mà thiệt mất linh hồn nào được ích gì”. Chính câu nói đó để lại cho chàng trai trẻ ấy nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời. Chính từ những thao thức ấy, chàng thanh niên Phanxicô đã đi đến quyết định thay đổi cuộc đời và ngài quyết tâm chọn Đức Kitô làm gia nghiệp cho cuộc đời. Vâng lời bề trên, thánh nhân đã lên đường, bước chân vào hành trình đầy gian nan vất vả, ra đi không hẹn ngày về. Ngài khao khát được đến với những vùng đất, những con người chưa được đón nhận Tin Mừng. Tất cả những động lực ấy đã thúc dục con tim và đôi chân ngài cất bước ra đi.
Thánh Phanxicô đã hiên ngang lên đường, với một niềm xác tín đặt tương lai vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Dẫu vẫn còn đó những sắc chỉ cấm đạo, bao hiểm nguy long đong giữa biển khơi, những khó khăn ấy cũng không thể làm nao núng ý chí và lòng nhiệt thành truyền giáo. Hơn thế, nó còn hun đúc thêm ý chí và lòng khát vọng loan báo Tin Mừng đến cho những con người ở vùng Á Đông. Dường như khi lên đường truyền giáo, ngài đã trao phó tất cả cuộc đời mình trong tay Thiên Chúa và an tâm ra đi. Có lẽ, trong tâm khảm ngài bấy giờ chỉ có một suy nghĩ là mang Chúa đến cho mọi người. Hay nói theo ngôn từ của ngôn sứ Isaia: Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo Tin Mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, loan báo ơn cứu độ” (Is 52, 7). Tất cả những động lực ấy được thêu dệt lên từ ước muốn được cứu rỗi linh hồn mình và phần rỗi của người khác. Chính những động lực ấy đã làm thay đổi cuộc đời thánh Phanxicô.

Thánh Phanxicô đã miệt mài với sứ mạng loan báo Tin Mừng. Ngài lắng nghe tiếng thúc bách nơi con tim mình và sẵn sàng đến với vùng đát xa xăm như: Ấn Ðộ, Macao, Nhật Bản, Trung Hoa... Tất cả đều nằm trong trí óc và hiện ra trước mắt ngài. Ngài đi mãi, đi hoài mà không mệt mỏi, không lo âu hay sợ sệt và do dự điều gì. Mười một năm ròng rã loan báo Tin Mừng, đó là một cuộc hành trình dài không ngơi nghỉ. Từng ngày, từng ngày nỗi niềm khao khát các linh hồn trong ngài càng bừng cháy và chính những bước chân đó lại sẵn sàng ra đi, ra đi đến vùng ngoại biên, ra đi khỏi chính mình mà bước đến tha nhân - những con người chưa nhận biết đức tin. Với một trái tim đầy khao khát và với một lòng khiêm nhường thẳm sâu, ngài đã trở nên nhân chứng sống động và là cánh tay nối dài của Thiên Chúa tới con người.

Truyền giáo là niềm đam mê của Đức Kitô và cũng là niềm đam mê của các vị thừa sai. Khẳng định này được áp dụng cách triệt để nơi Đức Giêsu và các vị thừa sai, bởi đam mê càng cháy bỏng, thân xác càng tiêu hao, cuộc đời của Chúa Giêsu cũng như của các vị sứ giả là thế. Là những người nhận lãnh hoa trái đó, mỗi người cũng cần mang trong mình những đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn “đi ra” khỏi chính mình, thoát khỏi những định kiến của bản thân mà bước đến với tha nhân qua môi trường sống mỗi ngày. Xác tín được như vậy, mỗi bước chân ra đi đều là những bước chân đi loan báo Tin Mừng, loan báo tin bình an và nhất là đem lòng thương xót của Chúa đến cho mọi người.

Thánh Phanxicô Xaviê đã được sai đi loan báo Tin mừng, đó là một cuộc hành trình và cũng chính là sứ vụ, sứ vụ ấy chắc chắn đã được ngài nuôi dưỡng từ khi bắt đầu bước vào con đường theo Thầy Chí Thánh đi loan báo Tin mừng. Kể từ khi được Đức giám mục đặt tay thánh hiến, ngài không còn thuộc về mình nữa, mà thuộc trọn về Chúa Kitô, thuộc về Giáo Hội, thuộc về mọi người. Mang trong mình sứ mạng cao cnhưng cũng đầy gian nan thử thách, ngài không còn sống cho chính mình na, nhưng là sống vì phẫn rỗi các linh hồn, để rồi suốt cuộc hành trình ca thánh nhân là đáp lại lời mời gọi “hãy theo Thầy” dù ở đâu hay làm gì, dù sống nơi thành phố phồn hoa hay nơi thôn quê nghèo nàn, cũng chỉ là bước chân “theo Thầy”. Và quả thật “ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng” (Tv 125,5). Ra đi mang theo hành trang là tinh thần say mê truyền giáo cùng với niềm tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, ngài đã gặt hái được rất nhiều thành công, những thành công đó không phải là cho ngài nhưng là những thành công cho mùa lúa trổ bông chín vàng của Giáo Hội.

Khi nói về tinh thần truyền giáo của Thánh Phanxicô, tôi nhận thấy điều cốt yếu của một người thừa sai là phải khởi đi từ Đức Kitô, nghĩa là phải mang trong mình tình yêu và sự gắn bó mật thiết với Ngài. Như thế, là một ứng sinh linh mục trong tương lai, ngay từ bây giờ tôi xác tín rằng mình phải gắn bó chặt chẽ với Ngài, ở trong Ngài, để trái tim cùng đập chung một nhịp với trái tim của Chúa. Dẫu biết rằng, trên đường sứ vụ loan báo Tin Mừng vẫn còn đó biết bao cạm bẫy, chông gai đang đón đợi phía trước. Để vượt qua nhưng chông gai đó, người tông đồ của Chúa phải luôn biết bám mình vào Chúa và đưa tay cho Thánh Thần dẫn dắt. Xác tín cách mạnh mẽ như thế, để mỗi bước chân của người ra đi loan báo Tin Mừng mới mạnh mẽ hiên ngang, để hạt giống vãi gieo mới đơm bông kết trái dồi dào.

Khi suy nghĩ về tinh thần truyền giáo của thánh Phanxicô, tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều về những người anh em trên các bản làng biên giới ca giáo phận, nơi mà tôi có dịp được thăm viếng họ trong tháng Bảy vừa qua. Biết bao nhiêu công sức của các nhà thừa sai đã gieo vãi hạt giống Tin Mừng nơi đây, để hạt giống Tin Mừng được nẩy nở, họ đã phải đổ những giọt mồ hôi và những giọt máu đào đã rơi xuống, có khi là phải trả bằng cả mạng sống của mình trên mảnh đất truyền giáo. Tất cả những hy sinh và những giọt máu đào ấy hòa quyện thành mảnh đất tốt để vun trồng cho cây đức tin được lớn mạnh, và theo như sổ sách, nơi đây đã hình thành được cả Giáo phận Châu Lào [thuộc Giáo phận Thanh Hóa] lớn mạnh. Nhưng thật nghiệt ngã thay, đến ngày hôm nay, chính những nơi đây lại đang vắng bóng các linh mục, họ như đoàn chiên đang bơ vơ không người chăn dắt, không người ban Bí tích. Thời gian vẫn cứ mãi vần xoay, còn số giáo dân thì càng giảm sút theo thời gian. Những hình ảnh đó luôn gợi lên cho tôi những thao thức về họ.

Mang trên mình tình yêu, sứ vụ và ước mơ được đi loan báo Tin Mừng, tôi thấy mình mong manh, nhỏ bé, yếu đuối, đầy tội lỗi và luôn cảm thấy bất xứng trước tình thương mà Thiên Chúa đã dành cho tôi trong quá khứ hiện tại và còn cả những điều sắp xảy ra trong tương lai. Ngài là Đấng luôn dành cho tôi tình yêu và sự tha thứ không bao giờ mỏi mệt và vơi cạn. Giờ đây, tôi chỉ biết ngỡ ngàng trước lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa đã thực hiện trên cuộc đời tôi. Từ sâu thẳm của cõi lòng, tôi học hỏi nơi thánh Phanxicô lòng nhiệt thành, say mê truyền giáo để đem các linh hồn về cho Chúa. Kể từ bây giờ, tôi chỉ có một mong ước là làm sao cho Danh Cha được cả sáng, Nước Cha trị đến và lòng thương xót của Chúa được tỏa lan trên mọi người, nhờ đó mọi người nhận biết Thiên Chúa và được Ngài yêu thương, tha thứ và họ cũng biết thứ tha cho nhau. Vì tất cả mọi người đều là anh em của nhau và có một Cha chung trên trời.

Là những người hậu thế, tôi luôn biết ơn và ngưỡng mộ tình thần nhiệt huyết của các vị thừa sai. Tôi thiết nghĩ và quyết tâm từ đây luôn noi gương, trân quý, gìn giữ đức tin mà c nhà thừa sai đã vất vả vun trồng. Và luôn ấp ủ trong mình lệnh truyền của Thầy Chí Thánh Anh em hãy đi khắp thế gian, loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15). “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa” (Mt 9,37-38). Để lệnh truyền và lời mời gọi của Chúa Giêsu luôn vang vng, chất vấn cuộc đời dâng hiến, thôi thúc tâm hồn tông đồ và hướng dẫn mọi hoạt động cũng như kinh nguyện của tôi. Đi xa hơn nữa, tôi mun những gì mình đã học, đã biết phải đi vào cuộc sống và sứ vụ của người chng sinh linh mục tương lai, mà hình nh không gì đẹp hơn chính là hình nh “dòng sông chuyên chở lòng thương xót Chúa tới cho nhân loại” và là nhịp cầu nối kết giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người.

 
Phaolô Nguyễn Hải