Phải chăng bạn có thể đánh mất ơn gọi của mình?

02/02/2018
1283
Không ai trong chúng ta nên bị ám ảnh lâu dài bởi nỗi buồn và sự sợ hãi, vì cảm thấy mình đã bỏ lỡ ơn gọi của mình, trừ khi chúng ta đang sống một cuộc sống ích kỷ. Sự quên mình tốt hơn sự ích kỷ, một cuộc sống mưu cầu việc phục vụ, tốt hơn là cuộc sống theo đuổi sự thoải mái, không phải sự giả định đúng cấu thành ơn gọi của một người. Ơn gọi Kitô hữu của chúng ta, trên thực tế là điều chúng ta đang sống – hôn nhân, linh mục, tu sĩ, độc thân giữa đời – một cuộc sống quên mình và phục vụ người khác. Hạnh phúc và ơn cứu độ tùy thuộc ở điều đó, chứ không phải ở những điều giả định đúng đắn.

Gần đây, tôi nhận được một lá thư từ một chàng trai đã chia sẻ rằng anh ta vẫn để tâm một cách sâu sắc câu chuyện đã nghe ở lớp học nhiều năm trước. Một trong những giáo viên có đạo của anh đã đọc cho họ nghe câu chuyện về một vị linh mục đã đi thăm một người bạn thuở thiếu thời của ông. Trong thời gian ở lại với bạn mình, vị linh mục đã để ý rằng, trong khi người bạn mình đang thể hiện sự vui mừng và ân cần, trong ông dường như vẫn chứa chan những nỗi buồn đọng lại. Khi vị linh mục hỏi bạn về điều đó, ông ấy đã thú nhận rằng ông “đã đánh mất ơn gọi của mình”. Bởi vì ông đã cảm nhận được lời mời gọi trở thành linh mục khi còn trẻ, nhưng thay vì đáp trả, ông đã chọn đời sống hôn nhân. Bây giờ ông cảm thấy không còn tồn tại ơn cứu độ cho mình vì điều đó. Ông đã có một ơn gọi nhưng đã đánh mất, với việc đánh mất đó ông cũng đánh mất luôn những cơ hội tốt đẹp đối với hạnh phúc. Dù có đủ hạnh phúc với hôn nhân, ông vẫn cảm thấy mình sẽ mãi mãi mang vết nhơ của việc bất trung khi đã không chấp nhận ơn ban của Thiên Chúa.

Tôi đã được làm phấn chấn lên trong những câu chuyện như thế. Chúng là một phần Giáo lý thời trẻ của tôi. Chúng tôi đã được dạy để tin rằng Thiên Chúa đã chỉ định mỗi người trong một ơn gọi nào đó, có thể là một linh mục, một tu sĩ, một người sống đời sống hôn nhân hay một người độc thân giữa đời. Và nếu bạn không chấp nhận điều đó, khi bạn đã biết lời mời gọi của mình nhưng lại “bỏ lỡ” hay “đánh mất” ơn gọi của mình, hậu quả là một nỗi buồn vĩnh viễn, thậm chí nguy hiểm hơn, là đánh mất thiên đàng. Như những câu chuyện ơn gọi thời trẻ của tôi, thật sự mà nói, tôi đã đến Chủng Viện để trở thành một linh mục với một sự tăm tối kéo dài. Nhưng đó không chỉ là sự tăm tối. Tôi đã không bước vào đời sống đạo và thiên chức linh mục mà không có sự sợ hãi, mặc dù một số những lo ngại về đạo đức đóng vai trò là một phần trong đó như chúng nên là. Sợ hãi cũng có thể trở thành điều có lợi.

Nhưng cũng có thể là điều bất lợi. Sợ hãi không có lợi cho việc hiểu cả Thiên Chúa lẫn ơn gọi của mình trong một thời hạn mà có thể làm bạn bỏ lỡ hạnh phúc và ơn Cứu độ dựa trên một chọn lựa duy nhất thực hiện khi bạn vẫn còn trẻ. Thiên Chúa không làm việc như vậy.

Sự thật là chúng ta được Thiên Chúa mời gọi trong một ơn mà chúng ta được định liệu để nhận thức qua lương tâm, qua cộng đoàn, qua sự kiện và qua các tài năng chúng ta được ban cho... Chúng ta được sinh ra với một mục đích, một sứ vụ trong đời. Có nhiều đoạn Lời Chúa nói rõ về điều này: Chúa Giêsu cầu nguyện suốt đêm để biết ý định của Chúa Cha; Phêrô từng là đá tảng dẫn đầu, bằng một chiếc đai lưng, ông sẽ bị dẫn đến nơi ông không muốn đến; Phaolô được dẫn đến Đa-mát và được chỉ thị bởi một người lớn hơn ông để tìm ra ơn gọi của mình; Mô-sê được gọi để làm bổn phận của mình bởi ông đã nhìn thấy sự chịu đựng của dân tộc ông; và tất cả chúng ta được mời gọi sử dụng hoặc bị tước đoạt tài năng của mình. Tất cả chúng ta đều được mời gọi để truyền giáo, vì vậy, mỗi một chúng ta đều có ơn gọi riêng của mình. Về phương diện đạo đức, chúng ta không được tự do sống cuộc sống đơn giản chỉ cho bản thân mình.

Nhưng Thiên Chúa không chỉ cho chúng ta một cơ hội duy nhất, điều mà nếu chúng ta bỏ lỡ hay quay đầu đi thì sẽ dẫn chúng ta đến đau khổ muôn đời. Không! Thiên Chúa sẽ mở một cánh cửa khác mỗi khi chúng ta đóng cánh kia lại. Thiên Chúa cho chúng ta 77 lần 7 cơ hội và nhiều hơn thế nếu cần. Câu hỏi về ơn gọi không phải là một thắc mắc phỏng đoán đúng (Tôi đã được định trước cho điều rất đặc biệt nào?), nhưng đúng hơn là câu hỏi về việc trao ban chính mình trong đức tin, yêu thích vị trí mà chúng ta được chọn lựa (hoặc thường xuyên hơn là đã không chọn lựa chúng ta bằng sự kiện nào). Chúng ta không nên sống trong nỗi sợ hãi không lành mạnh về điều này. Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta và mong muốn chúng ta hạnh phúc, thậm chí ngay cả khi chúng ta không luôn luôn bước theo điều mà chúng ta thực sự được mời gọi.

Gần đây, tôi đã nghe bài giảng ở một nhà thờ, vị linh mục đã so sánh Thiên Chúa với GPS – Hệ thống định vị toàn cầu, nói rằng dụng cụ thiết bị điện toán đó hoàn thiện với giọng nói của con người, là cái mà vô số người ngày nay có trong xe hơi, nó có thể hướng dẫn đường để họ đi đến nơi họ muốn. Một trong những đặc trưng của GPS là không quan tâm bao nhiêu lần bạn bất chấp hay không tuân theo lệnh nó, giọng nói vẫn không bao giờ thể hiện sự khó chịu, la hét hay bỏ rơi bạn. Nó chỉ nói cách đơn giản: “Đang tính lại”. Sớm hơn hoặc muộn hơn, không cần biết bao nhiêu lần bạn coi thường, nó vẫn đưa bạn về nhà.


Thú vị như ý tưởng đó, nhưng nó vẫn là sự so sánh rất khập khiễng với việc hiểu về sự kiên nhẫn và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Không ai trong chúng ta nên bị ám ảnh lâu dài bởi nỗi buồn và sự sợ hãi, vì cảm thấy mình đã bỏ lỡ ơn gọi của mình, trừ khi chúng ta đang sống một cuộc sống ích kỷ. Sự quên mình tốt hơn sự ích kỷ, một cuộc sống mưu cầu việc phục vụ, tốt hơn là cuộc sống theo đuổi sự thoải mái, không phải sự giả định đúng cấu thành ơn gọi của một người. Ơn gọi Kitô hữu của chúng ta, trên thực tế là điều chúng ta đang sống – hôn nhân, linh mục, tu sĩ, độc thân giữa đời – một cuộc sống quên mình và phục vụ người khác. Hạnh phúc và ơn cứu độ tùy thuộc ở điều đó, chứ không phải ở những điều giả định đúng đắn.



Mary Nguyễn chuyển dịch từ ronrolheiser.com