Cha xứ cách ly… trong nhà thờ của cha!

08/04/2020
1263

lavie.fr, Pierre Jova, 2020-04-03

Cha xứ Patrice Gaudin giáo xứ Chúa Kitô Sống lại ở Bondy (Seine-Saint-Denis), nước Pháp, chọn cách triệt để trực tiếp cách ly: trong nhà thờ của mình! Lời chứng của một linh mục có cá tính mạnh mẽ.


Ngày 16 tháng 3 khi có lệnh cách ly, linh mục Patrice Gaudin dứt khoát: “Tôi tự nhủ: mình phải ở lại trong nhà thờ của mình!” Linh mục Gaudin năm nay gần năm mươi tuổi với chữ dùng chính xác và sắc sảo, không có chuyện bỏ nơi thờ phượng tôn kính Chúa Kitô Sống lại ở Bondy. Cha nói: “Tôi may mắn phục vụ ở giáo xứ này được năm nay nay, một giáo xứ rất sốt sắng và truyền giáo.” Cha thuộc cộng đoàn Emmanuel. Bình thường lễ ngày chúa nhật ở nhà thờ của cha rất đông, đa số là người di dân gốc Phi châu-Carribean. Năm nay cha dự trù có 45 vụ rửa tội.

Cha cho biết: “Tôi biết giáo dân sẽ rất cô đơn và lạc lõng trong cơn đại dịch. Nếu tôi đi thì thật là cả một tin khủng khiếp cho cả khu phố. Tôi phải ở lại giữa đàn chiên.” Linh mục trích câu Tin Mừng Thánh Gioan: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga10, 11). Như thế cha xứ tự cách ly ở chính nhà thờ của mình. Văn phòng của cha là phòng ngủ với nệm và túi ngủ. Cũng may là năm 2019 cha đã làm phòng vệ sinh và vòi hoa sen bên cạnh phòng thánh. Cha tự khen: “Chúa Quan phòng đã sắp đặt trước!” Còn ăn uống thì cha có bếp điện, có lò vi sóng và máy pha cà phê từng là niềm vui của nhóm làm việc cho giáo xứ.

Trong văn phòng của cha, cha nhìn lịch các sinh hoạt đã dự trù và dần dần gạch: “Cái này đã chết… xong, cái này đã chết…”

Cuộc sống hàng ngày của một linh mục cách ly như thế nào?

Cha Gaudin giải thích: “Tôi nhanh chóng nghĩ mình phải thu xếp để có một đời sống bình thường, gần như kiểu tu viện để không bị sụp đổ. Giờ thức dậy mỗi ngày không thay đổi. Tôi cầu nguyện một giờ trước Mình Thánh Chúa. Tôi dâng thánh lễ.” Còn lần chuỗi thi tôi đi một vòng nhà thờ, trong khu vực cho phép. Tôi cũng chào giáo dân ở ban công. Cha Gaudin cũng là nhà thể thao có hạng, kênh Ourcq ở cách nhà thờ không đầy một cây số, nhưng tôi tôn trọng luật!” Để duy trì đầu óc, cha ghi tên học ở Viện Bernardins bằng podcast.

Vì không thể cử hành thánh lễ cho giáo dân, cha gióng chuông: “Chuông tự động gióng lúc trưa và lúc 7 giờ tối, tôi gióng tay lúc 15h30 để lần chuỗi và lúc 18h30 để đọc kinh chiều. Tôi muốn giáo dân biết nhà thờ còn sinh hoạt!” Như các nơi khác, chỉ có tang lễ là được phép cử hành. Trong các ngày gần đây, tôi cử hành tang lễ của thân phụ một người sinh hoạt trong giáo xứ, cha buồn buồn cho biết: “Chúng tôi bàn với nhau qua điện thoại…” 

Cũng như các linh mục khác, linh mục Gaudin gọi điện thoại cho giáo dân và đăng thánh lễ trên trang YouTube. Giáo dân theo dõi thánh lễ của cha rất nhiều: “Có những gia đình cả nhà dự thánh lễ trước màn hình, họ gởi hình cho tôi xem!” Còn truyền giáo trên trang mạng xã hội, cha có trang Instagram được các bạn trẻ theo dõi và cha nói với các em học giáo lý qua video: “Mạng ảo không phải là không thật, nó duy trì mối dây liên hệ tuy nhiên nó ít tương tác: “Mạng ảo không phải như chơi quần vợt!” Dù vậy có một ngày, trong giờ giáo lý trên mạng, một trong các bạn trẻ đặt một câu hỏi trầm trọng: “Vì sao Satan tồn tại?” Linh mục Gaudin đỡ banh: “Chúa chỉ tạo điều tốt, Chúa không thể tạo điều ác! Satan quyết định qua mặt Chúa. Chính chúng ta cũng vậy, đôi khi chúng ta chọn xa Chúa… như xem truyền hình thay vì cầu nguyện!”

Nếu ngài đặc biệt ở hình thức nhưng cách ngài làm việc rất chặt chẽ, không thể không nhớ đến Cha xứ Camillo –, như thế cách ly không phải lúc nào cũng là niềm vui cho cha xứ. Trong văn phòng của cha, cha nhìn lịch các sinh hoạt đã dự trù và dần dần gạch: “Cái này đã chết… xong, cái này đã chết…” Mười sáu tân tòng dự định rửa tội ngày lễ Phục Sinh sẽ không được rửa tội: “Đó là một thử thách với họ và cha gọi cho từng người một. “Tất cả sẽ được rửa tội!”, ngài hy vọng tháng 9. Một vấn đề đáng lo ngại khác: số phận của 200 người lớn tuổi ở nhà hưu dưỡng Arthur-Groussier ở Bondy, nơi cha đến dâng thánh lễ mỗi tháng một lần. Bây giờ cha không đến được: “Tôi đã nói với người chăm sóc: nếu có chuyện gì, tôi sẽ để Mình Thánh Chúa ở cửa và bà sẽ trao Mình Thánh Chúa cho ai cần.”

Chúng ta buộc phải tin tưởng vào Chúa: giáo xứ là của Chúa, không phải của chúng ta.

Cha cũng bực mình những người ở ngoại ô, họ không tuân luật cách ly: “Đa số mọi người đều tuân thủ các luật lệ đã ấn định, nhiều người sống trong các căn phòng nhỏ. Giáo dân không còn đến nhà thờ dù họ rất mong muốn! Tôi biết có các cha mẹ không có máy vi tính, không có máy in để làm bài, họ cố gắng hết sức mình để lo cho con. Trong khi đó các nhóm buôn ma túy bên ngày vẫn tiếp tục, đó là do thành phố Paris có nhu cầu…” Đối diện nhà thờ có nhà bưu điện, rất tiện để người dân đến rút tiền, bây giờ bưu điện đóng cửa. Siêu thị nhỏ trong khu phố rất nhỏ, phải sắp hàng để vào mua.

Cha đau buồn thú nhận: trong thời gian khủng hoảng này, cha xứ bị cách ly là kinh nghiệm của một sự từ bỏ: “Chúng tôi là linh mục, chúng tôi đã học để cai quản giáo xứ. Chúng tôi nắm vững một số chuyện. Và bây giờ… không còn gì. Chúng tôi sống từng ngày. Chúng tôi buộc phải tin tưởng vào Chúa: giáo xứ là của Ngài, không phải của chúng tôi”, cha dự trù các hệ quả của cuộc khủng hoảng này trên việc tổ chức Giáo hội

Cha cho biết: “Để quản trị các cộng đoàn, chúng tôi phải chuyển thành các nhóm nhỏ. Rất nhiều các cha bạn của tôi bị các buổi họp dồn dập xâm lấn, làm hiệu quả đáng nghi ngờ! Đâu là ân sủng trong những chuyện này? Đâu là buông bỏ? Ngày nay chúng ta phải học cầu nguyện và suy gẫm lại.” Thực tế mới của đời sống đạo, chăm sóc lại các thánh lễ hàng ngày đã cho cha một niềm vui nào đó: “Tôi tự hỏi, những chuyện này có thay đổi đời sống của các linh mục không.”

Trong lúc chờ đợi, khi không thể đi thăm giáo dân trong khu vực, trao đổi với họ thì thật là gay go! Cha Gaudin nói: “Tôi sốt ruột muốn gặp họ. Nhưng phải giữ vững, chúng ta cũng như mọi người khác trong xã hội.”

Dù sao linh mục Gaudin cũng an ủi khi tưởng tượng sẽ có một ngày lễ hội lớn vào mùa thu để mừng chấm dứt cách ly. Từ đây tới đó, cha chỉ biết lặp lại lời cầu nguyện đơn sơ: “Con xin giao tất cả mớ hỗn độn này trong tay Chúa!”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch