Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân ngày thế giới di dân và tị nạn 2017

15/01/2017
1659
(15 tháng 1 năm 2017)

 “Các trẻ em nhập cư, dễ bị tổn thương và không có tiếng nói”


Anh chị em thân mến,

“Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh thầy, là tiếp đón chính thầy; và ai tiếp đón thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.” (Mc 9:37; x Mt 18: 5; Lc 09:48; Ga 13:20). Với những lời này, các tác giả Tin mừng nhắc nhở người Kito hữu, cộng đoàn được Đức Giêsu giảng dạy, với tất cả niềm cảm hứng và thách thức.  Câu này là dấu chỉ của con đường chắc chắn dẫn ta đến Thiên Chúa, nó bắt đầu từ việc nhỏ nhất, và nhờ ân sủng của Thiên Chúa chúng ta, nó lớn lên qua hành động đón tiếp người khác. Việc tiếp đón là một điều kiện cần thiết cho việc hiện thực hóa cuộc hành trình này: Thiên Chúa đã trở thành một người  giữa chúng ta. Nơi Đức Giêsu Thiên Chúa đã trở nên nhỏ bé, và mạc khải đức tin của Thiên Chúa, điều này nuôi dưỡng hy vọng, được thể hiện trong sự gần gũi yêu thương đến nhỏ nhất và yếu đuối nhất. Lòng khoan dung, niềm tin và hy vọng là tất cả điều tích cực hiện diện  nơi tinh thần và việc làm của lòng thương xót, như chúng ta đã tái khám phá trong Năm ngoại thường này.

Nhưng các sử gia tin mừng cũng phản ánh về trách nhiệm của những người hành động nghịch với lòng thương xót: “ Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn.” (Mt 18: 6; x. Mc 9:42; x. Lc 17: 2). Làm sao chúng ta có thể bỏ qua lời cảnh tỉnh nghiêm trọng này khi chúng ta thấy việc khai thác được thực hiện bởi những người vô đạo đức? như tác hại của việc khai thác trẻ em, người mà bị đưa vào động mại dâm hoặc vào vũng lầy của khiêu dâm; làm nô lệ, ép làm lao động, bị xung vào các quân đội; hoặc các em bị ép buôn bán ma túy và các hình thức tội lỗi khác; các em buộc phải chạy trốn khỏi cuộc xung đột và khủng bố, nguy cơ cô lập và bị bỏ rơi.

Với lý do này, nhân dịp ngày thế giới di dân và tị nạn, tôi cảm thấy cần phải lưu tâm đến thực tế của các trẻ em di dân, đặc biệt là những em đang lẻ loi, cô độc. Khi làm như vậy tôi yêu cầu tất cả mọi người hãy chăm sóc những người trẻ, các em không thể tự bảo vệ mình vì 3 yếu tố này: vì các em còn quá nhỏ, các em là người ngoại kiều và không có phương tiện để tự bảo vệ mình. Tôi yêu cầu tất cả mọi người hãy giúp đỡ những người này, vì những lý do khác nhau, họ buộc phải sống xa quê hương và chia ly gia đình của họ.

Vấn đề di dân hiện nay không phải là một hiện tượng giới hạn trong một số khu vực của hành tinh. Nó ảnh hưởng đến tất cả các châu lục và đang tăng trưởng thành một thảm trạng mang tính toàn cầu hóa. Mối quan tâm này không chỉ dành những người tìm kiếm công việc đàng hoàng hoặc điều kiện sống tốt hơn, mà còn những người nam và người nữ, người già và trẻ em, những người đang bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ với hy vọng tìm kiếm sự an toàn, hòa bình và an ninh. Trẻ em là người đầu tiên trong số những người phải trả giá cho những thiệt hại nặng nề do di cư, gần như luôn luôn gây ra bởi bạo lực, nghèo khó, điều kiện môi trường, cũng như những khía cạnh tiêu cực của toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh không chừng mực để nhanh chóng kiếm tiền và dễ dàng mang theo nó việc ngoan cố gieo rắc các tai họa như buôn bán trẻ em, việc khai thác và lạm dụng trẻ vị thành niên, nói chung, Việc tước bỏ những quyền sẵn có của trẻ em bị xử phạt bởi công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Tuổi thơ, với bản chất mong manh của nó, có nhu cầu độc đáo và không thể thay đổi. Trên hết, đó là quyền được hưởng một môi trường gia đình lành mạnh và an toàn, nơi mà một đứa trẻ có thể phát triển theo hướng dẫn và ví dụ như một người cha và một người mẹ; sau đó là quyền và nghĩa vụ tiếp nhận giáo dục đầy đủ, chủ yếu trong gia đình và cũng như trường học, nơi đó trẻ em có thể phát triển như một con người và các em làm chủ tương lai của chính mình và tương lai của đất nước của các em. Thật vậy, trong nhiều khu vực của thế giới, việc đọc, viết và toán học cơ bản nhất vẫn là đặc quyền của chỉ một vài người. Hơn nữa,  tất cả trẻ em, có quyền vui chơi giải trí; nói tóm lại, các em có được quyền trẻ em.

Và trong số những người di cư, trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất, bởi vì khi các em phải đối mặt với cuộc sống phía trước của các em, các em là vô hình và không có tiếng nói: bởi tình trạng bất ổn của các em đã bị loại khỏi các tư liệu, che mắt cả thế giới về các em; sự vắng mặt của người lớn đi cùng các em ngăn chặn tiếng nói của các em được vang lên và lắng nghe. Bằng cách này, trẻ em di cư dễ dàng kết thúc ở mức thấp nhất của sự suy thoái của con người, nơi mà bất hợp pháp và bạo lực phá hủy tương lai của quá nhiều người vô tội, trong khi mạng lưới lạm dụng trẻ em là rất khó phá bỏ.
 
Chúng ta nên làm thế nào đáp ứng với thực tế này?

Trước hết, chúng ta cần phải nhận thức được rằng hiện tượng di dân không phải là không liên quan đến lịch sử cứu độ, mà là một phần của lịch sử đó. Một trong những lời dạy bảo của Thiên Chúa được kết nối lại điều đó: “Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập”(Xh 22,21); “Anh em phải yêu thương ngoại kiều, vì anh em đã từng là ngoại kiều ở đất Ai-cập”(Đnl 10,19). Hiện tượng này tạo thành một dấu chỉ của thời đại, một dấu chỉ mà nói về những công việc quan phòng của Thiên Chúa trong lịch sử và trong cộng đồng nhân loại, với một cái nhìn phổ quát để cảm thông. Trong khi nhìn nhận đúng những vấn đề, và thường là đau khổ và bi kịch của người di dân, như quá khó khăn trong sự kết nối với những đòi hỏi của việc đưa ra một sự tiếp đón xứng đáng cho những người này, Giáo Hội vẫn khuyến khích chúng ta nhận ra kế hoạch của Thiên Chúa. Giáo hội mời gọi chúng ta làm điều này một cách chính xác giữa hiện tượng này, với sự chắc chắn rằng không có ai là một người xa lạ trong cộng đoàn Kitô hữu, mà bao trùm " mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ " (Kh 7: 9). Mỗi người đều có giá trị; con người quan trọng hơn mọi thứ, và các giá trị của một tổ chức được đo bằng cách tổ chức đó đối xử với cuộc sống và phẩm giá của con người, đặc biệt là khi họ dễ bị tổn thương, như trong trường hợp của trẻ em di cư.

Hơn nữa, chúng ta cần phải hướng tới bảo vệ, hội nhập và dài hạn các giải pháp.

Chúng ta chủ yếu quan tâm đến việc áp dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo việc bảo vệ và an toàn của trẻ em di cư, bởi vì “các trẻ nam và nữ bản thân họ bị bỏ rơi trên đường phố và thành con mồi cho những kẻ thường xuyên biến các em thành những đối tượng thể lý, luân lý và bạo lực tình dục” (Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Thông điệp ngày thế giới Di Dân, 2008).

Hơn nữa, các ranh giới giữa di cư và buôn bán đôi khi có thể rất tinh tế. Có nhiều yếu tố góp phần làm cho người di cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là nếu họ là trẻ em: nghèo đói và thiếu phương tiện để tồn tại - mà thêm nữa là kỳ vọng không thực tế được tạo ra bởi các phương tiện truyền thông; mức độ biết chữ thấp; thiếu hiểu biết về luật pháp, về văn hóa và ngôn ngữ thông thường của nước sở tại. Tất cả điều này làm cho trẻ em lệ thuộc về thể chất và tâm lý. Nhưng lực lượng mạnh mẽ nhất thúc đẩy việc khai thác và lạm dụng trẻ em là nhu cầu. Nếu hành động chặt chẽ và có hiệu quả không thực hiện đối với những người hưởng lợi từ việc lạm dụng ấy, chúng ta sẽ không thể ngăn chặn nhiều hình thức nô lệ, mà trẻ em là nạn nhân.

Điều đó là cần thiết, do đó, đối với những người nhập cư hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với các cộng đồng chào đón họ, vì lợi ích của con cái mình. Chúng tôi rất biết ơn sâu sắc đối với các tổ chức và cơ quan, cả giáo hội lẫn dân sự, cam kết thời gian và nguồn lực để bảo vệ trẻ vị thành niên từ các hình thức khác nhau của sự lạm dụng. Điều quan trọng là luôn luôn hợp tác thực hiện hiệu quả và sâu sắc, không chỉ dựa trên việc trao đổi thông tin, mà còn về việc gia cố các mạng lưới có khả năng đảm bảo can thiệp kịp thời và cụ thể; và điều này, mà không đánh giá thấp sức mạnh cộng đoàn giáo hội đặc biệt biểu lộ là khi họ được hiệp nhất trong lời cầu nguyện và hiệp thông huynh đệ.

Thứ hai, chúng ta cần phải hành động cho sự hội nhập của trẻ em và thanh thiếu niên là những người di cư. Họ phụ thuộc hoàn toàn vào cộng đồng những người lớn. Thường rất hiếm các nguồn tài chính ngăn cản việc chấp thuận các chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ và thu nhận. Kết quả là, thay vì đồng hội nhập xã hội của trẻ em di cư, hoặc các chương trình hỗ trợ và hồi hương an toàn, đơn giản là một nỗ lực để kiềm chế lối vào của người di cư, do đó thúc đẩy mạng lưới bất hợp pháp; hoặc những người nhập cư khác được hồi hương về nước xuất xứ của họ mà không có bất kỳ mối quan tâm cho "lợi ích tốt nhất của họ".

Tình trạng của các trẻ em di cư trở nên tồi tệ khi tình trạng của các em là không chính quy hoặc khi các em được tuyển dụng bởi các tổ chức tội phạm. Trong trường hợp như vậy, các em thường bị gửi đến các trung tâm giam giữ. Điều đó không phải là bất thường đối với họ, họ sẽ bị bắt, và bởi vì họ không có tiền để nộp phạt hoặc cho hành trình hồi hương, họ có thể bị giam giữ trong thời gian dài, tiếp xúc với các hình thức khác nhau của sự lạm dụng và bạo lực. Trong những trường hợp này, quyền của các quốc gia để kiểm soát phong trào di cư và bảo vệ lợi ích chung của các quốc gia phải được nhìn thấy trong việc kết hợp với nhiệm vụ giải quyết và quy tắc hoá tình hình của trẻ em di cư, hoàn toàn tôn trọng phẩm giá của các em và tìm cách đáp ứng nhu cầu của các em khi các em đơn độc, mà còn là nhu cầu của cha mẹ, vì lợi ích của cả gia đình.

Tầm quan trọng cơ bản là việc các quốc gia áp dụng đầy đủ các thủ tục và kế hoạch hai bên thoả thuận hợp tác giữa các quốc gia xuất xứ và các điểm đến, với ý định loại bỏ những nguyên nhân của việc cưỡng bức trẻ vị thành niên di cư.  

Thứ ba, Tôi chân thành gửi đến lời kêu gọi  tìm kiếm và thông qua các giải pháp dài hạn. Vì đây là một hiện tượng phức tạp, câu hỏi về trẻ em di cư phải được giải quyết tận gốc. Chiến tranh, vi phạm nhân quyền, tham nhũng, nghèo đói, mất cân bằng môi trường và thiên tai, đều là nguyên nhân của vấn đề này. Trẻ em là người đầu tiên phải chịu tổn thương, có lúc bị tra tấn và nhiều hình thức bạo lực về thể chất khác, ngoài sự công kích về luân lý và tâm lý, những điều đó hầu như luôn luôn để lại những vết thương không thể xóa nhòa.

Điều đó là hoàn toàn cần thiết, do đó, để đối phó với các nguyên nhân gây ra sự di cư trong nước xuất xứ. Điều này đòi hỏi, như là một bước đầu tiên, sự cam kết của cộng đồng quốc tế để loại bỏ toàn bộ các cuộc xung đột và bạo lực ép buộc mọi người phải chạy trốn. Hơn thế nữa, quan điểm có tầm nhìn xa được mời gọi cho khả năng cung cấp các chương trình thích hợp cho các khu vực bị tấn công bởi sự bất công tồi tệ nhất và không ổn định, để hội nhập vào sự phát triển đích thực để tất cả có thể được đảm bảo. Sự phát triển này cần thúc đẩy lợi ích của trẻ em, là niềm hy vọng của nhân loại.

Cuối cùng, tôi ước ao gửi một lời đến các bạn, những người đi cùng trẻ em di cư và người trẻ: Họ cần sự giúp đỡ quý báu của bạn. Giáo Hội cũng cần bạn và hỗ trợ bạn trong việc phục vụ, dâng hiến quảng đại của bạn. Đừng chán nản khi can đảm sống Tin Mừng, nơi mà kêu gọi bạn nhận ra và chào đón Chúa Giêsu trong số những người nhỏ bé nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Tôi phó thác tất cả các trẻ em di cư, gia đình, cộng đồng của họ, và bạn những người gần gũi với họ, trong sự bảo trợ của Gia đình Thánh Nazareth, để các ngài luôn dõi theo và đồng hành trong mỗi cuộc hành trình của họ. Với lời cầu nguyện của tôi, tôi sẵn sàng ban Phép Lành Tòa Thánh.

Từ Vatican, Ngày 8 tháng 9 năm 2016

PHANXICO
 

Bản chuyển dịch của Ủy Ban Mục Vụ Di dân - HĐGM Việt Nam