Giới Trẻ: Vai trò và tiếng nói trong Giáo Hội

16/05/2018
2409
Kết thúc một tuần gặp gỡ tại Vatican, các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi Giáo hội trở nên thiết thực, hiện đại và sáng tạo hơn trong cách tương tác với những người trẻ và trong việc giải quyết các vấn đề đương thời gây tranh cãi.

Các đại biểu trẻ nói trong tài liệu đúc kết cuối cùng của cuộc gặp mặt một tuần chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh tại Roma tháng 10 tới rằng “Chúng con muốn nói, đặc biệt là với các phẩm trật của Giáo hội, rằng các ngài phải là một cộng đoàn minh bạch, chào đón, trung thực, mời gọi, giao tiếp, có thể tiếp cận, vui vẻ và tương tác.

Họ nói “Một Giáo hội đáng tin cậy”, "một Giáo hội trong đó không sợ để cho chính mình được coi là dễ bị tổn thương.

Tài liệu được công bố vào ngày 24 tháng 3, là kết quả của một cuộc thảo luận kéo dài một tuần  với khoảng  300 bạn trẻ từ các bối cảnh văn hoá và tôn giáo khác nhau, tụ họp tại Rôma từ ngày 19-24 tháng 03 năm 2018  để họp trù bị chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của các Giám mục về “Giới trẻ, Đức tin và Phân định ơn gọi.”

Các bạn trẻ  được chia thành 20 nhóm ngôn ngữ khác nhau để thảo luận về một số câu hỏi trong suốt cả tuần. Những người không thể trực tiếp tham dự cuộc họp đã tham gia qua các phương tiện truyền thông xã hội, cụ thể thông qua sáu nhóm Facebook khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau, được kiểm duyệt bởi các bạn trẻ và thảo luận về các chủ đề tương tự trong cuộc họp tại Roma. Tính cả các bạn trẻ họp mặt tại Roma và các bạn trẻ tham gia qua phương tiện truyền thông xã hội thì có khoảng 15.300 bạn trẻ đã tham gia vào cuộc thảo luận. Các nhóm soạn thảo được giao nhiệm vụ đưa ra kết luận của 26 nhóm khác nhau và biên soạn chúng thành một văn bản trọn vẹn.

Một bản thảo ban đầu đã được viết và trình bày cho nhóm vào thứ năm, và một số bạn trẻ tham dự  đã có nhận xét. Các điều chỉnh đã được thực hiện và bản dự thảo cuối cùng đã được thông qua vào sáng thứ bảy. Tài liệu này đã  được trình lên Đức Giáo hoàng Phanxico vào đúng ngày Chúa Nhật Lễ Lá 24 tháng Ba, cũng là ngày các giáo phận tổ chức lễ giới trẻ hướng về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Tài liệu dài 16 trang được chia thành ba phần: Những thách đố và cơ hội cho người trẻ; Đức tin, ơn gọi, phân định và đồng hành và Các hoạt động mục vụ và đào tạo của Giáo Hội. Theo lời giới thiệu thì đây không phải là một “luận văn mang tính thần học” và nó cũng không được viết ra để “thiết lập giáo huấn mới của Giáo Hội “. Nhưng nó được dùng làm “la bàn” cho các Giám mục để hiểu được thực trạng của giới trẻ hôm nay, chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về giới trẻ vào tháng 10 tới đây. Tài liệu nói rằng những người trẻ muốn được lắng nghe và thực hiện một cách nghiêm túc, và tài liệu cũng lưu ý rằng người trẻ thường tìm kiếm các cộng đồng ủng hộ và “trao quyền cho họ”, cho họ một cảm nhận về bản thân và thuộc về.

Người trẻ luôn muốn tự chứng tỏ bản thân bằng cách tìm kiếm các cộng đoàn ủng hộ, nâng đỡ, đích thực và dễ tiếp cận: các cộng đoàn này trao quyền cho họ”, trong khi một số tôn giáo lại coi đây là “một vấn đề riêng tư”. Tài liệu cũng nói rằng “sự thiêng thánh dường như là cái gì đó tách khỏi cuộc sống thường ngày.”

Tài liệu cũng cho thấy: “Giáo hội đôi khi quá nghiêm khắc và thường gắn liền với chủ nghĩa đạo đức quá mức”, “đôi khi trong Giáo hội, thật khó vượt qua logic của việc truyền thống vẫn làm thư  thế“.

Thay vào đó, tài liệu nói rằng “chúng ta cần một Giáo hội đón chào và thương xót, một Giáo hội đánh giá cao nguồn cội và di sản của mình là yêu thương mọi người, ngay cả những người không tuân theo các tiêu chuẩn đã được lĩnh hội”. Tài liệu cũng nói “Thật đáng buồn là không phải tất cả chúng ta đều tin rằng nên thánh là điều có thể đạt được và đó là con đường dẫn đến hạnh phúc “.

Tài liệu viết “những người trẻ “rất quan tâm đến các chủ đề như tính dục, nghiện, hôn nhân thất bại, gia đình đổ vỡ cũng như các vấn đề xã hội quy mô lớn hơn như tội phạm có tổ chức, nạn buôn bán người, bạo lực, tham nhũng, bóc lột, giết hại phụ nữ và mọi hình thức bức hại và ô nhiễm môi trường. ” Tuy nhiên, tài liệu cũng cho thấy rằng chính trong giới trẻ có sự bất đồng ý kiến ​​rõ ràng về một số giáo lý “gây tranh cãi” của Giáo hội đối với các vấn đề như ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái, sống thử, hôn nhân vĩnh viễn  và chức linh mục.

Tài liệu cũng nói lên rằng nhiều người không hiểu giáo huấn của Giáo hội về những vấn đề này, và thậm chí cả những người thực hành nó, thì không phải tất cả đều đồng ý. Những người trẻ “mong muốn Giáo hội thay đổi giáo lý của mình, hoặc ít nhất cũng có một cách giải thích tốt hơn”, nhưng ” dù gì đi nữa họ vẫn muốn là một phần của Giáo Hội”. Một số bạn trẻ  Công giáo khác, thì  “chấp nhận những giáo lý này và tìm thấy trong giáo lý ấy nguồn vui. Họ mong muốn Giáo Hội không chỉ giữ vững sự thuần khiết của giáo lý này, nhưng còn phải công bố giáo lý ấy bằng những lời dạy sâu sắc hơn. Theo tài liệu, các bạn trẻ không đồng ý về chủ đề di dân, nhưng tập trung vào nhu cầu thúc đẩy công bằng xã hội. Các em nói: “mặc dù chúng ta biết lời kêu gọi chung của chúng ta là quan tâm đến nhân phẩm của mọi con người, nhưng vẫn không có sự đồng thuận về vấn đề chào đón người di dân và tị nạn.” Họ cũng chỉ ra những thách đố cụ thể như toàn cầu hóa, chủ nghĩa thế tục,chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, những khó khăn mà người Công giáo ở những nước mà Kitô giáo là thiểu số, và ngày càng có nhiều người Kitô hữu tử đạo. Họ nói, “Khi chúng ta phải vật lộn với những thách đố này, chúng ta cần sự hòa nhập, chào đón, lòng thương xót và sự dịu dàng từ Giáo hội – cả với tư cách là một thể chế và cũng như là một cộng đồng đức tin.”Về công nghệ mới, họ đã vạch ra cả mặt tốt và mặt xấu của nó. Trong khi công nghệ ra tăng khả năng nối kết, giáo dục và hiểu biết, thì nó cũng có sự nguy hiểm là dẫn đến “ sự cô lập, lười biếng, đau khổ và chán nản’.

Họ cũng chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ nghèo nàn như sách báo khiêu dâm trực tuyến đã “làm biến thái nhận thức của giới trẻ về tính dục” và tạo ra một “lối sống ảo mà bỏ qua phẩm giá con người”. Về khía cạnh này, tài liệu có điểm đưa ra hai gợi ý chính yếu, trước tiên Giáo hội cần coi công nghệ, đặc biệt là internet, như là một “mảnh đất màu mỡ cho công cuộc Phúc Âm hóa”. Phản ánh về điểm này, các bạn trẻ nói, Giáo hội “cần phải chính thức hóa công nghệ thông qua một tài liệu chính thức của mình. “Thứ hai, họ yêu cầu Giáo hội “cần nhấn mạnh vào cuộc khủng hoảng đang lan rộng về nội dung khiêu dâm, bao gồm lạm dụng trẻ em trực tuyến và số người mất mạng. Về vai trò của phụ nữ, họ nói phụ nữ vẫn không được bình đẳng trong Giáo hội cũng như trong xã hội, và đặt câu hỏi làm thế nào và ở đâu phụ nữ có thể “phát triển” trong những môi trường bất bình đẳng như thế. Họ nói rằng vai trò của phụ nữ thường không rõ ràng và yêu cầu Giáo hội chỉ rõ vai trò của họ.

Tài liệu nhấn mạnh rằng giới trẻ muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc, và mặc dù thường bị buộc tội là không có một tầm nhìn về cuộc sống, nhưng  họ đã hình dung được một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân họ. Các bạn trẻ nói thêm rằng “Đôi khi chúng tôi kết thúc việc bỏ ước mơ của chúng tôi”, “chúng tôi quá sợ, và một số chúng tôi đã ngừng ước mơ. Đôi khi, chúng tôi thậm chí không có cơ hội để tiếp tục ước mơ."

Tài liệu nói, giới trẻ, “đánh giá cao sự đa dạng của các ý tưởng trong thế giới toàn cầu, tôn trọng những suy nghĩ của người khác và tự do diễn tả.” Đồng thời, họ muốn bảo vệ bản sắc văn hoá riêng của mình và tránh ” sự đơn điệu và văn hoá vứt bỏ”. Họ nói rằng nhiều người trẻ thường cảm thấy “bị loại bỏ vì là Kitô hữu trong một môi trường xã hội không có thiện cảm với tôn giáo” và nhấn mạnh sự cần thiết phải “gặp gỡ bản thân và người khác” để hình thành mối quan hệ sâu sắc hơn.

Những hình ảnh sai lầm về Chúa Giêsu – rằng Ngài là người quá lạc hậu, xa cách hoặc cứng nhắc – thường không thu hút được người trẻ,  làm cho các lý tưởng Kitô giáo dường như “vượt xa người thường”. “Do đó, đối với một số người, Kitô giáo được coi là một tiêu chuẩn không thể đạt được.” “Cuối cùng, nhiều người trong chúng ta muốn biết Đức Giesu, nhưng thường xuyên phải vật lộn để nhận ra rằng chỉ có Ngài là nguồn khám phá chính sự thật, bởi vì trong mối liên hệ với Ngài thì con người cuối cùng mới đi đến việc khám phá ra chính mình.”  “Như vậy, chúng ta thấy rằng người trẻ muốn có chứng nhân đích thực – những người nam nữ biểu lộ đức tin và mối liên hệ của họ với Chúa Giêsu một cách mãnh liệt trong khi khuyến khích người khác tiếp cận, gặp gỡ và tự họ yêu mến Chúa Giêsu.” Tuy các vụ bê bối trong Giáo hội làm tổn hại đến niềm tin của giới trẻ, nhưng họ nhấn  mạnh rằng Giáo hội vẫn có thể đóng một “vai trò sống còn” trong việc bảo đảm rằng giới trẻ được chấp nhận và không còn bị quên lãng nữa. Về nghề ơn gọi, giới trẻ cho biết ý niệm này vẫn “trừu tượng” đối với nhiều người, và do đó không đi qua được tâm trí của họ. “Những người trẻ có ý thức chung về việc mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và sống có mục đích, nhưng nhiều người không biết làm thế nào để kết nối điều đó với ơn gọi như một món quà và mời gọi từ Thiên Chúa”, và họ bày tỏ mong muốn những người hướng dẫn có thể đồng hành với họ với sự khôn ngoan và không phán xét.

Các bạn trẻ  cũng bày tỏ mong muốn của họ về tính xác thực, minh bạch và cởi mở hơn trong đời sống và cơ cấu của Giáo Hội, và họ nói rằng “một Giáo Hội đáng tin cậy là một Giáo hội không sợ để cho mình bị coi là dễ bị tổn thương.”

Họ  muốn nói, đặc biệt là với các đấng bậc trong Giáo hội rằng, Giáo hội phải là một cộng đồng minh bạch, chào đón, trung thực, mời gọi, giao tiếp, tiếp cận, vui vẻ và tương tác “. Họ cũng nói thêm rằng Giáo hội cũng nên” chân thành trong việc thừa nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại của mình, rằng Giáo Hội gồm những người có khả năng sai lầm và bất toàn. ” Tài liệu khuyến khích Giáo hội công khai trong việc lên án các vụ xì căng đan như lạm dụng tình dục và “quản lý kém” về quyền lực và tài sản. Họ nói, nếu Giáo hội làm điều này với sự khiêm nhường , “chắc chắn sẽ làm tăng uy tín của Giáo hội trong giới trẻ thế giới.”Những người trẻ cũng bày tỏ mong muốn của họ đối với một Giáo hội có khả năng truyền bá thông điệp của mình thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại và cũng có thể trả lời các vấn nạn của người trẻ theo một cách không bị “tưới nước” hoặc “đúc sẵn”.

Thay vào đó, “chúng con những người trẻ, yêu cầu các đấng bậc trong Giáo hội nói một cách cụ thể về những chủ đề gây tranh cãi như vấn đề đồng tính luyến ái và giới tính, về những  vấn đề mà các bạn trẻ đang thảo luận một cách tự do mà không có sự cấm kị.”  Tài liệu nhấn mạnh rằng giới trẻ mong muốn trở thành những người lãnh đạo trong cộng đồng của họ và yêu cầu Giáo hội thường xuyên mở các chương trình đào tạo và huấn luyện các lãnh đạo trẻ. Đặc biệt họ đề cập đến việc thiếu các mô hình phụ nữ trẻ lãnh đạo trong Giáo hội bởi họ cũng có thể đóng góp tài năng và sự chuyên nghiệp của họ cho Giáo hội.” Giới trẻ nói rằng họ muốn được “gặp gỡ ở nơi họ ở”, điều này nhấn mạnh đến việc Giáo hội cần thiết phải tìm ra những cách thức “mới và sáng tạo” để gặp gỡ những người mà thông thường họ ở quán bar, tiệm cà phê, phòng tập thể dục, sân vận động hoặc các trung tâm văn hóa.

Họ yêu cầu Giáo hội tham gia với “các công cụ thích hợp” mà tài liệu đã liệt kê dưới dạng bullet-point như là có một phương pháp tiếp cận đa phương tiện; phục vụ trong các phong trào hoặc các hội bác ái; vẻ đẹp và nghệ thuật; tôn thờ và chiêm ngắm và chứng nhân.

Vượt trên các vai trò  thực tiễn, chức năng và cơ chế, giới trẻ nói rằng, sau hết, họ muốn “ hiện diện một cách vui vẻ, nhiệt tình và có tính truyền giáo trong lòng  Giáo hội”.

Theo EWTN New – CNA

Đức Thành,Chuyển ngữ